TS. Lê Xuân Nghĩa: Kênh dẫn vốn bị đình trệ, doanh nghiệp địa ốc tiếp tục gặp khó khăn
BÀI LIÊN QUAN
TS Lê Xuân Nghĩa: Từ nay đến cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụngTS Lê Xuân Nghĩa: Hướng dòng vốn trái phiếu vào doanh nghiệp sản xuấtTS Lê Xuân Nghĩa: Trái phiếu doanh nghiệp cần có niên hạn dài hơnDoanh nghiệp Việt Nam chịu mức lãi suất vay vốn cao vút
TS. Lên Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính ngân hàng phân tích, sự khan hiếm của hoạt động thanh khoản trở thành tình trạng chung của nền kinh tế, nó đặt ra vấn đề cấp bách là tăng cung dòng tiền để giải quyết kịp thời các khó khăn trước mắt cho giới doanh nghiệp cũng như góp phần phục hồi đối với thị trường tài chính.
Vị chuyên gia này cho rằng, trong bối cảnh vĩ mô khá ổn định, nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lại đang rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, nhiều biểu hiện chiếm dụng vốn, hay âm dòng tiền. Điều này cũng làm tăng các nguy cơ nợ xấu cùng với thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại.
Ông Nghĩa nói: “Với tình trạng ảm đạm như hiện nay của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ làm cho thị trường tài sản nói chung, đặc biệt nhất là thị trường bất động sản bị đình trệ. Hoạt động thanh khoản khan hiếm cũng sẽ trở thành tình trạng chung đối với nền kinh tế, đã đặt ra vấn đề phải cần thiết tháo gỡ kịp thời nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt”.
TS. Lê Xuân Nghĩa nêu nghịch lý, Việt Nam là một trong những nước mà giới doanh nghiệp đang kinh doanh với lãi suất cao nhất. Vấn đề này là rất lạ kỳ ở một quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất thế giới hiện tại.
Ông Nghĩa cho biết, Việt Nam hiện đang có tỷ lệ lạm phát ở mức 3%, tuy nhiên lãi suất tiền gửi cũng như cho vay thuộc vào loại cao hàng đầu thế giới. Trong đó, lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay trung bình đang ở mức 10%. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ lạm phát ở mức 8,2%, nhưng lãi suất cho vay trên thị trường vẫn chỉ ở mức 2,5%.
Theo ông Nghĩa, lãi suất cũng cao đồng nghĩa với việc tài chính đối với doanh nghiệp sẽ tiếp tục bị bào mòn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, những kênh dẫn vốn hiện nay đều đang bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp trên các lĩnh vực trong đó có bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những doanh nghiệp nhập khẩu, khi phải vừa chịu lãi suất cao vừa phải chịu áp lực rất lớn từ tỷ giá hối đoái.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây là vấn đề chứng tỏ nhiều nhà hoạch định chính sách, những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô đang có vấn đề chứ không phải bản thân các doanh nghiệp hay của nền kinh tế. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải khắc phục ngay bằng mọi cách có thể.
Vị chuyên gia này khẳng định, hiện tại có nhiều doanh nghiệp đang cạn nguồn vốn, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản thực sự, những biểu hiện chiếm dụng vốn lẫn nhau cùng có khối lượng khá lớn, con số này lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đáng nói nhất, phần lớn nguồn vốn chiếm dụng này lại đều có nguồn gốc từ các hệ thống ngân hàng. Vấn đề này cũng đang làm tăng nguy cơ nợ xấu cũng như hoạt động thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, lý do dòng tiền quay trở lại ngân hàng sẽ chậm hơn, trong đó, cả những khu vực ngân hàng doanh nghiệp hay các ngân hàng bán lẻ.
Việc thanh khoản chậm ở các hệ thống ngân hàng cùng với sự trầm lắng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đã kéo theo sự đình trệ ở lĩnh vực bất động sản. Dù vậy, trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn đến từ các nguyên nhân khác nữa. Tuy nhiên, từ vấn đề dòng vốn yếu, hoạt động thanh khoản thấp cũng là nguyên nhân chính yếu nhất của lĩnh vực này. Vì vậy, việc hoạt động thanh khoản trầm lắng lại đang là tình trạng chung của cả nền kinh tế.
Nguyên nhân đến từ nguồn cung dòng tiền
Chỉ ra nguyên nhân khiến cung dòng tiền thấp, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, dòng tiền từ ngân sách chậm giải ngân là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt này. “Trong khi đó, các hệ thống ngân hàng, đặc biệt nhất là Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phân lại đang nắm giữ gần 1 triệu tỷ đồng nguồn tiền từ đầu tư công của Chính phủ, thế nhưng lại không được phép cho vay ra ngoái”, ông Nghĩa nói.
Ngoài ra, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng chỉ ra rằng, vì Ngân hàng Nhà nước đã bán một lượng lớn ngoại tệ, khoảng trên 20 tỷ USD, Thu về trên 500.000 tỷ trong việc lưu thông dòng tiền về ngân hàng, nên dẫn đến tình trạng, lãi suất tại các hệ thống ngân hàng tăng rất cao, mức tăng trên 7,2%/năm, cá biệt nhất có ngày tăng lên trên 8,2%/năm. Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước thu hút dòng tiền từ lưu thông về do lo ngại lạm phát, nhất là tỷ giá hối đoái.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, từ đầu năm đến nay, tăng trưởng GDP ở nước ta khoảng 8%, nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì mức 3%. Vì vậy, GDP trên danh nghĩa tăng trên 10,5%. Nếu giả định vòng quay dòng tiền không đổi, thì nền kinh tế sẽ thiếu nguồn tiền cung ứng lưu thông qua GDP theo giá hiện hành là bình thường.
“Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2022, tình hình chưa quá căng thẳng nhờ cung dòng tiền của năm trước dư thừa khá lớn. Đến thời điểm hiện nay, hoạt động thanh khoản trên nền kinh tế lại đang khá yếu, trong khi nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế là rất lớn, nó dẫn đến việc lãi suất cho vay tăng cao, đặt thêm gánh nặng lên vai của các doanh nghiệp trong nước”, ông Nghĩa nói thêm.
Vậy nên, những người gửi tiền vào ngân hàng trong ngắn hạn lại được hưởng lợi rất lớn, tuy nhiên, phía sau đó là những nguy cơ nợ xấu. Nếu như không kíp thời bơm tiền vào để lưu thông, nhiều hệ ngân hàng sẽ tiếp tục một cuộc đua tăng lãi suất huy động rất lớn, dẫn đến lãi suất cho vay bị đẩy tăng cao hơn.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam chưa nên quá lo ngại về vấn đề lạm phát, vì tỷ lệ này trên thế giới đang có xu hướng giảm, trong khi, tỷ giá hối đoái cũng đang có xu hướng giảm dần. Dù Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục tăng lãi suất, nhưng cường độ tăng này đang chậm lại và thực tế, chỉ số đồng USD đang có xu hướng giảm xuống.
Chuyên gia này phân tích, trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh dạn tăng nguồn cung dòng tiền, bảo vệ vững vàng hoạt động thanh khoản cho hệ thống những ngân hàng thương mại. Từ đó, tăng nguồn lực mới đối với nền kinh tế và tâm lý mới, lạc quan hơn từ những chính sách tiền tệ. Một khi doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy yên tâm, lòng tin đối với thị trường cũng sẽ tăng theo. Từ đó, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cũng sẽ dần được phục hồi.
Chia sẻ thêm về những vấn đề nêu trên, ông Nghĩa cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần phải có trách nhiệm hơn trong việc tăng nguồn cung dòng tiền cho nền kinh tế trong giai đoạn này. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước không cần chờ đợi hay hy vọng vào hoạt động giải ngân từ đầu tư công. Mà phải coi đố là một lượng tiền mà mình đang nắm giữ, cần phải có lượng tiền bổ sung cho nền kinh tế hoặc có thể hút tiền về sau khi hoạt động đầu tư công phục hồi.
Ông này nêu vấn đề, nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bơm tiền kịp thời vào để lưu thông, vậy việc nới room tín dụng cũng không có ý nghĩa gì, vấn đề này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm có thêm nguồn tiền để thực hiện room tín dụng. Nếu vậy, mặt bằng lãi suất chắc chắn sẽ bị đẩy lên ở mức cao hơn nữa.
Nới room tín dụng
Chiều 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%.
Đây là tin vui và gây bất ngờ vì trước đó dù có nhiều đề nghị Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định không nới room quá 14% để kiểm soát lạm phát. Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room cho một số ngân hàng thuộc nhóm Big 4 và các ngân hàng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Lý giải về quyết định này, Ngân hàng Nhà nước cho biết do "tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện hơn". Do vậy Ngân hàng Nhà nước nới room theo hướng ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.