Trường hợp mua phải đất quy hoạch, có tranh chấp thì có lấy lại được tiền không?
BÀI LIÊN QUAN
Đất quy hoạch treo có bán được không? Quy định của pháp luật về đất nằm trong quy hoạch treoChuyên gia pháp lý “mách nước” tránh mua phải đất quy hoạchĐất quy hoạch có được mua bán, chuyển nhượng không?CÂU HỎI:
Tháng 04/2019, tôi có mua của gia đình ông Phạm Văn B mảnh đất 263m2. Mảnh đất này là đất vườn nên chúng tôi giao dịch chỉ có giấy tờ viết tay. Sau khi giao dịch xong tôi tiến hành xây tường bao quanh mảnh đất này và tiếp tục trồng cây.
Đến tháng 02/2021, ông B báo cho tôi biết: Chính quyền gửi thông báo chuẩn bị thu hồi mảnh đất tôi đã mua và một phần đất nhà ông B để làm trụ sở công an và trạm y tế mới. Tôi có hỏi cán bộ xã thì được biết, quy hoạch này đã có từ tháng 03/2018 rồi. Như vậy, ông B đã biết mảnh đất này thuộc quy hoạch nhưng vẫn cố tình bán cho tôi.
Xin hỏi, tôi có thể đòi lại tiền đã mua mảnh đất trên được không?
TRẢ LỜI:
Luật sư Vũ Văn Biên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Nguồn gốc sử dụng đất được ghi rõ trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), đây là thông tin quan trọng giúp Nhà nước và người dân biết được quyền sử dụng đất có từ đâu.
Căn cứ khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, nguồn gốc sử dụng đất được ghi tại trang 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Nguồn gốc sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 Sổ đỏ (Ảnh minh họa)
Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?
Thứ nhất, giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đang sử dụng được hình thành từ đâu.
Ví dụ:
– Giấy chứng nhận ghi nguồn gốc là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất” sẽ biết được nguồn gốc của thửa đất là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất (Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc do Nhà nước giao, cho thuê).
– Giấy chứng nhận ghi nguồn gốc sử dụng là “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất” thì giúp Nhà nước và người dân biết được thửa đất này là do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ hai, giúp người sử dụng đất biết được một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ: Nguồn gốc trong Giấy chứng nhận ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm” thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng nhưng không được quyền chuyển nhượng, không được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất mà chỉ được bồi thường về tài sản hợp pháp gắn liền với đất và chi phí đầu tư còn lại vào đất (nếu có).
Đất có nguồn gốc “”Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”, “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”,… thì người sử dụng đất có quyền sử dụng, được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho, góp vốn, thế chấp,… và được bồi thường vế đất khi Nhà nước thu hồi đất.