Bí quyết kiếm hàng triệu USD từ con số 0 của chàng trai kỹ thuật rẽ ngang làm chuyên gia chứng khoán: Kiên trì ắt có cơ hội thành công!
BÀI LIÊN QUAN
Chân dung doanh nhân 2 lần trở thành tỷ phú "duy nhất" tại Iceland: Gia đình 3 đời phá sản nhưng đều lội ngược dòng thành côngChân dung người điều hành đế chế nước tương trị giá 160 tỷ NDT, một đêm tạo ra 34 tỷ phú: Trung thành là "liều thuốc" cho thành côngHành trình từ chàng trai thu gom rác trở thành tỷ phú của giám đốc điều hành YTO Express: Cú "lội ngược dòng" làm nên thành công khiến nhiều người ngưỡng mộLần gửi tiết kiệm duy nhất và ngã rẽ vào chứng khoán
Theo Trí thức trẻ, Anh Minh - một nhà đầu tư sinh ra ở ngoại thành Hà Nội và học tại trường quê cho đến khi vào đại học. Giai đoạn đó, ngành công nghệ thông tin vẫn đang bùng nổ với bong bóng dot.com. Anh cũng như bao thế hệ những người sinh đầu những năm 80 đổ xô vào học các ngành liên quan tới công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và trong khối kinh tế - kiểm toán. Rồi anh đã tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật và làm kỹ thuật trong thời gian 2 năm đầu sau khi khởi nghiệp.
Vậy rồi đợt sóng chứng khoán bùng nổ mạnh mẽ năm 2007 đã cuốn anh từ một người làm kỹ thuật nhảy sang làm lĩnh vực chứng khoán. Được biết, giai đoạn đó anh không có vốn và chỉ có khoảng 30 triệu vay từ người hàng xóm ở quê và bắt đầu tham gia đầu cơ trong sóng hồi thị trường năm 2008. Với anh, điều may mắn chính là giai đoạn đó không bị cháy túi và trả lại được tiền cho người hàng xóm tốt bụng. Anh Minh tâm sự: "Tôi bắt đầu làm việc cho một số công ty tài chính và chứng khoán từ năm 2009 và đi theo hướng phân tích cơ bản ở công ty chứng khoán". Giai đoạn thị trường năm 2009 là tuyệt vời nhất đối với anh khi mà tiền bạc thật sự vô cùng dễ kiếm. Anh không có đồng nào trong người nhưng vẫn buôn bán cổ phiếu để ăn chênh lệch từ giá cổ phiếu OTC đồng thời chuẩn bị niêm yết với mức lợi nhuận lớn mà không cần bỏ vốn ra. Anh đã kiếm được tiền mua một chiếc ô tô vào giai đoạn đầu năm 2010 nhưng bởi vì tham lam tiếp tục đầu tư nên đã bị mắc kẹt trong một thương vụ mua chung cổ phiếu với một người khác, sau đó bị cháy tài khoản. Anh Minh cũng đã mất 2 năm sau đó để trả nợ và hầu như không tích góp được gì trong suốt giai đoạn 2011 - 2012.
"Ông vua" bất động sản với cách làm giàu ngược đời: Dù nhiều tiền đến thế nào cũng luôn tìm cách cho bản thân "nhẵn túi"
Là một chàng thanh niên không có tương lai cho đến ông trùm ngành sales, Grant Cardone đã có bước chuyển mình ngoạn mục chỉ nhờ vào một câu nói.2 tỷ phú trẻ nhất của Nga: Người làm giàu từ môi giới chứng khoán, người phất lên nhờ công nghệ
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).Vào giai đoạn đầu năm 2013, chàng trai này tiết kiệm và gửi ngân hàng được 30 triệu đồng từ lương và thưởng cuối năm. Anh Minh nhớ lại: "Tôi vẫn nhớ mãi cái sổ tiết kiệm gửi 6 tháng đó và tới khoảng tháng 8/2013 tôi bắt đầu rút toàn bộ ra cho vào tài khoản chứng khoán. Đó là lần gửi tiết kiệm đầu tiên trong đời của tôi và cũng là duy nhất tới hiện tại. Sau đó tôi có thử gửi online ở trên app một số ngân hàng thử nghiệm dịch vụ chứ chưa có ý định gửi tiết kiệm trở lại".
Đánh liều dồn toàn bộ tiền nhàn rỗi vào chứng khoán
Sau đó, anh đã tập trung 100% tài sản để đầu tư vào cổ phiếu từ năm 2013 cho đến hiện tại. Cũng bắt đầu từ năm này, anh đã tiết kiệm tiền hàng tháng để mỗi lần có một khoản tiền dư ra. Kể cả 1 - 2 triệu anh đều nộp vào tài khoản chứng khoán để đầu tư. Phương pháp đầu tư của anh chính là tập trung vào việc nghiên cứu cổ phiếu theo hình thức cơ bản nhất để có thể hợp yếu tố xu hướng của thị trường chung. Thời điểm Tết Nguyên Đán năm 2014, từ số tiền 30 triệu ban đầu, anh đã có trong tay khoảng 240 triệu đồng. Tuy nhiên, chàng trai này đã mắc sai lầm khi cho anh trai vay 140 triệu đồng để mua tiêu sản (ô tô) và số vốn của anh đã bị tụt còn 100 triệu đồng để tiếp tục cho việc đầu tư cho năm 2014. Anh Minh nhớ lại năm đó với chiến lược đầu tư vào các doanh nghiệp như PVS, HPG và một số doanh nghiệp khác. Dù không nhớ chính xác kiếm được bao nhiêu nhưng không bị thua lỗ trong đợt biển Đông mà chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi đợt giá dầu tạo đỉnh và sụp đổ từ tháng 10/2014.
Ở giai đoạn đó, cổ phiếu penny cũng đang thống trị thị trường và sụp đổ lâu dài nhiều năm sau đó đồng thời anh Minh cũng chuyển công việc sang vị trí khác trong ngành tài chính sau gần 5 năm tại công ty cũ. Trong năm 2015, thị trường cũng có dao động trong biên độ và không có nhiều chuyển động lớn nhưng lại có rất nhiều đợt tăng giảm đan xen lẫn nhau. Và việc đầu tư khá trầm lắng không thật sự thuận lợi. Anh Minh cho hay: "Tôi vẫn tiếp tục duy trì liên tục việc nộp số tiền mình có thể tiết kiệm được hàng tháng, tiền thưởng cuối năm vào tài khoản đầu tư của mình. Giai đoạn này tôi cũng bắt đầu rút một phần tiền đầu tư để mua xe, sửa nhà. Nhưng về cơ bản hầu hết tài sản của tôi vẫn nằm ở cổ phiếu. Tôi cũng sử dụng khoản vay mua xe từ ngân hàng ở giai đoạn này và trả lãi hàng tháng khoảng 7 triệu/tháng cả gốc lẫn lãi, trong vòng 5 năm và tôi cũng phải bỏ ra số tiền đối ứng ban đầu khoảng 120 triệu. Tôi chưa mua nhà mà chỉ bỏ ra khoảng 150 triệu để sửa nhà để ở tạm".
Đạt được mục tiêu 1 triệu USD sau 4 năm đầu tư trên thị trường chứng khoán
Trong giai đoạn 2016 - 2017, thị trường chứng khoán đã thăng hoa mạnh mẽ và đã tạo ra sự đột phá cực lớn với việc đầu tư của anh Minh. Ở các năm trước, anh vẫn duy trì được mức sinh lời cao từ 200% - 1000%/năm nhưng đó là khi có quy mô tài sản rất nhỏ. Đến năm 2016, tài sản đã trở nên khá lớn và anh đã có một thương vụ để đời khi kiếm được 1 khoản đầu tư lãi gấp 4 lần trong thời gian 1 năm. Lúc đó nhà đầu tư này đã dốc 100% tài sản vào khoản đầu tư đó, phần margin dùng thêm anh đầu tư cho các cổ phiếu khác. Điều này đã đem lại sự đột phá cực lớn. Đến năm 2017, khi kết thúc năm thị trường tăng đến 50% và về cơ bản anh đã đạt được mục tiêu 1 triệu USD vào năm này chỉ sau khoảng 4 năm đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ở thời điểm đó, các nhà đầu tư khác cũng như anh Minh đều cực kỳ hân hoan và thỏa mãn vì thành công trên thị trường và kiếm tiền quá dễ và đã chủ quan chuẩn bị cho năm 2018 sắp tới. Vào năm 2018, chỉ trong thời gian 3 tháng đầu năm nhà đầu tư nay đã tiếp tục kiếm được khoảng lợi nhuận 40% so với cuối năm 2017. Nhưng chỉ sau thời gian 2 tuần, thị trường đảo chiều đã khiến cho anh mất đi toàn bộ 40% lợi nhuận đó. Lúc này, anh đã bán toàn bộ số cổ phiếu mà bản thân có và trở về mức tài sản cuối năm 2017. Nhà đầu tư này cho hay: "Tôi đã gửi tiền trên hệ thống công ty chứng khoán trong thời gian 6 tháng và tới tận tháng 10/2017 tôi mới quay lại thị trường và kết thúc năm với mức lợi nhuận tạm chấp nhận được là 18% trong khi rất nhiều nhà đầu tư và bạn bè của tôi cháy tài khoản trong năm 2018 này hoặc thua lỗ nặng nề và từ bỏ thị trường".
Đến năm 2019, khi thị trường giao dịch biến động trong biên độ và thanh khoản sụt giảm mạnh, thị trường được nhận định là rất khó để kiếm tiền nên hầu hết nhà đầu tư nhảy sóng đã lần lượt rời đi.
COVID-19 đã làm cổ phiếu giảm sàn, nhà đầu tư "choáng váng"
Anh Minh cho biết bản thân khác với các nhà đầu tư khác đó chính là thị trường dù tăng hay giảm vẫn quyết bám sát. Với anh, có thể không đầu tư nhưng vẫn theo dõi mà không từ bỏ. Trong khi các nhà đầu tư theo phong trào chỉ nhảy vào khi có sóng và rút ra khi thua lỗ thì anh đã kiên trì chờ đợi. Vào năm 2019, anh đã có cơ hội đầu tư tạo tiếng vang lớn trên thị trường dù tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu đó không thực sự cao, chỉ khoảng 30% tài sản nhưng đã có được mức lợi nhuận 41% trong năm đầy khó khăn này. Đến năm 2020, khi COVID-19 nổ ra, nhà đầu tư này đã không thể thoát khỏi 2 cổ phiếu chính trong danh mục là MWG và PNJ khi nó liên tục giảm sàn. Theo đó, anh đã mất khoảng 30% tài sản trong cú sập sàn vào hồi tháng 3/2020. Sau cú sập, bản thân anh đã rất bi quan về thị trường và đã mất nhiều tháng sau đó để quay lại. Cú sốc vừa qua thì lại có cú sốc mới ập đến, tháng 1/2021, anh đã dính nguyên cú điều chỉnh lớn trên thị trường khi mà chỉ trong thời gian 3 tuần đầu tháng kiếm được khoảng 29% nhưng rồi cú sập cũng đã thổi bay hết lợi nhuận trước đó. Vẫn quyết không bỏ cuộc, anh tiếp tục kiên trì đầu tư tới trước cú sập tháng 7/2021 đã kiếm được 40% so với hồi đầu năm.
Kiên trì chính là liều thuốc lớn nhất
Đối với nhà đầu tư này, trong thời gian 12 năm đầu tư trên thị trường chứng khoán của mình, bản thân đã chật vật mất 4 năm vì thất bại. Cho đến năm 2013 trở đi thì anh mới bắt đầu kiếm được tiền. Anh cho biết: "Tôi tham gia đúng giai đoạn khó khăn nhất, cũng như dễ dàng kiếm tiền nhất thị trường và đã học được rất nhiều từ đó để rồi tôi có thể kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán từ năm 2013 tới nay".
Nhiều người coi bất động sản là kênh đầu tư số 1 và không có bất cứ kênh đầu tư nào có thể sánh bằng. Cách so sánh này cũng giống như ai cầm cổ phiếu HPG từ năm 2010 đến năm 2020, họ sẽ có mức lãi hơn 40 lần - họ sẽ nói cầm cổ phiếu lãi 40 lần trong thời gian 10 năm, bạn cầm bất động sản nào để có mức lãi đến 40 lần. Với nhà đầu tư này, bản thân chỉ am hiểu thị trường cổ phiếu nên sẽ nhìn ra được đâu là công ty tốt - không tốt trên thị trường, đâu là công ty lập ra để kinh doanh mua bán cổ phiếu mà không cần phải kinh doanh thực thụ để tránh. Cơ bản, thị trường hầu hết đều biết các công ty tai tiếng nhưng ai cũng nghĩ rằng mình chỉ đầu cơ một chút và sẽ thoát ra trước khi sụp đổ. Cách họ đầu tư như thế là khởi đầu cho sự thất bại dài hạn của họ. Anh Minh cho hay, nếu kiên trì tham gia thị trường, tránh các cú thua lỗ lớn dẫn đến việc từ bỏ đầu tư thì cơ hội kiếm được khoản tiền khổng lồ từ thị trường lại sẽ xuất hiện trong tương lai.