meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Lê Xuân Nghĩa: Từ nay đến cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng

Thứ tư, 16/11/2022-20:11
Ở một góc nhìn lạc quan hơn, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sự khó khăn của nền kinh tế thế giới vào thời điểm hiện tại chỉ là một “tai nạn” của dịch bệnh Covid-19 cùng với xung đột. Vì “tai nạn” này quá lớn nên ngày càng kéo dài, mang đến những khó khăn nhất định. Thế nhưng, không có nền tài chính nào ở trên thế giới bị khủng hoảng. 

Mới đây, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia đã tham gia buổi Tọa đàm “Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra vào hồi chiều ngày 15/11. Đáng chú ý, tại đây TS Lê Xuân Nghĩa đã trả lời các nhà đầu tư về câu hỏi: Liệu Ngân hàng Nhà nước còn tiếp tục tăng lãi suất nữa hay không? Ông Nghĩa cho biết theo quan điểm quá nhân, Fed của Mỹ nếu có tăng thì cũng chỉ mở ở mức 0,5%, nhưng ở Việt Nam không còn tăng nữa.  

“Từ nay đến cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng”

Cụ thể, liên quan đến vấn đề này, ông Nghĩa cho biết: “Từ nay đến cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm, sẽ rất khó khăn cho bối cảnh hiện nay. Trong 2 tuần nay, Ngân hàng Nhà nước đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh mẽ hơn”. 


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia đã tham gia buổi Tọa đàm “Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra vào hồi chiều ngày 15/11
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia đã tham gia buổi Tọa đàm “Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra vào hồi chiều ngày 15/11

Ở một góc nhìn lạc quan hơn, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sự khó khăn của nền kinh tế thế giới vào thời điểm hiện tại chỉ là một “tai nạn” của dịch bệnh Covid-19 cùng với xung đột. Vì “tai nạn” này quá lớn nên ngày càng kéo dài, mang đến những khó khăn nhất định. Thế nhưng, không có nền tài chính nào ở trên thế giới bị khủng hoảng. Bên cạnh đó, vấn đề “tai nạn” không biểu hiện cho vấn đề dài hạn. Thực tế, khảo sát cho thấy Mỹ đang trong tình trạng hồi phục ấn tượng. Theo ông Nghĩa, thực tế sẽ không quá bi đát như những định chế dự báo hiện nay. Tuy nhiên vì vấn đề tâm lý nên Việt Nam đang phản ứng thái quá với vấn đề này. 

Đồng thời, ông Nghĩa cũng đề cập đến tình trạng những doanh nghiệp đang kinh doanh trong bối cảnh lãi suất và lạm phát đang ngày càng cao. Ông cũng minh chứng rằng, trong 10 tháng đầu năm nay, tăng trưởng GDP đang ở mức khoảng 8% trong khi lạm phát ở mức khoảng 3%. Hiểu đơn giản, GDP danh nghĩa đang tăng trong khoảng 11%. Tức là, mức GDP tính theo giá hiện hành đang tăng khoảng 11% trong khi cung tiền M2 mới chỉ tăng được 3%. Ví dụ như, vòng quay tiền không đổi nhưng nền kinh tế đang thiếu tiền cung ứng nhằm lưu thông hàng hóa theo giá hiện hành một cách bình thường. 

Theo như thống kê, cung tiền trong năm trước chỉ tăng 11% trong khi GDP danh nghĩa lại chỉ tăng khoảng 4,6%. Hiểu đơn giản, trong năm 2021 có khoảng 6,4% tiền dư thừa được tiếp tục lưu hành trong các quý đầu năm nay. Thế nhưng, thanh khoản của nền kinh tế cho đến nay đã bắt đầu suy kiệt. Cũng bởi lý do này, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang vô cùng lớn, đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng lên chóng mặt. Ví dụ như, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm ở mức khoảng 10% trong khi lạm phát là 3%. Tuy nhiên ở châu  u, lãi suất cho vay với kỳ hạn một năm là 3% nhưng lạm phát lại ở mức 10% và lãi suất thực âm đang gấp đôi lạm phát. Tương tự, lạm phát ở Mỹ đang ở mức 8,5 đến 9% trong khi lãi suất cho vay rơi vào khoảng 2,5% đến 3%.


Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới, tuy nhiên lãi suất tiền gửi và cho vay lại quá cao dẫn đến nhiều khó khăn về vấn đề thanh khoản. Ảnh minh họa
Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới, tuy nhiên lãi suất tiền gửi và cho vay lại quá cao dẫn đến nhiều khó khăn về vấn đề thanh khoản. Ảnh minh họa

Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới, tuy nhiên lãi suất tiền gửi và cho vay lại quá cao dẫn đến nhiều khó khăn về vấn đề thanh khoản. Chưa kể, Ngân hàng Nhà nước đã hút vào 600.000 tỷ đồng khiến cho tiền lưu thông bị hạn chế. Ngoài ra, 900.000 tỷ đồng đầu tư công vì phát hành trái phiếu Chính phủ cũng đang bị đóng băng, thế nên điều quan trọng là phải tìm được cách để giải phóng 900.000 tỷ đồng đầu tư công cũng đang bị “mắc kẹt” tại hệ thống ngân hàng.  

Giải cứu doanh nghiệp bất động sản bằng cách nào?

Theo ông Nghĩa, để giải cứu các doanh nghiệp bất động sản, điều quan trọng nhất là phải đẩy nhanh dòng tiền ra ngoài. Hiện nay, ban tư vấn đã và đang khẩn trương làm đề án giải pháp được chỉ đạo trực tiếp bởi Thủ tướng Chính phủ. Đề án này có 4 kiến nghị giải pháp, bao gồm: 

Thứ nhất, có thể dùng 300.000 tỷ đồng để gửi vào 4 ngân hàng quốc doanh lớn, đồng thời cho phép cho vay ngắn hạn. Đây là cách giúp cho các ngân hàng không lo mất thanh khoản.

Thứ hai, trích một phần trong số tiền này để thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tiến hành. Quỹ sẽ mua lại trái phiếu, bảo lãnh, tái bảo lãnh trái phiếu sau đó xử lý dần dần tài sản trong tương lai. Chính phủ cũng có thể xem xét về việc kéo dài điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp của nghị định trước đó thêm 1 năm. Như vậy các nhà đầu tư không chuyên sẽ có thêm một năm để tiếp tục đầu tư trái phiếu, sau đó, từ từ thu hẹp lại.

Thứ ba, không hình sự hóa các vụ án bởi nếu không, tài sản sẽ bị phong tỏa không xử lý được nữa.


Theo TS Lê Xuân Nghĩa, với những giải pháp ở trên có thể giải quyết một cách dần dần những vấn đề của kinh tế trong vòng 1 đến 2 năm nhằm dứt điểm được những vấn đề về trái phiếu. Ảnh minh họa
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, với những giải pháp ở trên có thể giải quyết một cách dần dần những vấn đề của kinh tế trong vòng 1 đến 2 năm nhằm dứt điểm được những vấn đề về trái phiếu. Ảnh minh họa

Cuối cùng, nên  cho phép các doanh nghiệp tái cấu trúc nợ giống như một ngân hàng thương mại, làm đề án tái cấu trúc nợ và công khai ra thị trường.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, với những giải pháp ở trên có thể giải quyết một cách dần dần những vấn đề của kinh tế trong vòng 1 đến 2 năm nhằm dứt điểm được những vấn đề về trái phiếu. Thông thường, chứng khoán sẽ hồi phục trong khoảng thời gian 2 năm. Theo đó, tiền sẽ được bơm ra từ nhiều kênh và rủi ro từ kênh trái phiếu cũng không còn nữa, lãi suất vì thế cũng giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng sẽ giảm theo. 

Tương tự, Chủ tịch VNDirect cũng nhấn mạnh, việc xử lý tình trạng này sẽ cần đến thời gian bằng năm. Tuy nhiên, chính quyền đã nắm bắt được vấn đề quan trọng này và đang ráo riết lên phương án. Theo đó, đây cũng chính là cơ hội đầu tư mới dành cho các nhà đầu tư. Theo TS Nghĩa, ông chính là người đầu tiên tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam khi giai đoạn đầu chỉ có 2 mã là REE và SAM, cũng là một trong số những người Việt đầu tiên nghĩ đến việc mua bất động sản bên Trung Quốc. Vì thế, ông nhấn mạnh một điều quan trọng rằng: “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu, nếu không mua 4 đến 5 tháng sau có lẽ sẽ hối hận”.

Thực tế cho thấy, khối ngoại cũng đang có dấu hiệu trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải tái cấu trúc hệ thống bất động sản để tiền có thể đẻ ra tiền một cách hiệu quả. Trong đó, nên tránh việc đẩy mạnh hơn nữa phân khúc bất động sản cao cấp với mục đích phục vụ các đối tượng đầu tư đầu cơ; trong khi đó, nhu cầu ở thực của người dân thu nhập vừa rất cao. Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc chính là minh chứng rõ ràng nhất đến từ sự dư thừa quá mức của dự án siêu sang.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước