Tư duy khác biệt giữa người nghèo và người giàu: Người giàu dù tay trắng vẫn giàu, người nghèo dù có cả đống tiền vẫn chẳng thể lên hương
BÀI LIÊN QUAN
"Mỹ nữ tỷ đô" Dương Huệ Nghiên: Thừa kế tập đoàn BĐS của bố, nhiều lần ghi danh trên bản đồ người giàu thế giớiDắt túi 5 bí quyết thành công của tỷ phú giàu có bậc nhất Nhật Bản: Hãy học cách hoạch định mục tiêuNhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nên chọn sản phẩm BĐS nào để "làm giàu nhanh"?Thực tế có một quan điểm rằng: "Lấy hết của cải của người giàu thì mấy năm sau họ vẫn giàu. Nhưng khi cho người nghèo một khoản tiền thì mấy năm sau người đó vẫn nghèo".
Nếu nghe qua thì quan điểm này có thể rất vô lý nhưng nếu như suy xét một cách kỹ lưỡng thì việc lấy hết của cải của người giàu chỉ là lấy đi tiền và tài sản của họ. Còn cách thức cũng như phương pháp kiếm tiền, tư liệu sản xuất hay những nguồn lực kinh tế mà họ khai thác thì vẫn còn tồn tại.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là gì? Câu hỏi chính là tại sao khi lấy đi tất cả những thứ của người giàu thì họ vẫn có thể tiếp tục giàu có. Còn khi cho người nghèo một khoản tiền thì liệu họ có thực sự nghèo đi sau vài năm. Điểm mấu chốt chính là nằm ở cách suy nghĩ của mỗi người về việc kiếm tiền và tiêu tiền.
Điều ảnh hưởng đến chúng ta sử dụng đồng tiền chính theo cách khác nhau từ đó làm gia tăng sự giàu có hoặc ngược lại chính là suy nghĩ khác nhau. Chính vì thế cách đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện ngay từ bây giờ, là học cách suy nghĩ và thói quen sinh hoạt của những người giàu. Điều này không chỉ hữu ích đối với những người muốn thoát cảnh nghèo khó và thay đổi cuộc sống mà còn giúp cho những người đã có trong tay một khối tài sản nhất định sẽ trở nên giàu có hơn.
Dưới đây là 6 tư duy khác biệt của người giàu
Tư duy 1: Tư duy về tài chính
Người giàu luôn vận hành cuộc sống theo một số quy tắc nhất định như: Không thấu chi thẻ tín dụng; Không vay tiền để tiêu dùng; Tiêu ít hơn số tiền kiếm được; Cắt giảm các chi phí không chính đáng; Tiết kiệm tiền,...
Dù những người giàu có của cải vật chất nhưng những người giàu thường rất biết trân quý từng đồng tiền mà họ có. Vì thế, trước khi tiêu tiền họ đều tính toán cũng như suy nghĩ rất kỹ càng. Và khi muốn đầu tư hay đứng trước những giao dịch lớn nào thì họ đều đặt ra cho mình tự mình trả lời chúng. Cụ thể:
Tôi có cần cái này không? Dự án này có thể mang lại giá trị lớn hơn? Tôi có thể tìm nó ở nơi khác với giá trị thấp hơn?
Chúng ta thường thấy những người giàu có nhà đẹp, xe sang, người toàn đồ hiệu nhưng đó chỉ là những thứ được mua bằng chính số tiền mà họ kiếm được. Trong khi đó những người thu nhập trung bình lại sẵn sàng tìm đến các khoản vay nhằm thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng xa hoa của mình. Hãy nhớ một điều rằng nếu bạn càng mắc nợ nhiều thì cuộc sống của bạn sẽ càng trở nên thụ động. Và những suy nghĩ như vậy chỉ khiến cho bạn ngày một nghèo đi mà thôi.
Tư duy 2: Biết cách sắp xếp thời gian hợp lý
Thực tế thì thời gian và tiền vạc tuy không phải là hai khái niệm đồng nhất nhưng chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc chúng ta sử dụng thời gian sẽ liên quan đến việc chúng ta quản lý tiền bạc cũng như cuộc sống của mình. Tất cả chúng ta đều biết được một điều rằng thời gian chính là một tài nguyên vô cùng quý giá, nếu như bạn không biết sử dụng nó cho những việc làm hợp lý thì bạn đang lãng phí nó. Hiểu đơn giản chính là chúng ta nên tối đa hóa giá trị của thời gian để cùng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có nhiều nhất khối lượng công việc và tài sản được tạo ra.
Và để có thể làm được điều này thì bạn phải lên cho mình kế hoạch và đặt mục tiêu cho riêng mình trước khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng. Sau đó sẽ tiến hành thực hiện đúng theo kế hoạch đặt ra và kiểm chứng lại kết quả. Hơn thế, việc sắp xếp và phân bổ đầu mục các công việc vào những thời gian khác nhau cũng đem lại hiệu quả tốt nhất.
Vì thế, hãy học cách loại bỏ những thứ bạn nghĩ là cần thiết nhưng lại không mang giá trị như việc bán thời gian quá nhiều cho mạng xã hội. Mà thay vào đó là hãy dành nhiều thời gian để làm những việc thực sự quan trọng.
Tư duy 3: Chủ động
Đối với những người có nhiều tiền bạc và giàu có thì họ thường dành nhiều thời gian hơn để đóng vai trò là nhà sản xuất chứ không phải là người tiêu dùng. Và ngược lại những người bình thường giữ rất tốt vai trò của người tiêu dùng mà không quan tâm đến việc tính toán đầu ra ví dụ như việc làm ra sản phẩm hay của cải vật chất. Tuy nhiên, những người bình thường đa số là những người tiêu dùng, bị động trong cuộc sống nên thường bị cám dỗ bởi mạng xã hội hay thú vui khác tiêu khiển.
Tư duy 4: Không ngừng học hỏi
Trong cuộc sống dù bạn là ai nếu muốn theo kịp sự phát triển của thời đại thì phải không ngừng cố gắng, học hỏi. Ngay cả khi bạn đã có được những thành công nhất định, điều này không đồng nghĩa với việc đã đến lúc bản thân sẽ được thảnh thơi. Việc sở hữu một tư duy lười biếng cũng khiến cho bản thân tụt xa hơn so với mọi người nhất là trong thời đại hiện nay. Vì thế hay không ngừng trau dồi kỹ năng, tri thức để bản thân phát triển hơn nữa.
Tư duy 5: Đầu tư
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng rất khó để có thể trở thành một người giàu có khi chỉ trông chờ vào những đồng tiền lương ít ỏi. Để có thể phát triển kinh tế thì bạn phải đầu tư vào thứ gì đó tạo ra được khoản thu nhập thụ động. Ví dụ như thị trường chứng khoán và bất động sản. Hãy bắt đầu chúng với số tiền ít nhất, lượng thời gian không quan trọng và dần dần bạn sẽ theo đuổi được những mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên đầu tư là rủi ro và bạn cần phải thận trọng khi tham gia vào thị trường này. Có thể bây giờ bạn chưa sẵn sàng nhưng hãy nuôi dưỡng ngọn lửa tư duy của một người đầu tư bên trong bạn.
Tư duy 6: Không ngừng phát triển
Có quan điểm cho rằng cách tốt nhất để tránh được thất bại chính là giữ nguyên vị trí, vùng an toàn, an phận cũng như hài lòng với những gì đang có. Tuy nhiên đây lại không phải là những điều mà người giàu theo đuổi. Đối với người giàu, họ biết chấp nhận rủi ro để phát triển.
Học hỏi suốt đời và xem mọi thất bại chính là bước đệm để đi đến thành công chính là cách giúp bạn dễ dàng phát triển, giàu có hơn. Cuộc sống vốn dĩ công bằng, thành công hay thất bại, giàu có hay nghèo nàn đều phụ thuộc vào những suy nghĩ của chúng ta ngày hôm nay.