Hành trình khởi nghiệp đầy chông gai của “tiên sinh sườn xám”: Từ gánh hàng rong cho đến doanh thu hơn 10 triệu USD
BÀI LIÊN QUAN
“Xe rùa” Trần Đà: Hành trình từ cơ sở 14m2 đến nhà máy 10.000m2, trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùngDược phẩm Traphaco: Hành trình 50 năm khẳng định vị thế doanh nghiệp dược hàng đầu Việt NamHành trình gây dựng nên Xiaomi của Lei Jun: Xiaomi không dừng lại ở việc sản xuất smartphone giá rẻ mà còn trở thành ’đế chế’ công nghệ thách thức Apple, SamsungMới đây, xuất hiện trong chương trình “Bộ sưu tập anh hùng khởi nghiệp” của đài CCTV Trung Quốc, một doanh nhân khuyết tật đã nghiêm túc mô tả về quá trình trưởng thành của mình cũng như dự án “Sườn xám +” mà bản thân đã ấp ủ từ lâu. Dự án này của ông không chỉ được các cố vấn chấp thuận mà còn thu về 39 triệu tệ (tương đương khoảng 133 tỷ đồng) dự định sẽ tài trợ. Người đàn ông này chính là “tiên sinh sườn xám Trung Quốc” Cui Wanzhi.
Từng nhiều lần bị gục ngã vì khuyết điểm ngoại hình
Trong quá khứ, Cui Wanzhi từng nhiều lần trải qua khốn khó, bị cuộc đời ruồng bỏ và số phận điều khiển. Tuy nhiên, ông vẫn vượt qua muôn vàn khó khăn nhờ nghị lực và tinh thần kiên cường, tạo nên một huyền thoại kinh doanh.
Cui Wanzhi sinh ra đã được coi là một điều kỳ diệu. Mẹ ông khó sinh, dù đã được cứu sống nhưng tình trạng thiếu oxy kéo dài khiến Cui Wanzhi khó có thể tự di chuyển, cộng thêm chứng khó nói khiến ông thường xuyên bị những đứa trẻ xung quanh chế giễu. Đến năm 3-4 tuổi, Cui Wanzhi không thể tự mình đi lại, phải dựa vào những bức tường để lết đi. 9 tuổi, ông được nhận vào một trường học, ngày ngày được bố đưa đón.
Trên đường đến trường có một con mương sâu, trong khi những đứa khác có thể nhảy qua thì Cui Wanzhi lại không. Một lần, nhân lúc bố không có nhà, ông đã đã lết bộ ra bờ mương, từ từ trượt xuống đáy mương, sau đó từ đáy mương từng bước leo lên. Điều này khiến Cui Wanzhi nhận ra một chân lý: Trong cuộc sống không có trở ngại nào là không thể vượt qua được.
Thực tế lại khác. Vài năm sau đó, Cui Wanzhi đã bị đánh gục bởi một trở ngại lớn. Sau khi tốt nghiệp THCS, ông được nhận vào trường trung học trọng điểm của thị trấn. Khi mới bắt đầu, ông và bố đến kí túc xá để nhận giường và sắp xếp. Khi hai người đang trải giường, hiệu trưởng ngay lập tức hét lên: “Tại sao lại có người tàn tật trong trường học?” Những lời nói mang đầy khinh thường và miệt thị. Sau vài phút, mọi đồ đạc đã bị ném ra khỏi phòng, thậm chí hiệu trưởng còn nói thêm lời sắt đá rằng: “Mặc dù anh trúng tuyển đại học, nhưng chắc chắn là không trường nào cần anh.”
Người cha đã quỳ xuống van xin trong nước mắt nhưng vô vọng. Sau đó, ông chỉ biết ôm con trai mình và khóc. Cui Wanzhi hiểu được những nỗ lực cực nhọc của bố mình và 2 người buộc phải xách hành lý về nhà. Cuối cùng, Cui Wanzhi theo học tại trường trung học trong thị trấn. Sau 3 năm chăm chỉ, ông đỗ vào trường đại học, bắt đầu một hành trình cuộc sống mới. Cui Wanzhi đã tự mình sắp xếp việc học và cuộc sống một cách ngăn nắp. Năm thứ nhất, tiền đóng học phí do bố chi trả, thế nên ông chỉ muốn làm gì đó để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Chính vì thế, ông bắt đầu khởi nghiệp thông qua việc mở gánh bán hàng rong, nhận gia sư, bán dưa hấu và cả nhận thầu phim cho các rạp chiếu phim.
