meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc “chật vật” với tham vọng tự chủ bán dẫn: Bước tiến như “muối bỏ bể”, 10.000 công ty đóng cửa chỉ sau 2 năm

Thứ hai, 15/05/2023-17:05
Chỉ trong giai đoạn 2 năm từ năm 2021-2022 đã có hơn 10.000 công ty sản xuất chip của Trung Quốc buộc phải đóng cửa. Phần lớn những công ty này đã không thể tiếp tục duy trì tồn tại khi chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhau cũng như với những ông lớn bán dẫn trên toàn cầu.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, nhận được nguồn tiền lớn từ nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền, tuy nhiên ngành sản xuất chip của Trung Quốc vẫn đứng trước bờ vực phá sản vì thiếu vắng nhân tài cũng như nhà quản lý lão luyện.

Nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu đã đầu tư lớn vào ngành công nghiệp bán dẫn nội địa trong nhiều năm tuy nhiên, rất chật vật để theo kịp các đối thủ Mỹ và châu Á. Bên cạnh đó, CNBC cho biết ngày càng có nhiều nước coi chất bán dẫn là vấn đề an ninh quốc gia và dấu hiệu của sức mạnh công nghệ. 

Cách đây 2 năm, nhiều hãng công  nghệ lớn của Trung Quốc đã đưa ra những quyết định lớn về chip. Vào tháng 8, Baidu đã giới thiệu Kunlun 2, con chip AI thế hệ 2. Gần đây, Alibaba đã ra mắt con chip cho máy chủ và điện toán đám mây. Trong khi Oppo cũng phát triển bộ vi xử lý cao cấp dành cho sản phẩm riêng. 


Khung cảnh bên ngoài một công ty sản xuất chip của Trung Quốc
Khung cảnh bên ngoài một công ty sản xuất chip của Trung Quốc

Các nhà phân tích cho biết những động thái này đưa Trung Quốc bước gần hơn đến mục tiêu tự chủ công nghệ chip, tuy nhiên, bước tiến được xem là như “muối bỏ bể”. Đó là vì những công ty này vẫn phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ của nước ngoài trong cả sản xuất và chuỗi cung ứng.

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, đã có hàng chục nghìn công ty thiết kế chip đã “mọc lên như nấm” sau hiệu ứng tích cực từ kế hoạch chiến lược quốc gia “Made in China 2025” nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Trung Quốc.

Thế nhưng, đa số những công ty này đã không thể duy trì tồn tại trong bối cảnh cuộc tranh tranh khốc liệt với nhau và với những tay chơi trên thế giới. Vì vậy, đã có khoảng hàng chục nghìn công ty chip tại Trung Quốc buộc phải đóng cửa chỉ trong giai đoạn 2021 - 2022, theo thông tin từ DigiTimes.

Các nhà quan sát thị trường đã tự đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải hiện tượng này là do Mỹ thắt chặt việc xuất khẩu hơn ở giai đoạn 10 20 năm 2002-2022 hay vì ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang lâm vào tình cảnh suy thoái?

Chuyên gia cho rằng dù cả 2 yếu tố trên đều góp phần vào việc đóng cửa của những doanh nghiệp này, thế nhưng có một vấn đề khác còn đang diễn ra tại Trung Quốc buộc khoảng 10.000 công ty sản xuất chip phải đóng cửa tạm thời.

Chương trình Made in China 2025 đã triển khai một số chính sách để đạt được những mục tiêu của mình, trong đó có việc giảm thuế cho các công ty công nghệ cao, khuyến khích mua lại công ty công nghệ nước ngoài, hay hỗ trợ tài trợ R&D của các ông lớn sản xuất và tài trợ R&D trực tiếp của nhà nước cùng với các chính sách khác.

Trung Quốc “chật vật” với tham vọng tự chủ bán dẫn: Bước tiến như “muối bỏ bể”, 10.000 công ty đóng cửa chỉ sau 2 năm - ảnh 2

Kết quả chương trình đã truyền được cảm hứng để số lượng nhà phát triển chip tại Trung Quốc tăng từ mức 736 năm 2015 lên mức 1.780. Giai đoạn 2020-2021 đã ghi nhận sự bùng nổ khi có đến 70.000 công ty chip đã được đăng ký, theo thông tin của DigiTimes.

Theo báo cáo, sự căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vào năm 2018 càng khiến chính phủ Trung Quốc quyết định tài trợ cho các công ty công nghệ cao với nhiều công ty thiết kế vi mạch xuất hiện nhờ trợ cấp từ chính quyền địa phương hoặc trung ương.

Bên cạnh những khoản trợ cấp, dòng vốn đầu tư ồ ạt chảy vào đã đẩy nhanh tiến trình thành lập của các công ty thiết kế vi mạch. Thâm dụng vốn là ngành công nghiệp bán dẫn nổi tiếng, song lĩnh vực này phụ thuộc chủ yếu vào tài năng, kiến thức, quản lý giàu kinh nghiệm.

Thậm chí, một công ty có nguồn lực lớn thì vẫn cần phải thu hút nhân tài, đảm bảo đủ khả năng sản xuất từ các xưởng đúc hay đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đi theo hướng bền vững và lâu dài.

Cơ hội thành công là không cao nếu không có tài năng kỹ thuật cũng như quản lý phù hợp. Ngày nay, mặc dù có rất nhiều kỹ sư tại Trung Quốc, tuy nhiên lại không có đủ nhà quản lý để vận hành các công ty thiết kế vi mạch này đến với thành công.

Ở một mặt khác, bong bóng đầu cơ bắt đầu nổi lên. Công ty cổ phần tư nhân có trụ sở tại Trung Quốc là Ding Xing Quantum đã đầu tư vào các nhà thiết kế vi mạch trong nước kể từ năm 2017. Công ty nhận ra rằng giá trị của một công ty như vậy dao động trong khoảng từ 28 - 43 triệu USD khi mới thành lập.

Trung Quốc “chật vật” với tham vọng tự chủ bán dẫn: Bước tiến như “muối bỏ bể”, 10.000 công ty đóng cửa chỉ sau 2 năm - ảnh 3

Thế nhưng, mãi tới năm 2019, định giá của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đã tăng mạnh lên mức hơn 145 - 190 triệu USD. Rõ ràng, điều này chỉ ra dấu hiệu của một bong bóng đầu tư và những bong bóng như vậy rất dễ chạy theo xu hướng sụp đổ nhanh.

Một yếu tố khác cũng khiến các công ty thiết kế vi mạch tại Trung Quốc sụt giảm là hoạt động không hiệu quả từ thị trường tiêu dùng đã chuyển sang trạng thái mất cân đối cấu trúc cung cầu kể từ quý III của năm 2021. Sau đó, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã đứng trước sự điều chỉnh hàng tồn kho vào nửa cuối năm 2022 và bước vào giai đoạn suy thoái.

Vì vậy, nói chung, nhu cầu về chip sụt giảm và các nhà phát triển có trụ ở tại quốc gia tỷ dân sản xuất chip vi mạch hàng hóa đã lâm vào tình trạng phá sản bởi họ không thể đưa ra bất kỳ sản phẩm nào đặc biệt.

Đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt rõ ràng đã tác động tới sự phát triển của ngành, phản ánh rõ qua những vấn đề bủa vây các công ty lớn như Alibaba, YMTC, Biren, HiSilicon.

Mặt khác, sự suy thoái chất bán dẫn trên toàn cầu và việc nhiều nhà thiết kế chip Trung Quốc không thể đối đầu với các đối thủ nước ngoài giữ một vai trò lớn trong việc hàng chục nghìn công ty sản xuất chip phải đóng cửa trong 2 năm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

39 phút trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước