meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ chuyện Propzy đóng cửa sau 5 năm hoạt động đến những “cái chết yểu” của nhiều startup đình đám khác

Thứ năm, 15/09/2022-15:09
Thời gian gần đây, chuyện về Propzy - startup Việt đình đám từng thành công gọi vốn 37 triệu USD phải đóng cửa sau 5 năm khởi sự do khó gọi vốn, khó khăn do đại dịch và bất ổn kinh tế toàn cầu đã thu hút sự chú ý. Điều đáng nói, Propzy không phải là startup đình đám duy nhất trong quá khứ phải ngừng hoạt động.

Thông tin từ Deal Street Asia cho biết, Propzy - công ty khởi nghiệp đình đám một thời trong lĩnh vực công nghệ bất động sản (proptech) đã công bố về việc đóng cửa hoạt động từ thứ hai vừa qua sau 5 năm khởi sự. Điều đáng nói, Propzy từng được coi là ngôi sao sáng trong lĩnh vực công nghệ bất động sản, từng nhận được nhiều khoản đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Tính đến năm 2020, startup này đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD sau 3 vòng gọi vốn cùng với sự góp mặt của nhiều quỹ đầu tư đình đám. Trong đó, có đến 25 triệu USD là đến từ Gaw Capital và SoftBank Ventures.

Được biết, Propzy được sáng lập vào tháng 7 năm 2015 bởi John Lê - một Việt kiều Mỹ. Đáng chú ý, John Lê là một nhân vật tiếng tăm trong giới khởi nghiệp, có biệt danh là “phù thủy startup” và từng sáng lập nhiều công ty khởi nghiệp tại Mỹ. Propzy từng chiếm “spotlight” khi là công ty đầu tiên tại Việt Nam được áp dụng công nghệ hiện đại, thực hiện giao dịch bất động sản (nhà đất) theo quy trình khép kín, có thể kết nối trực tiếp khách hàng (bên mua) và bên bán lại với nhau. Tiết lộ của CEO John Lê cho biết, Propzy đã thực hiện được số lượng giao dịch bất động sản với trị giá lên đến hơn 1 tỷ USD kể từ khi ra mắt, trở thành nền tảng giao dịch bất động sản lớn nhất Việt Nam cả ngoại tuyến lẫn trực tuyến. 


Có thể thấy rằng, việc khó gọi vốn, khó khăn do dịch bệnh cùng với sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và nhiều yếu tố khác đã khiến Propzy “ngã ngựa”
Có thể thấy rằng, việc khó gọi vốn, khó khăn do dịch bệnh cùng với sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và nhiều yếu tố khác đã khiến Propzy “ngã ngựa”

Thế nhưng đến thời gian gần đây, startup này liên tục có những động thái về việc thu nhỏ hoạt động. Thông tin từ TechinAsia cho biết, Propzy đã sa thải 50% nhân sự kể từ tháng 9/2021 trong bối cảnh tái cấu trúc mô hình kinh doanh. Đến cuối tháng 5 vừa qua, công ty cũng đã giải thể Propzy Services. Mới đây, nhiều nguồn tin cho biết Propzy đang được 99 Group - một công ty cũng đang hoạt động trong lĩnh vực Proptech, cân nhắc mua lại nhưng vẫn còn “nhiều điều chưa chắc chắn”.

Có thể thấy rằng, việc khó gọi vốn, khó khăn do dịch bệnh cùng với sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và nhiều yếu tố khác đã khiến Propzy “ngã ngựa”. Các chuyên gia trong ngành đánh giá, Covid-19 hay tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine chỉ là một trong những nguyên do khiến startup này phải ngừng hoạt động. 

Ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho biết, Propzy là một trường hợp khá đáng tiếc bởi ông là một trong số những người từng theo sát Propzy từ những ngày đầu. Được biết, ông Quang còn là một chuyên gia về đầu tư – tài chính trong lĩnh vực bất động sản.

“Thời điểm ban đầu, ý tưởng cùng với mô hình kinh doanh của Propzy rất tốt. Lúc đó, John Lê phụ trách tài chính, đội ngũ nhân sự công nghệ của công ty rất ‘chất’, đội ngũ nhân sự bất động sản cũng khá ổn. Tuy nhiên, theo thời gian, có vẻ quy trình quản lý trong công ty không còn rạch ròi như ban đầu, anh John Lê có vẻ đã tự quyết nhiều thứ”, ông Trần Khánh Quang bổ sung.

Những “cái chết yểu” của nhiều startup đình đám khác 

Theo một dữ liệu chuyên nghiên cứu về việc sụp đổ của các startup, CB Insights - nền tảng phân tích kinh doanh cùng với cơ sở dữ liệu toàn cầu cũng đã đưa ra một thống kê cho thấy, có đến 70% các công ty công nghệ mới nổi trên thế giới đã thất bại. Thông thường, những công ty này sẽ phải đóng cửa chỉ 20 tháng sau khi huy động vốn đầu tiên. Tổng số tiền tài trợ trung bình rơi vào khoảng 1,3 triệu USD. 

Bên cạnh đó, thông tin từ CB Insights cũng cho thấy, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thời gian gần đây đã tiếp tục giảm mạnh bởi nền kinh tế không chắc chắn cùng với sự hoài nghi và lo ngại của các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, so với quý 1 năm nay, nguồn tài trợ toàn cầu cho những công ty khởi nghiệp trong quý 2 đã giảm đến 23%, xuống chỉ còn 108,5 tỷ USD. Điều đáng nói, đây chính là giảm hàng quý lớn nhất trong vòng gần một thập kỷ qua. 


Không thể đáp ứng được các yêu cầu tài trợ để tiếp tục hoạt động, Airlift đã buộc phải đóng cửa
Không thể đáp ứng được các yêu cầu tài trợ để tiếp tục hoạt động, Airlift đã buộc phải đóng cửa

Hiện tại, một số công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau, trong đó có việc vi phạm dữ liệu cùng với thiếu sự rõ ràng về tầm nhìn sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các startup “ngã ngựa” trong thời gian gần đây đều có 1 lý do chung đó là không có khả năng huy động vốn mới trong khi điều kiện môi trường gây quỹ đang ngày càng khắc nghiệt. 

Điển hình như trường hợp của công ty khởi nghiệp Airlift. Đây là một startup có trụ sở tại Pakistan chuyên về dịch vụ chuyển phát nhanh đi chung xe, từ giữa tháng 7/2022 đã thông báo ngừng hoạt động. Trước đó, vào tháng 8/2021 công ty này đã huy động được 85 triệu USD từ vòng Series B, khi đó là một tương lai đầy hứa hẹn và tươi sáng. Tuy nhiên, công ty này đã không thể hoàn tất được vòng tài trợ đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho năm nay. Không thể đáp ứng được các yêu cầu tài trợ để tiếp tục hoạt động, Airlift đã buộc phải đóng cửa. 

Ngoài ra, Butler - nền tảng dịch vụ phòng ảo theo yêu cầu hồi tháng 5/2022 đã phải sai thải toàn bộ lực lượng lao động của mình lên đến 1.000 nhân viên. Các báo cáo sau đó cũng đã chỉ ra, Butler đã thực sự sụp đổ. Việc đóng cửa đối với cơ sở khách hàng của khách sạn này là một điều vô cùng bất ngờ, cũng khiến cho nhiều người phải tranh giành để tìm ra những lựa chọn thay thế để phục vụ khách của họ. Theo thông tin từ  Theo TechCrunch, sự sụp đổ của Butler chính là một câu chuyện cảnh báo về những cơ hội và thách thức vẫn đang tồn tại trong thế giới của các startup. Nhiều công ty khởi nghiệp phải khốn đốn, sau đó là thất bại bởi sự bất ổn đến từ nền kinh tế và xã hội cùng với những luồng gió cực đoan về sức khỏe cộng động. 

Tại Việt Nam, ắt hẳn nhiều người còn nhớ về sự thất bại của WeFit. WeFit là startup được sáng lập vào năm 2016 bởi Founder Khôi Nguyễn. Đây là một ứng dụng chuyên về kết nối những phòng tập Gym, Yoga, Boxing, Zumba,…của các khách hàng, mục tiêu của WeFit là tạo nên điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cùng chi phí cho người sử dụng.


Những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã khiến WeFit hoàn toàn sụp đổ, số vốn cạn dần, WeFit buộc phải ngừng hoạt động
Những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã khiến WeFit hoàn toàn sụp đổ, số vốn cạn dần, WeFit buộc phải ngừng hoạt động

Tuy nhiên, những sóng gió sau đó liên tiếp ập đến đã khiến WeFit bị ngã gục. Đầu tiên chính là những khó khăn về dòng tiền cuối năm, cùng với việc chi tiêu quá mức dòng tiền từ các nhà đầu tư. Cuối cùng, những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã khiến WeFit hoàn toàn sụp đổ, số vốn cạn dần, WeFit buộc phải ngừng hoạt động, đặt dấu chấm hết cho một startup từng khá nổi danh một thời.

Có thể dễ dàng thấy được rằng, trong bối cảnh nền kinh tế không chắc chắn cùng với tâm lý lo ngại, hoài nghi của nhà đầu tư, các startup đang phải trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Nếu không thể vượt qua được thách thức và sóng gió hiện tại, những công ty khởi nghiệp sẽ rất dễ đối mặt với kết cục thất bại.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước