meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung Shawn Shariff - người đàn ông sở hữu chuỗi cửa hàng đình đám nhờ bí quyết nhượng quyền: Tận tụy để nhận lại sự tận tâm

Thứ hai, 30/05/2022-16:05
Người đàn ông Shawn Shariff đã điều hành 5 cửa hàng dưới trướng của Yum! Brands giương cao lá cờ của Công ty tại Nam California. Và có lẽ cả ngàn người như Shariff vô cùng độ lượng với cấp dưới.

Theo Trí thức trẻ, hình thức kinh doanh nhượng quyền đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu những năm gần đây và cũng có không ít những tấm gương đã và đang chứng tỏ được sự nhạy bén cùng tài năng kinh doanh hiệu quả để liên tục gặt hái được thành công đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, câu chuyện thành công của Shawn Shariff - người đã bôn ba từ bên kia bán cầu sang đất Mỹ để mưu sinh khiến người ta phải nhớ đến theo một cách riêng. 


Ông Shawn Shariff
Ông Shawn Shariff

Bước đi đầu tiên của Shawn Shariff

Người đàn ông tên Shawn Shariff đã nhận nhượng quyền của Yum!Brands đã nếm trải đủ mọi khó khăn trước khi vươn tới thành công của ngày hôm nay. Được biết, khi đến Mỹ từ Pakistan vào những năm 1980, Shawn Shariff đã ngay lập tức vào làm tại KFC - thương hiệu Yum! Brands. Từ những ngày đầu tiên ông đã luôn làm việc chăm chỉ, một tuần thường làm từ 50 - 60 giờ. 

Cũng giống như những thanh niên đầy nhiệt huyết khác, ông đã chọn rời bỏ công việc tại KFC vào những ngày đầu tiên muốn kiếm thêm tiền. Shawn Shariff cho hay: "Tôi đã tìm được việc tại một công ty bảo hiểm, nhưng thời gian làm việc chỉ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày, vẫn còn cả một buổi tối, trong khi tôi đã quen làm việc 50, 60 giờ một tuần. Có người khuyên tôi thử giao hàng cho Domino's, với mức lương tối thiểu nhưng đi kèm tiền xăng và tiền boa lên tới 10 USD, và tôi đã nhận thêm công việc này". Tuy nhiên, mối lương duyên với KFC chưa thể chấm dứt tại thời điểm đó. Người đàn ông này làm công việc kinh doanh bảo hiểm thêm một thời gian nữa cho đến khi có cơ hội mua một cửa hàng KFC vào năm 2002, gom góp một số tiền tiết kiệm kèm với một khoản vay nhằm quay trở lại hoạt động kinh doanh nhà hàng. 

Ông cho hay, là người điều hành một cửa hàng đơn lẻ, tôi không có tiền để thuê một giám đốc điều hành nên phải tự mình làm mọi việc quản lý. Đó chính là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Những người như ông thì sẽ đi từ 1 đến 5, 10 hoặc 20 nhà hàng sẽ trân trọng trải nghiệm này hơn một người giao 5 nhà hàng ngay từ đầu.


Người đàn ông tên Shawn Shariff đã nhận nhượng quyền của Yum!Brands đã nếm trải đủ mọi khó khăn trước khi vươn tới thành công của ngày hôm nay
Người đàn ông tên Shawn Shariff đã nhận nhượng quyền của Yum!Brands đã nếm trải đủ mọi khó khăn trước khi vươn tới thành công của ngày hôm nay

Những bước tiến mạnh mẽ của người đàn ông tên Shawn Shariff

Được biết, vào một ngày nọ, Shawn Shariff đã có cơ hội đặc biệt để mở Taco Bell tại Universal CityWalk Hollywood - đây là một thương hiệu lớn với sức hút trên toàn cầu tại Universal City, California. Những tưởng đây sẽ là cơ hội tốt đẹp nhưng hóa ra lại là khoảng thời gian rất thử thách. Shariff nhớ lại: "Các ngân hàng đã cam kết cung cấp cho tôi các khoản vay đều rút lại bởi vì suy thoái kinh tế và tôi đã phải bán cửa hàng KFC của mình để xây dựng cửa hàng Taco Bell này". 

Nhưng Shariff cũng thừa nhận chính bước đột phá lớn này đã thay đổi công việc kinh doanh của bản thân và đi kèm với một bài học quan trọng đó là tiền do chính mình làm là điều quan trọng nhất. 

Đến sau này, Shariff đã tự dùng tiền xây dựng hai cơ sở của KFC - Pizza Hut ở bên trong và một địa điểm khác ở bên ngoài công việc CitiWalk. Không chỉ dừng lại ở đó, Shariff còn tự mở thêm một cửa hàng nhượng quyền của Habit Burger Grill và biến ông trở thành bên nhượng quyền đầu tiên có đủ các thương hiệu Yum. Đó chính là một cột mốc quan trọng trong đời kinh doanh của Shariff và ông vẫn tự hào khi nhớ lại quá trình đó.


Được biết, khi đến Mỹ từ Pakistan vào những năm 1980, Shawn Shariff đã ngay lập tức vào làm tại KFC - thương hiệu Yum! Brands
Được biết, khi đến Mỹ từ Pakistan vào những năm 1980, Shawn Shariff đã ngay lập tức vào làm tại KFC - thương hiệu Yum! Brands

Sự bền bỉ kéo dài theo tháng năm, thành công sẽ đến

Người đàn ông này đã đồng hành cùng Yum trong một hành trình dài đến 40 năm với tất cả nhiệt huyết không bao giờ giảm. Trong khi những người khác thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân thì người đàn ông này còn biết nghĩ cho lợi ích của công ty lớn. Shariff nói: "Tất cả các huấn luyện viên nhượng quyền mà chúng tôi có đều là những người thực sự tốt. Tôi đã đứng đầu điều hành 5 cửa hàng nhưng có đến 40 người làm việc phía sau. Đó chính là lý do tôi quyết định gắn bó với thương hiệu này trong suốt thời gian 40 năm qua. Hãy làm những gì mà thương hiệu yêu cầu. Không ai biết bạn, nhưng mọi người đều biết KFC hoặc Taco Bell ... Nếu làm điều gì đó không tốt, bạn sẽ chỉ mất một số khách hàng. Nhưng khi gắn với hình ảnh một thương hiệu, hậu quả sẽ lớn hơn gấp nhiều lần". 

Song song với đó, ông cũng cảm thấy rất cảm kích trước những gì mà Yum làm cho các bên nhượng quyền như ông và doanh nhân Pakistan lấy đó làm lời nhắc nhở cho bản thân đối xử tốt với cấp dưới của mình. Ông nói, bản thân đã học được ở Yum sự bảo vệ và an tâm đúng nghĩa. Họ luôn cập nhật những thứ mới từ đó giúp cho cửa hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn đồng thời cũng đưa ra những sự hỗ trợ kịp thời. Người đàn ông này nhấn mạnh: "Nếu như thương hiệu đối đãi tốt với bạn thì bạn cũng nên làm những điều đó tương tự cho nhân viên". 



Người đàn ông này đã đồng hành cùng Yum trong một hành trình dài đến 40 năm với tất cả nhiệt huyết không bao giờ giảm
Người đàn ông này đã đồng hành cùng Yum trong một hành trình dài đến 40 năm với tất cả nhiệt huyết không bao giờ giảm

Chỉ dùng ân, chẳng dùng đến quyền thế 

Có lẽ, Shawn Shariff là một trong những ông chủ bao dung và hào phóng nhất trong giới kinh doanh nhượng quyền. Ông luôn biết quan tâm đến cấp dưới và đặc biệt tôn trọng những đóng góp của họ cho công ty. Shawn Shariff cho biết: "Chúng tôi từng mua thẻ quà tặng Walmart trị giá 25 USD cho 80 - 90 nhân viên và sự rạng rỡ trên gương mặt họ cũng lan tỏa niềm vui sang chúng tôi. Việc này cũng không tốn một khoản tiền không nhỏ, nhưng không sao vì nếu không có nhân viên thì chúng tôi không thể nào hoạt động được. Hãy quan tâm đến cấp dưới và họ sẽ trả lại cho chúng ta sự tận tụy trong công việc".

Shawn Shariff đi lên từ vị trí của một nhân viên bình thường như bất kỳ ai nên ông hiểu và luôn đặt mình vào hoàn cảnh của cấp dưới để cùng chia sẻ và cảm thông như vậy. Và rõ ràng là không phải ông chủ nào cũng có thể rộng lượng được như thế. Shawn Shariff từng nói rằng: "Với những bên nhận nhượng quyền mới, đừng làm khó bất cứ ai. Cứ làm tốt nhất công việc của mình. Nếu nợ nhân viên 50 USD, hãy trả cho họ 55. 5 USD sẽ không khiến ta nghèo đi, nhưng đối với họ thì đó là cả một bữa ăn. Tôi đã từng là một người làm công ăn mức lương tối thiểu trong thời gian rất dài, tôi hiểu họ phải vật lộn như thế nào". 


Có lẽ, Shawn Shariff là một trong những ông chủ bao dung và hào phóng nhất trong giới kinh doanh nhượng quyền bởi ông luôn biết quan tâm đến cấp dưới và đặc biệt tôn trọng những đóng góp của họ cho công ty
Có lẽ, Shawn Shariff là một trong những ông chủ bao dung và hào phóng nhất trong giới kinh doanh nhượng quyền bởi ông luôn biết quan tâm đến cấp dưới và đặc biệt tôn trọng những đóng góp của họ cho công ty

Có thể đây chính là bài học chung cho những ông chủ đã và đang điều hành một đội ngũ dưới trướng. Và khi biết đối đãi với cấp dưới bằng chính sự chân tình như Shawn Shariff thì mọi người sẽ sẵn sàng trả lại cho ông sự cảm kích cùng với đó sẽ là sự tận tâm trong công việc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước