meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung chàng trai nghèo gây dựng đế chế Hyundai từ 1 con bò và tờ 500 won: Là mẫu hình lý tưởng cho mọi doanh nhân trên thế giới học tập

Chủ nhật, 29/05/2022-18:05
Chung Ju Yung vì không muốn yên phận làm nông dân giỏi như mong muốn của cha mình nên đã có 4 lần bỏ nhà ra đi và trở thành một trong số những người kinh doanh đáng nể nhất trong lịch sử doanh nghiệp Châu Á.

Theo Nhịp sống kinh tế, Chung Ju Yung từng chia sẻ trong cuốn tự truyện "Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách" của mình rằng: "Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4h sáng là cha lại đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Đến nơi thì mặt trời cũng vừa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà chẳng lúc nào nghỉ ngơi. Dù chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ nhưng tôi cũng phần nào hiểu được nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc phải bỏ ra. Lúc đó tôi thở dài và tự hỏi, chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao". 

Có thể thấy, từ một cậu bé với tuổi thơ không mấy đủ đầy đến người đàn ông tạo ra cả một đế chế ô tô hùng mạnh vươn tầm thế giới, cuộc đời của Chung Ju Yung đã phải trải qua rất nhiều biến cố cùng những câu chuyện rất thú vị khiến cho nhiều người biết đến không khỏi khâm phục. Khi nhắc đến Chung Ju Yung thì người ta sẽ nghĩ ngay đến một huyền thoại khởi nghiệp, một niềm tự hào của toàn bộ người xứ sở kim chi. 



Chung Ju Yung sinh ngày 25/11/1915 tại Tongchon, ông là con trưởng của một gia đình bần nông có 6 anh em
Chung Ju Yung sinh ngày 25/11/1915 tại Tongchon, ông là con trưởng của một gia đình bần nông có 6 anh em

Không chấp nhận mãi là nông dân, chàng trai trẻ quyết bỏ nhà ra đi

Chung Ju Yung sinh ngày 25/11/1915 tại Tongchon, ông là con trưởng của một gia đình bần nông có 6 anh em. Bởi vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một người nông dân giỏi để đỡ đần cho gia đình. Chính vì thế mà ông không được học hành nhiều. Cái nghèo chẳng chịu buông tha nhưng việc làm tay chân vất vả trên đồng từ sáng tinh mơ đến tối mịt mới được về nhà không phải là mong muốn của Chung Ju Yung. Chính vì thế ông đã rất nỗ lực thoát khỏi cuộc sống này. 

Vào năm 16 tuổi, ông đã cùng bạn trốn nhà lên thành phố làm công nhân xây dựng với mức lương ít ỏi. Mặc dù lao động cực nhọc nhưng Chung Ju Yung lại khá thích thú khi được độc lập kiếm tiền và phát hiện được niềm đam mê của mình chính là công nghệ dân dụng. Tuy nhiên thì mới chỉ làm được 2 tháng thì bị cha tìm thấy và lôi về. Khi khám phá ra được niềm đam mê của bản thân, Chung Ju Yung đã không chấp nhận từ bỏ nó mà quyết tâm theo đuổi đến cùng. Chính vì thế mà ông lại lên kế hoạch cùng với bạn trai trốn nhà xuống miền Nam đến Seoul. Lần này, ông lại bị lừa hết tiền và lại bị cha lôi về lần nữa. Tuy nhiên thì trong chuyến đi ngắn ngủi đã kịp in dấu chân trong Chung Ju Yung và khiến cho ông càng nung nấu ý định rời quê hương để lập nghiệp. Đến lần thứ ba trốn nhà, Chung Ju Yung đã trộm lấy một con bò của cha và bán để làm lộ phí lên Seoul. Thế nhưng chỉ sau 2 tháng cha của ông lại lên lôi con về. Sau một thời gian đắn đo giữa một bên là trách nhiệm và một bên là khát vọng đổi đời, đến năm 18 tuổi ông lại quyết tâm bỏ làng lên phố một lần nữa. Tại Seoul, Chung Ju Yung đã làm chân chạy vặt và ship hàng tại một cửa hàng gạo. Đến sau này, người chủ bệnh nặng không thể tiếp tục kinh doanh nên ông đã mua lại cửa hàng và trở thành ông chủ ở tuổi 22. Thế rồi, kể từ giây phút này hành trình bôn ba khởi nghiệp nơi xứ người của chàng trai đầy nghị lực này đã chính thức bắt đầu. 



Vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một người nông dân giỏi để đỡ đần cho gia đình
Vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một người nông dân giỏi để đỡ đần cho gia đình

Giây phút "đổi đời" từ tờ 500 won định mệnh

Được biết vào năm 1939, chế độ phân phối gạo bị siết chặt, việc một người địa phương lúc bấy giờ nắm giữ doanh nghiệp thực phẩm được coi là bất hợp pháp. Chính vì thế, Chung Ju Yung đã tự mình đánh xe giao hàng để làm công cho người khác. Và đến năm 1940, Chung Ju Yung đã vay tiền bạn để mở gara sửa xe nhưng sự nghiệp mới gây dựng đã nhanh chóng tiêu tan khi một người công nhân bất cẩn khiến cho xưởng sửa xe của ông bốc cháy. Đến năm 1946, ông đã mở lại doanh nghiệp sửa xe và đặt tên là Hyundai (có nghĩa là hiện đại). Và cũng từ đây, công ty của Chung Ju Yung nhanh chóng phát triển và đi lên như diều gặp gió. 

