meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS. Trần Du Lịch nhận định: Cần có những quyết sách nhanh, mạnh, bằng mọi cách không để thị trường “đóng băng”

Chủ nhật, 13/11/2022-18:11
Theo TS. Trần Du Lịch thì cần phải có những chính sách nhanh, mạnh để có thể ổn định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bằng mọi cách không để cho thị trường “đóng băng”.

Nhóm ngành nào cũng gặp khó khăn

Ông Trần Du Lịch cho biết, nhìn chung tình hình của các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Và trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch thì ông cũng từng nhiều lần phân biệt có 3 loại doanh nghiệp. Đầu tiên là nhóm doanh nghiệp có thị trường và có dòng tài chính tốt, thu hút được lao động trở lại sau đại dịch nhưng vẫn có tiềm năng phát triển tốt. Thứ hai chính là nhóm ngành còn thị trường và có thể đang thiếu vốn. Nếu như nằm trong diện tiếp cận được các gói vay ưu đãi thì sức khỏe cũng sẽ tương đối. Còn một nhóm rất khó khăn đó là vừa thiếu thốn, vừa mất thị trường và nếu như không đủ tiêu chí tiếp cận đến các khoản vay hỗ trợ thì sẽ rất khó khăn. 


TS. Trần Du Lịch
TS. Trần Du Lịch

Vậy nhưng ở thời điểm hiện tại, nhóm nào cũng rất khó. Doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ, dệt may và da giày,... thiếu đơn hàng cũng đã ảnh hưởng đến những người lao động. Hiện tại, thị trường bất động sản cũng đang có tình trạng các dự án làm dang dở và không có nguồn vốn để tiếp tục. Các dự án có ngân hàng thương mại cam kết cho vay và đóng tiền từng đợt hiện nay cũng không thể vay được. Phản ánh của một số doanh nghiệp bất động sản là khách hàng rất khó khăn, không vay được tiền để mua nhà đúng như lộ trình đã xây dựng trước đây. Và từ chỗ không có dòng tiền, doanh nghiệp không thể nào thi công và ảnh hưởng đến thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư, nhà thầu,... Điều này cũng sẽ khiến cho phân khúc thị trường nhà ở cho người có thu nhập trung bình và nhà ở xã hội nguồn cung cũng đã quá hiếm và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Và trên tổng thể thì thị trường cũng đang gặp nhiều khó khăn. 

Theo vị chuyên gia này, từ đầu năm đến nay, sau khi mở cửa kinh tế hậu COVID-19 thì chúng ta vẫn chủ trương nếu không thể giảm lãi suất thì có thể cố gắng giữ mức lãi suất như cũ để có thể ổn định thị trường. Mặc dù vậy thì hiện nay, bởi chính sách tín dụng ưu tiên phục vụ kiểm soát lạm phát và giữ giá trị tiền đồng cũng như an toàn của cả hệ thống ngân hàng nên buộc phải tăng lãi suất. Hơn thế, lãi suất cho vay trên 10% thì khó có doanh nghiệp nào có thể làm ăn có lãi nên chắc hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp không thể vay để đầu tư mới. Hay ngay cả các doanh nghiệp thuộc nhóm 1 cũng đã bị hạn chế không thể mở rộng thị trường và không đầu tư được như kỳ vọng. Và riêng gói hỗ trợ với mức lãi suất 2% thì triển khai còn khá chậm và nhiều doanh nghiệp dè dặt hoặc không đạt tiêu chuẩn vay. Ngoài ra thì việc nới lỏng tín dụng, đáng chú ý là đối với thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn khá là hạn chế. 

Song song với đó là cuộc thiết lập trật tự ở 2 thị trường tài chính và thị trường bất động sản cũng đã gây ra ảnh hưởng tâm lý và ở mức nào đó sẽ có tác động làm ngưng trệ một số dự án. Các doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đang rất khó về dòng tiền. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Lực nhấn mạnh: “Tôi phải nhấn mạnh thị trường BĐS là bởi BĐS liên quan tới hơn 40 ngành nghề. Dự án ngưng thì công trường không thi công, ảnh hưởng người lao động, công ty xây dựng, DN cung cấp vật liệu xây dựng như thép, sắt… cũng vì thế mà ngưng trệ theo. BĐS không phải chỉ có nhà ở mà còn phân khúc công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hay BĐS du lịch… Tất cả các thị trường đó đều bị ảnh hưởng. Vì thế, tập trung phục hồi thị trường BĐS rất quan trọng”. 

Dù cho đến hiện tại, thị trường xuất khẩu vẫn còn rất tốt nhưng sang năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn bởi lạm phát thế giới  và tỷ giá USD tăng cao. Còn nếu như để ngưng trệ dây chuyền thì sẽ khó khăn trong tương lai. Và việc lành mạnh hóa các thị trường tài chính, trái phiếu, bất động sản là phải làm nhưng cần phải có biện pháp ứng phó với những tác động tiêu cực đến thị trường. Nhà nước cũng luôn khẳng định đồng hành cùng với doanh nghiệp và nhất là lúc khó khăn thì nên chú trọng có nhiều giải pháp tháo gỡ để có thể giữ được đà phục hồi sau đại dịch COVID-19. 

Điều quan trọng là phương thức lựa chọn đối tượng

TS. Trần Du Lịch cho hay, phải thừa nhận rằng chính sách tiền tệ hiện trong thế quá khó và không thể nào nới lỏng bởi vì cần đảm bảo 3 tiêu chí mà ông đã nêu ở trên. Mặc dù vậy thì trong dư địa hữu hạn thì cần phải lựa chọn đối tượng để có thể hỗ trợ cần thiết, không để cho thị trường bị đứt gãy. Nguồn lực ít thì cần phải dồn lực và phải có sự liên kết của hệ thống ngân hàng thương mại dưới sự chỉ huy của NHNN để có thể tập trung vào một số đối tượng cần giải cứu. 

Điển hình như thị trường bất động sản thì các dự án đang làm dang dở thì cần tiếp tục dòng tiền thì phải ưu tiên trong việc giải ngân để không làm ngưng trệ sẽ giúp dự án sớm hoàn thành theo như dự kiến. Ưu tiên cho các dự án bất động sản nhà ở hay những khu công nghiệp và thương mại. Ngoài chính sách chung, cần phải có những xử lý cá biệt. Kinh nghiệm từ các nước đã chỉ ra rằng khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì sẽ luôn luôn có lựa chọn và làm sao nuôi dưỡng được nguồn lực của doanh nghiệp, ngăn chặn sự ngưng trệ của thị trường. Ví dụ như Trung Quốc hiện cũng đã phải áp dụng những chính sách đặc thù với thị trường bất động sản chỉ chú trọng vào các dự án vẫn đang còn dang dở nếu như bơm tiền có thể hoàn thành. 



Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Song song với đó, ưu tiên tháo gỡ cho các dự án bất động sản đang đầu tư bị nghẽn thủ tục về đất đai và tạo điều kiện để đẩy nhanh các công trình. Ngưng trệ ở chỗ này thì cần phải tạo được nguồn thông từ chỗ vào bù vào. Chỗ nào đã quá khó khăn thì thật sự phải đóng băng thì chấp nhận tạm thời dừng xử lý và tập trung vào những chỗ có thể khơi thông được. Tập trung tháo 1 - 2 dự án lớn chưa được và chi bằng dồn lực đẩy cho 10 dự án nhỏ chạy để tạo tác động đến thị trường. 

Ở chiều hướng khác thì chúng ta cũng cần chấn chỉnh thị trường trái phiếu là đúng. Những sai phạm cần phải xử lý nhưng phải tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục phát hành trái phiếu. 

Ông Trần Du Lịch nói rằng: “2023 thật sự còn nhiều khó khăn do các biến động trên thế giới chưa có điểm dừng, dự báo khó lường”. 

Mặc dù vậy thì chúng ta cũng phải tin sức sống của doanh nghiệp Việt Nam là rất mạnh. Họ cũng rất linh hoạt và năng động. Và dù có khó khăn đến thế nào thì các doanh nghiệp cũng luôn có phương án tái cấu trúc, tái cơ cấu để giảm chi phí và kinh doanh hiệu quả. Vấn đề ở đây là chính sách làm sao tạo ra điều kiện cho họ để họ có thể yên tâm và tự tin rằng họ làm được. Chính phủ cũng cần có chính sách tháo gỡ vướng mắc đối với những doanh nghiệp lớn, có vị trí và vai trò nhất định, tác động lớn đến thị trường. Dĩ nhiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn cần tháo gỡ các chính sách tín dụng nhưng triển khai nhanh mạnh gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Ngoài ra, tiềm lực và dự trữ quốc gia là tương đối ổn định. Vốn mồi của nhà nước qua các kênh đầu tư công hiện nay Chính phủ đang trong quá trình thúc đẩy khá mạnh. Nếu như đẩy được dòng vốn này thì cũng có thể sẽ tạo tác động lan tỏa trên thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước