meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình tạo nên thành công của “ông hoàng lò vi sóng”: Khởi nghiệp gian khổ, xây dựng doanh nghiệp 20 năm liên tiếp đứng đầu về doanh số

Chủ nhật, 20/11/2022-12:11
Được mệnh danh là “ông hoàng lò vi sóng tại Trung Quốc”, thương hiệu Galanz của Lương Khánh Đức đã nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước, 20 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 về doanh số. Phía sau sự thành công này chính là tinh thần phấn đấu, không ngừng tìm tòi học hỏi của một vị doanh nhân tài ba.

Galanz được chính thức thành lập và sản xuất lò vi sóng vào năm 1992. Kể từ đó cho đến nay, công ty này không ngừng đầu tư nghiên cứu công nghệ cũng như phát triển các thiết bị gia dụng chất lượng nhất, mục tiêu mang đến một cuộc sống tiện nghi cho người tiêu dùng. Nhờ việc đầu tư công nghệ luôn lớn hơn 3% so với doanh thu hàng năm, Galanz đã nhanh chóng sở hữu rất nhiều công nghệ vượt trội. Cho đến nay, tập đoàn khổng lồ đến từ Trung Quốc đã nắm trong tay công nghệ cốt lõi của hàng loạt thiết bị, từ lò nướng, lò vi sóng cho đến bếp từ, máy rửa chén… Galanz hiện cũng đang nắm giữ 1.900 bằng sáng chế trong nước lẫn quốc tế và hơn 100 chứng nhận chất lượng toàn cầu.


Tập đoàn khổng lồ đến từ Trung Quốc đã nắm trong tay công nghệ cốt lõi của hàng loạt thiết bị, từ lò nướng, lò vi sóng cho đến bếp từ, máy rửa chén…
Tập đoàn khổng lồ đến từ Trung Quốc đã nắm trong tay công nghệ cốt lõi của hàng loạt thiết bị, từ lò nướng, lò vi sóng cho đến bếp từ, máy rửa chén…

Hầu hết những thiết bị gia dụng của Galanz đều có thiết kế đẹp mắt cùng tính thẩm mỹ cao. Những thiết bị này không chỉ có chất lượng vượt trội, đa tính năng, được sản xuất tại các nhà máy tại đất nước tỷ dân. Chưa kể, hãng còn sở hữu dây chuyền sản xuất tự động và tiên tiến đẳng cấp quốc tế, công suất thiết bị gia dụng hàng năm đạt đến 50 triệu đơn vị giúp đảm bảo được nguồn cung dồi dào. Các dòng máy của Galanz đang được phân phối tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hệ sinh thái của “ông lớn” này đang có 13 công ty con, hơn 52 văn phòng bán hàng cùng với các chi nhánh. Để có được ngày hôm nay, người đứng sau và góp công lớn nhất giúp tên tuổi Galanz ngày càng vụt sáng chính là ông Lương Khánh Đức. 

Hành trình khởi nghiệp đầy gian khổ

Vào thời điểm năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách mở cửa với quy mô lớn chưa từng có. Khi đó, Lương Khánh Đức đã 41 tuổi, đã dựng được một vài cơ ngơi nho nhỏ và đang bước trên hành trình khởi nghiệp của bản thân. Thời gian đầu, người đàn ông này chủ yếu kinh doanh chổi lông gà. 

Ngày nào ông cũng dẫn nhân viên của mình bơi qua sông để mua lông gà lông vịt của người dân, sau đó mang về làm thành chổi lông gà, mang lên thành phố để bán. Không lâu sau đó, Lương Khánh Đức thành lập nhà máy lông vũ Quý Châu. Nhờ luôn quản lý tận tâm, nhà máy lông vũ của ông đã phát triển khá nhanh chóng. Đến năm 1991, doanh thu của nhà máy này đã vượt quá con số 13 triệu USD/năm. 

Trong một lần đến Nhật Bản để khảo sát, Lương Khánh Đức đã quyết định thay đổi hướng kinh doanh của mình. Người đàn ông này phát hiện ra rằng, lò vi sóng của Nhật vô cùng mới lạ. Thời điểm đó, ở thị trường Trung Quốc vẫn chưa phổ biến loại sản phẩm này. Vì thế, Lương Khánh Đức nhận định việc sản xuất lò vi sóng trong tương lai sẽ có tiềm năng rất lớn. 


Danh sách người giàu của Hurun năm 2016 cho thấy, khối tài sản của Lương Khánh Đức (khi đó 79 tuổi) là hơn 3 tỷ USD
Danh sách người giàu của Hurun năm 2016 cho thấy, khối tài sản của Lương Khánh Đức (khi đó 79 tuổi) là hơn 3 tỷ USD

Vậy là, Galanz chính thức ra đời vào năm 1992. Thời gian đầu, vì công nghệ và kinh nghiệm đều thiếu hụt, cả 10 lò vi sóng của Galanz sản xuất ngay trong tháng đầu tiên đều không đạt đủ yêu cầu về chất lượng. Để giải quyết vấn đề này, Lương Khánh Đức đã tận mình đến Thượng Hải tận 3 lần, sau đó thuyết phục kỹ sư Lục Vinh Phát đi theo giúp mình cùng với sự tham gia của nhiều kỹ sư tài năng khác. Ông nhanh chóng xây dựng nên một đội ngũ ưu tú, đưa Galanz phát triển đúng hướng. 

