Từ sếp ngân hàng trở thành môi giới bất động sản: Quyết từ bỏ mức thu nhập 700 triệu đồng/năm để đổi lấy tự do
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung Shawn Shariff - người đàn ông sở hữu chuỗi cửa hàng đình đám nhờ bí quyết nhượng quyền: Tận tụy để nhận lại sự tận tâmChân dung Nguyễn Hà Đông - "cha đẻ" của Flappy Bird: Nhân tài bị hủy hoại bởi thành công "bất ngờ" và màn tái xuất đáng kỳ vọngChân dung chàng trai nghèo gây dựng đế chế Hyundai từ 1 con bò và tờ 500 won: Là mẫu hình lý tưởng cho mọi doanh nhân trên thế giới học tậpAnh Phùng Văn Nam sở hữu công việc với hành trình thăng tiến đáng nể. Trong lúc bạn bè cùng trang lứa vẫn giữ vị trí nhân viên thì anh đã được bổ nhiệm làm Giám đốc một phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại cổ phần khi mới 27 tuổi và trở thành quản lý trẻ bậc nhất hệ thống lúc bấy giờ. Và sau 5 năm gắn bó tại đây, anh Nam chuyển sang làm trưởng phòng khách hàng cá nhân tại một ngân hàng khác và thu nhập hàng năm đều trên dưới 700 triệu đồng.
Bước ngoặt từ nhân viên ngân hàng đến môi giới bất động sản
Anh Phùng Văn Nam kể lại: "Làm việc tại ngân hàng cho tôi cơ hội tiếp cận được rất nhiều nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là mảng tín dụng. Khi làm hồ sơ, tôi nhận thấy cuối cùng hầu hết đều đổ vào bất động sản". Mặc dù quan sát thấy được cơ hội mười mươi, thấy khách lãi 2 - 3 tỷ đồng/năm trong khi đó bản thân làm công ăn lương chỉ kiếm được 500 - 700 triệu/năm là tối đa, vị quản lý ngân hàng vẫn chỉ đứng ngoài và chưa có suy nghĩ đầu tư hay rẽ hướng sang nghề môi giới bất động sản. Phải đến tháng 6 năm 2021, anh Nam cùng với vợ đã tìm kiếm một mảnh đất để xây nhà, ra ở riêng và hướng đến mục tiêu là an cư lạc nghiệp. Và ròng rã 2 - 3 tháng thì anh mới tìm được mảnh đất ưng ý tại khu vực trung tâm thành phố, phù hợp với nhu cầu sống cũng như tài chính của hai vợ chồng. Đúng vào lúc định cầm sổ đỏ về vay ngân hàng thì anh Nam đã gặp một bạn sale. Lúc này, người sale kia nói rằng bản thân mới mua được một lô đất và nhờ anh Nam xem giá mua 12 triệu đồng/m2 đã phù hợp chưa. Anh Nam thấy mức giá này rẻ rồi và có lãi luôn. Anh đã thử đưa cho bạn môi giới khác xem họ bán được bao nhiêu tiền. Đó chính là lô đất mà anh Nam bán được, trong vòng 3 ngày anh đã chốt cọc và lãi được 140 triệu đồng sau khi đã trừ đi các chi phí.
Cũng sau cơ duyên này, vị quản lý ngân hàng này đã quyết định nghỉ việc và dành thời gian tìm hiểu, đầu tư và làm môi giới bất động sản. Anh Nam còn vui vẻ cho biết: "Một lý do hơi tâm linh là cả 2 vợ chồng chúng tôi đều thuộc mệnh Lộ Bàng Thổ (đất ven đường đi). Vậy nên có lẽ cũng là có duyên, phù hợp với đất nền rồi".
Lựa chọn làm môi giới bất động sản vướng phải sự phản đối của gia đình
Mặc dù bỏ nghề ngân hàng nhưng kinh nghiệm 10 năm làm tín dụng vẫn giúp cho anh Anh sở hữu được nguồn vốn quý báu đó chính là khả năng định giá và tệp khách hàng chất lượng, tiềm lực tài chính tốt. Chính vì thế mà theo anh Nam, thông thường anh chỉ đăng tin rao là sẽ có người quan tâm luôn. Dù thế thì những lúc anh Nam quyết định nghỉ việc ngân hàng chẳng có ai tin. Đến thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn nghĩ anh chỉ đơn thuần là chuyển công tác sang đơn vị khác. Lúc này cả bạn bè thân thiết và bố mẹ đều cảm thấy tiếc nuối: "10 năm phấn đấu rồi, tại sao không phấn đấu lên vị trí cao hơn nữa?".
Anh Nam bộc bạch: "Bố mẹ tôi lúc đầu nghe tin cũng buồn lắm. Vì mình mất 12 năm học hành, 4 năm đại học. Có con làm quản lý ngân hàng, là người có vị trí trong xã hội chứ không phải đứa lông bông, bố mẹ cũng phấn khởi, tự hào lắm chứ. Nhưng bản thân đâu đó cảm thấy mình phải đánh đổi quá nhiều thời gian trong khi có rất nhiều cơ hội ngoài kia. Tôi cũng tự tin vào khả năng của mình, đã tích luỹ đủ kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ và một chút vốn để tự do làm bên ngoài, giúp tâm lý được thoải mái hơn. Tiếc thì vô cùng lắm, không tiếc mãi được. Mình cảm thấy cần phải dừng thì dừng thôi. Đó là cách bước ra khỏi vòng an toàn suốt 10 năm qua".
Được biết, làm môi giới khác xa so với công việc hiện tại tại ngân hàng. Trước kia, anh Nam là người làm thuê chỉ cần hoàn thành tròn vai trò, nhiệm vụ được giao và nhận những đồng lương ổn định, không có sự đột biến thì đến lúc ra ngoài, tư duy không khác gì làm chủ, phải chịu trách nhiệm đối với đồng vốn của bản thân, phải nghiên cứu và đánh giá rất kỹ mới dám đưa ra quyết định. Đến hiện tại, anh Nam vừa tự đầu tư lướt sóng vừa làm môi giới. Cựu quản lý ngân hàng cho biết hiện tại thu nhập của mình cao hơn so với trước kia. Anh Nam cho biết: "Mình từ bỏ thu nhập thường xuyên ổn định tại ngân hàng nên khi ra ngoài, phải kỳ vọng thu nhập phải cao hơn, như thế thì tôi mới đánh đổi chứ".
Có thể bạn quan tâm:
Thực trạng hiện tại, nhà đầu tư từ Hà Nội đều là "cá mập"
Có thể thấy, thay vì đánh bắt xa bờ khắp Việt Nam và anh Nam chỉ hoạt động chủ yếu ở khu vực Thành phố Vĩnh Yên - đây là nơi mà anh sinh sống và cũng là nơi anh hiểu rõ giá trị, tình hình giao dịch nhất. Anh Nam bày tỏ: "Trong bất động sản, thông tin là rất quan trọng. Nếu như người địa phương thì khó có những thông tin quan trọng và chính xác. Đã không hiểu thì tốt nhất không nên tham gia. Hiện tại, Vĩnh Yên là một thành phố trẻ và mức tăng trưởng vẫn tốt. Bây giờ người dân Vĩnh Yên hầu hết ai cũng có thu nhập ổn định, nhu cầu mua và đầu tư bất động sản rất lớn. Thị trường này cũng sẽ còn rất tiềm năng".
Tuy nhiên, ngoài các nhà đầu tư trong khu vực, Vĩnh Phúc nói chung và Vĩnh Yên nói riêng còn là nơi được các cá mập từ Hà Nội tìm tới với số vốn từ 40 - 50 tỷ đồng thì là chuyện bình thường. Anh Nam phân tích, người từ Hà Nội về Vĩnh Yên thường đầu tư theo hai phương thức.
Đầu tiên, đón đầu đất quy hoạch, ví dụ các khu đô thị. Nếu như các nhà đầu tư địa phương thường chỉ mua những lô đất 100m2 thì các cá mập Hà Nội là người gom các ô lớn từ 200 - 300m2.
Thứ hai chính là đầu tư đất đồi, đất rừng để đợi chờ quy hoạch và thường là các khu công nghiệp. Theo đó, họ mua cả quả đồi và chờ khi khu công nghiệp triển khai, đền bù thì mới bán.
Vị môi giới 32 tuổi này cho rằng giao dịch bất động sản tại Vĩnh Phúc hiện nay khá sôi động nhưng trên thực tế, giá đất vẫn còn rẻ hơn so với các tỉnh lân cận Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang. Vậy nên, nhà đầu tư kéo về Vĩnh Phúc cũng là vì thế. Trong thời gian vừa qua, một số khu vực tại Vĩnh Phúc cũng đã xảy ra tình trạng sốt ảo và môi giới thổi giá lên cao. Tuy nhiên thì nhìn nhận ở một mặt khác, anh Nam cho rằng việc thổi giá chỉ làm được khi thị trường đang có sự sôi động, lượng giao dịch và nhu cầu lớn. Hơn thế, ngoài những khu vực sốt ảo thì việc các khu đất tăng giá tự nhiên cũng là chuyện rất bình thường.
Lựa chọn hướng đi mới cho những người làm môi giới bất động sản
Có thể thấy, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một loạt tin tức của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, động thái quyết liệt của Chính phủ trong việc hạn chế bong bóng bất động sản. Và với việc mua lô lớn phân nhỏ ra bán, mập mờ giữa việc "bán đất thổ cư" và "bán đất thổ cư kèm vườn" hiện vẫn đang được các nhà đầu tư cá mập tận dụng một cách triệt để. Tuy nhiên thì có thể trong thời gian tới, các quy định về đất đai sẽ có sự thay đổi từ đó hạn chế việc thổi giá bất động sản tại các thị trường như đánh thuế sử dụng bất động sản, áp thuế thu nhập theo đơn giá thực tế mua bán thay vì đơn giá nhà nước mà hai bên tự kê khai và hạn chế được việc phân lô bán nền bằng việc tăng diện tích thổ cư cho mỗi thửa,...
Còn tại các tỉnh tiềm năng phát triển như Vĩnh Phúc thì người môi giới này cho rằng các nhà đầu tư có thể tập trung vào hai hướng đó là;
Đầu tiên là tập trung vào nhu cầu ở thực tế của người dân: Mua đất ở trong dân tại những khu vực trung tâm và có nhu cầu ở thực sự lớn, hạn chế việc đầu tư đất quy hoạch và đất đấu giá.
Thứ hai là triển khai mô hình bất động sản nghỉ dưỡng (quy mô lớn hay nhỏ đều được) để cho bất động sản không còn rơi vào tình trạng "bất động" nữa mà phải tạo ra được dòng tiền. Theo đó, các nhà đầu tư cần phải xây dựng khu nghỉ dưỡng, cắm trại, vui chơi ngoài trời, homestay để có thể thu hút được khách du lịch từ đó tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập thường xuyên với chi phí đầu tư thấp.