TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định: Nguyên tắc trong đầu tư là lời ăn lỗ chịu, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực ngày càng được quan tâm khi thị trường biến độngGóc nhìn chuyên gia: Vùng 900 điểm chưa phải là đáy nếu "làn sóng" bán giải chấp cổ phiếu chưa kết thúcChuyên gia nhận định: Nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt nên tiếp tục chờ đợi khi có nhiều yếu tố tác động đến thị trườngĐầu tiên thì chúng ta cần phải thấy rằng nguyên tắc trong đầu tư chính là lời ăn lỗ chịu, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư. Giá cũng như biến động ở trên thị trường thì không có doanh nghiệp nào, quỹ đầu tư nào có thể kiểm soát được. Với quỹ đầu tư thì họ sẽ là trung gian và có những cam kết về lợi nhuận, còn rủi ro trên thị trường là không thể nào kiểm soát được hết được.
Tình huống chưa hề có tiền lệ
Có thể thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, trong đó có khó khăn về mặt thanh khoản. Bộ Tài chính cũng đưa ra nhận định hoạt động mua trái phiếu trước hạn bởi yếu tố tâm lý thị trường. Điều này đã gây ra áp lực lớn đối với nhà phát hành cũng như quỹ đầu tư và thậm chí là rất khó khăn trong việc mua lại và thanh toán. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, đây chính là tình huống chưa có tiền lệ. Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã gần như đóng băng, khi trái phiếu cũ muốn bán và giao dịch trở nên khó khăn, trái phiếu phát hành mới cũng gần như không có trong thời gian 10 tháng qua.
Góc nhìn chuyên gia: Thị trường sẽ hướng đến vùng 1.050 – 1.060 điểm nếu dòng tiền bắt đáy được hấp thụ tốt
Hiện nay, với những tín hiệu tích cực, ông Bùi Văn Huy cho rằng thị trường đã tạo đáy dài hạn. Mặc dù có những khó khăn vẫn chờ đợi thị trường trong năm tới nhưng sóng VN-Index năm 2023 cũng sẽ không thấp hơn đấy năm 2022.Thực trạng nhân lực chất lượng cao lại lựa chọn chạy xe công nghệ: Chuyên gia nói gì?
Trong báo cáo do Viện Khoa học Lao động xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới công bố gần đây cho thấy hiện nay có 36,6% lao động có trình độ cao của Việt Nam cũng đang chạy xe công nghệ thay vì các công việc theo chuyên môn được đào tạo. Điều này cũng đã đặt ra một câu hỏi về nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực đang ở giai đoạn vàng của thị trường Việt Nam.Niềm tin của các nhà đầu tư hiện tại cũng đã xuống thấp, họ thấy được giá trị trái phiếu của mình đã suy giảm mà không hoặc là khó bán được thì niềm tin đó lại càng suy giảm. Họ cũng nhìn những trường hợp như trái phiếu ở vụ việc Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát,... đến hiện tại vẫn khó thu hồi thì lại càng lo lắng hơn.
Còn đối với nhà phát hành, Nghị định 65 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đã quy định nếu như phát hành sai hoặc vi phạm quy định thì phải mua lại trái phiếu trước hạn. Nhà phát hành sai vừa lo lắng về hướng xử lý pháp lý lại vừa hạn chế nguồn tiền để có thể mua lại khi mà cánh cửa nguồn vốn đang đóng lại như về tín dụng và khó khăn trên thị trường chứng khoán.
Nói về giải pháp mang tính tổng thể cho những trường hợp gặp khó khăn trong khâu thanh toán, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Chính tôi đã đề xuất Chính phủ triển khai một chương trình hoãn nợ TPDN trong thời gian 1 năm. Nếu không có Chính phủ đứng ra làm vậy thì nhà đầu tư có thể yêu cầu làm thủ tục phá sản ở các trường hợp gặp khó khăn, nhưng vậy thiệt hại và ảnh hưởng chung rất đáng chú ý”.
Và nếu như thực hiện chương trình hoãn nợ trong thời gian 1 năm như trên thì tất nhiên là sẽ chỉ áp dụng đối với các nhà phát hành đúng với quy định. Cũng cần thực hiện như thế bởi bây giờ nếu cứ tiếp tục giao dịch thì sẽ đến một điểm nào đó có thể mất hết đi giá trị trái phiếu và mất hết đi lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Theo chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu, trước hết thì chúng ta cần phải thấy được rằng nguyên tắc trong đầu tư chính là lời ăn lỗ chịu và nhà đầu tư cần phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư. Giá cũng như biến động ở trên thị trường thì không có doanh nghiệp nào hay quỹ đầu tư nào có thể kiểm soát được. Đối với các quỹ đầu tư thì họ chính là trung gian và cũng có những cam kết về mặt lợi nhuận, còn rủi ro ở trên thị trường là không thể nào có thể kiểm soát được.
Cũng theo chuyên gia này, trên thế giới thì cũng không có quỹ nào đảm bảo rằng không bị mất vốn cả, ngoại trừ họ có bảo hiểm với chi phí vô cùng lớn. Khi mà quyết định trao tài sản cho một ai quản lý và đầu tư thì quỹ đầu tư thất bại thì nhà đầu tư cũng phải chịu.
Chính phủ sẽ vào cuộc khi cần
Đối với trường hợp tạm ngưng giao dịch, tạm đóng băng tài sản như đề cập ở phía trên như một cách bảo toàn dành cho các nhà đầu tư, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết trước hết thì chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng những khó khăn hay thậm chí là khủng hoảng niềm tin hiện nay ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp có những tác động khách quan từ bên ngoài. Đáng chú ý như hàng loạt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã dồn đẩy tác động vào thị trường ở trong nước. Điều này cũng cho thấy khó khăn hiện nay chính là tổng hòa tác động từ bên trong cũng như bên ngoài. Và chưa bao giờ có những tác động hay là khó khăn như thế.
Nếu như so với cuộc khủng hoảng trước đây thì mức độ cũng đã khác. Trước đây chúng ta chủ yếu là ở thị trường tín dụng thì nay thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ở quy mô lớn hơn trước rất nhiều nên tính phức tạp cũng sẽ lớn hơn. Giờ thì cả một hệ thống các thị trường tài chính lớn và phức tạp như thế, tính lan truyền nhanh và cũng trở nên khó khăn hơn gấp bội lần. Và trong bối cảnh đó, chúng ta cũng thấy với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 65 vừa ban hành cũng có quy định mà Bộ Tài chính nhấn mạnh rằng ở nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm. Như thế thì Chính phủ cũng không thể nào xen vào.
Mặc dù vậy thì trong trường hợp đặc biệt thì Chính phủ vào cuộc bởi vì mục đích bảo vệ an toàn tài chính của quốc giá, Còn trong những trường hợp trên thế giới, khi mà tài chính quốc gia khó khăn thì người ta có thể tạm hoãn trả nợ ở bên ngoài để có thể từng bước xử lý nội tại đã cũng như chờ khủng hoảng đi qua và phục hồi.
Nói về hướng khủng hoảng đi qua và phục hồi trong tương lai, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Mọi cuộc khủng hoảng rồi sẽ đi qua. Vấn đề là thời gian và cần thời gian. Thị trường cũng không thể suy giảm và đi xuống mãi được. Đến một điểm nào đó, Chính phủ phải vào cuộc, ví như việc bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và nền kinh tế, từng bước phục hồi”.
Ông cũng cho rằng các nhà đầu tư cũng nên cân nhắc các tình huống. Với những nhà đầu tư chịu đựng được lúc này thì nên kiềm chế các quyết định vội vã của mình, và như thế sẽ vừa bất lợi cho nhà phát hành, cho quỹ đầu tư và lại bất lợi cho mình bởi thị trường chẳng thể nào đi xuống mãi được và các cuộc khủng hoảng rồi cũng sẽ đi qua.
Dĩ nhiên là chúng ta cũng cần thấy nhiều nhà đầu tư có thể không chịu được khi mà họ tích cóp cả đời, dồn tiền tiết kiệm vào đó. Chúng ta cũng đã chứng kiến các quỹ hưu trí ở Mỹ sụp đổ hồi khủng hoảng 2008 - đó chính là những rủi ro. Đối với họ thì Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh: “Nhưng như trên tôi đã nói, một khi đầu tư thì lời ăn lỗ chịu, đầu tư cũng có rủi ro và trách nhiệm hay chấp nhận rủi ro. Bởi có những chính sách hay việc giải cứu nào đó cũng khó và khi kinh tế thị trường trầm lắng thì phải chấp nhận tính đào thải của thị trường”.