Bị hàng chục công ty từ chối
Thế nhưng, 4 năm hạnh phúc trong khuôn viên trường học vụt tắt chỉ trong nháy mắt. Đến khi ra trường, ông đã bị thực tế phũ phàng dội một gáo nước lạnh. Nhớ lại năm đó, khi lựa chọn sự nghiệp cho riêng mình, người đàn ông này đã nộp tổng cộng hơn 200 hồ sơ chỉ trong vòng 2 tháng. Trong đó, có đến hàng chục đơn vị mà ông phỏng vấn đều từ chối. Mỗi lần như thế, ông đều bật khóc vì thất vọng và nhiều nguyên nhân khác.
Ông đi xếp hàng từ sớm để xếp từ đầu hàng, người phỏng vấn vừa thấy đã nói: “Anh mau ra ngoài đi, đừng có chặn người phía sau”. Chính khoảnh khắc ấy ông đã hiểu ra, mình vất vả đến đây với bộ hồ sơ thật đẹp nhưng vẫn không thể thay đổi ánh mắt kỳ thị của người khác. Lang thang trên con phố, ông mới bừng tỉnh và nghiệm ra một chân lý: Nếu không thể thay đổi thực tế, hãy thay đổi chính mình.
Ngày ngày, Cui Wanzhi bận rộn với công việc không tên để kiếm sống. Sau khi tích lũy được một số tiền, ông mở một hiệu sách nhỏ, sau đó là cửa hàng, siêu thị và quán cà phê internet. Tuy nhiên dù có làm việc chăm chỉ thế nào, ông vẫn không thoát khỏi sự bi thương của số phận, nhà sách thì bị đốt, siêu thị bị trộm, quán cà phê internet cũng bị phá bỏ. Đến khi thương mại điện tử phát triển mạnh, Cui Wanzhi mở một cửa hàng trực tuyến nhưng cuối cùng cũng thất bại vì không biết cách quản lý.
Không chấp nhận thất bại, ông vay tiền khắp nơi để mở một công ty thương mại điện tử, tập trung vào xây dựng thương hiệu quần áo phụ nữ. May mắn thay, lần này mọi thứ đã khác, công việc kinh doanh dần ổn định và công ty cũng ghi nhận doanh thu quá 10 triệu USD. Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, khi triển vọng rõ ràng hơn, Cui Wanzhi lại nhận một cú sốc khác. Cạnh tranh khốc liệu và nhiều khó khăn khiến doanh thu của cửa hàng trực tuyến sụt giảm nghiêm trọng, cuối cùng Cui Wanzhi phải gánh khoản nợ 4 triệu USD.
Cột mốc thay đổi ngoạn mục mang tên sườn xám
Dưới áp lực từ mọi hướng, Cui Wanzhi sau khi phân tích các điều kiện thị trường đã quyến định chuyển sang thời trang sườn xám. Năm 2012, ông đã cho ra mắt thương hiệu “Love of the Birds” (Què zhī liàn), sau đó cùng với các nhà thiết kế đến các nhà máy ở Thâm Quyến để học nghề thủ công.
Giá sườn xám quá cao nên thời gian đầu không thể mở bán. Ông và nhóm đã lên kê hoạch khuyến mãi nhanh chóng. Kết quả, chỉ trong một phút ngắn ngủi, 4.000 chiếc sườn xám đã được bán hết khiến sản phẩm sườn xám của ông ngày càng trở nên nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông còn chú trọng làm công tác tiếp thị. Ngay cả những cảnh quay để quảng cáo, cũng khiến ông cũng phải suy nghĩ rất lâu. Vì thế, sườn xám của ông ngày càng bán chạy, đỉnh điểm là doanh thu hàng năm đạt 50 triệu chiếc, khiến ông được nhiều người gọi là “Sườn xám tiên sinh".
Sự nổi tiếng ngày càng gia tăng, Cui Wanzhi cũng tham gia nhiều chương trình diễn thuyết trên truyền hình, được mời thuyết trình tại nhiều trường nổi tiếng. Sau dịch bệnh, nhiều cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Cui Wanzhi cũng chuyển sang đích thân bán sườn xám trong phòng phát sóng trực tiếp, điều này cũng mở đường cho thương hiệu của chính mình.
Từ một người tàn tật tưởng chừng như bị số phận bỏ quên, Cui Wanzhi luôn nỗ lực cố gắng, trở thành ông trùm của một công ty điện tử huyền thoại. Cui Wanzhi trở thành một chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến kinh doanh khốc liệt. Người đàn ông này luôn tâm đắc rằng: “Thế giới thăng trầm, và bạn là người làm chủ vận mệnh của mình.”