Vực dậy sau biến cố

Thế nhưng không lâu sau đó, một tai họa bất ngờ ập đến khiến toàn bộ công sức của Lương Khánh Đức đã biến thành công cốc. Cụ thể, vào năm 1994, một trận lũ quét thế kỷ đã quét qua đồng bằng sông Châu Giang. Nhà máy Galanz bị nước nhấn chìm, khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất bị tê liệt. Thiệt hại khi đó ước tính đến 3 triệu USD. Thậm chí, một số phương tiện còn đưa tin rằng: “Galanz đã sụp đổ”.

Khó khăn ập đến vẫn không khiến Lương Khánh Đức khuất phục hay chùn bước. Người đàn ông này đã hành động dứt khoát, trả trước hẳn 3 tháng lương cho nhân viên, giúp đội ngũ có thể nhanh chóng ổn định tinh thần. Nhân viên vô cùng cảm động, mọi người sẵn sàng ở lại, cùng ông vượt qua thử thách lần này. Sau lũ, các nhân viên lập tức đi làm trở lại, thậm chí còn tình nguyện tăng ca và điều khiển máy móc hoạt động 24/24. Lực lượng bán hàng cũng nỗ lực hết mình để phát triển thị trường, gia tăng dòng tiền của doanh nghiệp.

Sau 3 tháng, quả ngọt đã đến. Galanz hoàn toàn hồi phục, thậm chí doanh số bán lò vi sóng thời điểm cuối năm còn đứng đầu cả nước. Thời gian sau đó, trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn, Lương Khánh Đức quyết định cho khởi động “cuộc chiến giá cả”. Người đàn ông này áp dụng giảm giá điên cuồng trong 9 lần suốt 7 năm, được mọi người mệnh danh là “kẻ sát giá”, khiến đối thủ liên tục ngã gục. 

Năm 1998, Galanz của Lương Khánh Đức đã thành công chiếm vị trí top 1 thế giới, thậm chí đến tận ngày nay vẫn duy trì được vị thế. Tuy nhiên, mục tiêu của vị doanh nhân này không dừng lại ở đó, ông mong muốn doanh nghiệp mình có thể phát triển trường tồn và bền vững. 


Năm 1998, Galanz của Lương Khánh Đức đã thành công chiếm vị trí top 1 thế giới, thậm chí đến tận ngày nay vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu khiến các đối thủ đều phải dè chừng
Năm 1998, Galanz của Lương Khánh Đức đã thành công chiếm vị trí top 1 thế giới, thậm chí đến tận ngày nay vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu khiến các đối thủ đều phải dè chừng

Giấc mơ về một đế chế thiết bị gia dụng thông minh

Theo ông chủ Galanz, để làm một doanh nghiệp thuộc danh sách Fortune 500, thà trở thành một doanh nghiệp có tuổi đời lên đến 500 tuổi. Để hiện thực hóa tầm nhìn của mình, Lương Khánh Đức đã tham gia vào cả 2 hình thức kinh doanh là OEM (sản xuất thiết bị gốc) và tự sở hữu thương hiệu. Một mặt, ông hợp tác một cách rộng rãi với các nhà sản xuất nước ngoài để nhập về dây chuyền sản xuất quốc tế, đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ kinh doanh, học hỏi công nghệ cũng như phương pháp quản lý tiên tiến của phương tây. 

Một mặt, ông chủ Galanz đề cao sự đổi mới độc lập. Được biết, Lương Khánh Đức đã chi ra số tiền siêu khủng để phát triển magnetron - một thành phần cốt lõi của lò vi sóng. Một năm sau đó, ông đã vượt qua được những khó khăn về mặt kỹ thuật, tự tạo ra magnetron của riêng mình; đồng thời người đàn ông này cũng tiếp tục nâng cấp công nghệ để nâng cao hiệu suất sản xuất của Galanz.

Thời điểm kinh doanh lò vi sóng đã đạt đến đỉnh cao danh vọng, gần nửa thế giới sử dụng lò vi sóng của Galanz, Lương Khánh Đức tiếp tục dẫn dắt doanh nghiệp tiến sang thị trường máy điều hòa. Thông qua nguồn khách hàng hiện có, Galanz sản xuất máy điều hòa theo thiết kế, thông số kỹ thuật của công ty nước ngoài theo hình thức OEM. Năm 2009, công ty lại ghi nhận đột phá, doanh số bán điều hòa đã vượt mốc 1 triệu chiếc.

Danh sách người giàu của Hurun năm 2016 cho thấy, khối tài sản của Lương Khánh Đức (khi đó 79 tuổi) là hơn 3 tỷ USD. Hiện tại, vị doanh nhân này vẫn đang hướng đến giấc mơ lớn hơn về một đế chế thiết bị gia dụng thông minh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

7 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

7 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

7 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

7 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

7 giờ trước