Đến năm 1948, Chung Ju Yung đã thành lập Huyndai Civil Industries với 11 nhân viên và doanh nghiệp cũng đã được đẩy mạnh phát triển. Cũng nhờ người em trai thông thạo tiếng Anh nên công ty của Chung Ju Yung đã nhanh chóng trúng được nhiều hợp đồng xây dựng cho quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Và đến năm 1953, Hyundai Construction đã trở thành một trong những công ty xây dựng lớn nhất tại Hàn Quốc. Năm 1973, cơn bùng nổ dầu hỏa là một trong những bệ phóng giúp cho Huyndai lọt vào danh sách những tập đoàn khổng lồ trên thế giới. 

Đến đầu thập niên 1970, Hyundai đã bành trướng mạnh và bắt tay vào thành lập công nghiệp đóng tài nhưng đã gặp phải cảnh trở ngại lớn về nguồn tài chính. Lúc này, Chung Ju Yung đã đến nhiều ngân hàng quốc tế để vay vốn nhưng đều bị từ chối. Dù thế nhưng ông không nản lòng, Chung Ju Yung đã quyết định sang Anh vào ngân hàng Barclays tại Luân Đôn và rút ra tờ 500 won. Tờ tiền này in hình một chiếc tàu mà người Triều Tiên từng đóng vào thế kỷ 16, 300 năm trước khi người Anh ra đời con tàu sắt đầu tiên của họ. Chung Ju Yung cũng nhấn mạnh rằng người Hàn Quốc cũng có thể đóng được tàu. Vậy là chỉ với tờ 500 won, Chung Ju Yung đã thành công vay được 50 triệu USD từ ngân hàng Barclays.



Được biết vào năm 1939, chế độ phân phối gạo bị siết chặt, việc một người địa phương lúc bấy giờ nắm giữ doanh nghiệp thực phẩm được coi là bất hợp pháp nên Chung Ju Yung đã tự mình đánh xe giao hàng để làm công cho người khác
Được biết vào năm 1939, chế độ phân phối gạo bị siết chặt, việc một người địa phương lúc bấy giờ nắm giữ doanh nghiệp thực phẩm được coi là bất hợp pháp nên Chung Ju Yung đã tự mình đánh xe giao hàng để làm công cho người khác

Thành công cứ thế mà đến với Chung Ju Yung

Vào năm 1975, Chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cho tất cả dầu nhập từ Trung Đông phải được chở bằng tàu dầu Hàn Quốc. Cũng nhờ vậy mà đến cuối thập niên 1980, Hyundai đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, Huyndai của Chung Ju Yung còn tiếp tục mở rộng sang các ngành khác như đóng tàu. xe hơn, điện tử,... và đã dành được nhiều thành công đáng kinh ngạc. Đáng chú ý phải kể đến Hyundai Electronics - nơi đây sau 10 năm đã trở thành nhà máy sản xuất chip vi tính thứ nhì của thế giới. 

Được biết trước thời điểm xảy ra vụ đại khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, doanh số hàng năm của Hyundai đã vượt 90 tỷ USD. Và riêng Chung Ju Yung sở hữu khối tài sản 6 tỷ USD đã trở thành người giàu nhất tại Hàn Quốc. Hơn thế, ông còn liên tiếp giữ chiếc ghế Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc trong gần một thập niên đồng thời cũng là một trong những người tham gia đàm phán giúp cho Seoul giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 1988.


Trước thời điểm xảy ra vụ đại khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, doanh số hàng năm của Hyundai đã vượt 90 tỷ USD
Trước thời điểm xảy ra vụ đại khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, doanh số hàng năm của Hyundai đã vượt 90 tỷ USD

Như thế, không chỉ nổi bật trong nước mà Chung Ju Yung cũng rất tỏa sáng trên thị trường quốc tế với những thành tựu vô cùng vẻ vang. Ông đã từng được nữ hoàng Anh Elizabeth II và Chính phủ Trung Quốc cũng như Chính phủ Zaire trao tặng huy chương bởi vì những thành tích đáng nể của mình. Vào năm 1982, Chung Ju Yung đã trở thành doanh nhân không thuộc người Mỹ đầu tiên nhận được bằng tiến sĩ danh dự về kinh thương từ trường Ðại học George Washington.

Vậy là từ những thất bại đắng cay nhất của cuộc đời trai trẻ, chàng trai Chung Ju Yung đã vươn lên và đương đầu với thử thách để biến những điều không thể thành có thể. Trong những năm tháng tuổi thơ ấy, chẳng ai có thể ngờ được rằng cậu bé không một xu dính túi, mấy lần trốn chạy khỏi gia đình để tìm kiếm cơ hội đổi đời cho bản thân thất bại lại có một ngày trở thành ông trùm gã khổng lồ trong nền kinh tế Hàn Quốc. Và sau mọi nỗ lực cùng những quả ngọt thu về, Chung Ju Yung đã phần nào giúp cho Đại Hàn Dân Quốc sánh vai được với các cường quốc trên thế giới đồng thời cũng trở thành mẫu hình lý tưởng cho mọi doanh nhân trên thế giới học tập noi theo.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

11 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

11 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

11 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

11 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước