Nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nên chọn sản phẩm BĐS nào để "làm giàu nhanh"?
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia tiết lộ bí quyết để nhà đầu tư đón "sóng" thành công, tránh tình trạng đu đỉnh và khó thoát hàngNhà đầu tư thu lời tiền tỷ nhờ đất ven biển, có lô tăng gấp 20 lần sau hơn 3 nămNhà đầu tư kỳ cựu chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ BĐS: Chỉ có phân lô bán nền mới nhanh có vốnCác sản phẩm phù hợp “làm giàu nhanh” cho nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi
Theo ông Lê Quốc Kiên, một nhà tư vấn, đầu tư kỳ cựu tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2023 có một số phương án cho nhà đầu tư, trong đó, phương án đầu tư "cần sự an toàn" có thể sẽ lên ngôi.
Theo đó, với phương án này nhà đầu tư cần lựa chọn các sản phẩm có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng. Muốn thanh khoản tốt thì sản phẩm đó cần có pháp lý rõ ràng, có thể sử dụng được ngay. Ví dụ như nhà phố, chung cư có thể ở hoặc cho thuê ngay hay nhà cho thuê có thu nhập ổn định,... Đặc biệt là sản phẩm được ngân hàng sẵn sàng cho vay trên 70% so với giá thị trường (Các ngân hàng thường định giá bằng 80% - 90% giá thị trường và cho vay 70% - 90% định giá này. Chẳng hạn như, tài sản 5 tỷ được định giá 4,5 tỷ và được cho vay trên 3,5 tỷ sẽ là tài sản tốt.
Theo ông Kiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các sản phẩm phù hợp cho "làm giàu nhanh" có thể kể đến như: Pháp lý chưa chắc chắc (bất động sản hình thành trong tương lai), đất nền ở xa mua xong có thể để đó chờ tăng giá không sử dụng ngay, hoặc bất động sản nghỉ dưỡng đang trong tình trạng dư cung - thiếu cầu,... những sản phẩm này sẽ phù hợp với những người có tiền nhàn rỗi, không chịu áp lực đòn bẩy ngân hàng và không cần dùng tới khoản tiền này trong thời gian ít nhất đến 2023 - 2024. Đây đều là những phương án phù hợp với các nhà đầu tư có dòng tài chính tốt.
Nhà đầu tư này cho biết, thị trường bất động sản sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2024. Từ tháng 2/2022 cho đến cuối năm, các doanh nghiệp bắt đầu thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế theo đó sẽ hồi phục trở lại.
Những "bệ đỡ" cho thị trường bất động sản năm 2022
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sẽ có 3 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2022. Kịch bản tích cực là thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới trong giai đoạn 2022-2025, với điều kiện dịch Covid-19 phải được kiềm chế, mũi tiêm thứ 3 được triển khai, nền kinh tế mở cửa trở lại, các cơ chế chính sách cần thiết đang được chờ đợi, đất hành lang công trình hạ tầng được đưa vào đấu giá xây dựng theo quy hoạch, tạo nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng... tạo điều kiện cho lĩnh vực bất động sản phát triển. Đây là kịch bản được mong đợi nhất nhưng đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Kịch bản tiêu cực là thị trường bất động sẽ xuất hiện những diễn biến khó khăn, nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nền kinh tế không như mong muốn, các chính sách về đất đai, bất động sản không có chuyển biến tích cực,... Đây là kịch bản không mong muốn và xác suất xảy ra thấp.
Với kịch bản trung tính, yếu tố bất định về dịch Covid-19 trong năm 2022 được coi là có ít tác động đến thị trường bất động sản. Chính vì thế, với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, việc tạo lập quỹ đất là vấn đề mấu chốt trong năm 2022 dù đứng trước bất kỳ kịch bản nào.
Thời điểm đầu năm, đáng chú ý nhất phải kể đến gói phục hồi và kích thích kinh tế tổng thể với quy mô 350.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 1/2022. Đây được xem là bệ đỡ vững chắc cho thị trường bất động sản.
Trong năm 2022 này, các chuyên gia cho biết, thị trường bất động sản sẽ đón nhiều cú hích từ giải ngân đầu tư công cùng các gói kích thích kinh tế được bơm vào thị trường. Tâm lý lo ngại tiền rẻ khiến cho bất động sản vẫn tiếp tục là kênh thu hút dòng tiền của nhóm nhà đầu tư có vốn dài hạn.
Ngoài ra, trong bối cảnh tâm lý chống dịch bắt đầu thích ứng và ổn định, nhiều cơ hội cho thị trường du lịch trong và ngoài nước được mở rộng, đó cũng là một điểm tích cực.
Một yếu tố giúp cho hoạt động đầu tư bất động sản kỳ vọng khởi sắc đó là lãi suất cho vay đang ở mức thấp, tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường.
Theo đó, nhà đầu tư bất động sản là chủ các doanh nghiệp sẽ không thể dồn tiền vào mua bất động sản rồi ngồi chờ tăng giá mà cần phải thu về nguồn tiền trú ẩn, đầu cơ từ bất động sản để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, việc khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh tạo dòng tiền chắc chắn quan trọng hơn là chôn vốn trong bất động sản.
Ngoài ra, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh và dòng tiền được dồn nhiều vào bất động sản, lúc này sẽ xuất hiện nghịch lý diễn ra trên thị trường đó là chủ doanh nghiệp nào cũng có tài sản, nắm giữ bất động sản nhưng lại có rất ít tiền để xốc lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn với nhà đầu tư là người đi làm thuê, hơn 2 năm dịch bệnh vừa qua cũng đã tàn phá nặng nề thu nhập cũng như túi tiền tích lũy - nguồn vốn để đầu tư của họ. Thậm chí có đôi khi còn có cả sự mất mát bạn bè người thân trong gia đình, vì vậy xu hướng phòng ngừa rủi ro sẽ được đặt lên hàng đầu. Qua đó, việc tích trữ tiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền có tính thanh khoản cao thường được ưu tiên hàng đầu.
Cũng theo ông Lê Quốc Kiên, đến năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tiền thặng dư từ các nguồn thu nhập sẽ bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn tích lũy tiền để ưu tiên phòng thủ cho doanh nghiệp, gia đình và bản thân trước các biến cố có thể ập đến bất ngờ. Và đến năm 2024, thị trường bất động sản mới chính thức hồi phục. Thêm vào đó, dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh cũng là một "điểm tựa" cho thị trường bất động sản năm 2022.