Trái phiếu đóng vai trò như thế nào trong việc huy động vốn của doanh nghiệp?
BÀI LIÊN QUAN
Muốn giải “cơn khát” tài chính, doanh nghiệp bất động sản cần thay đổi thói quen tiếp cận vốnMượn cớ thiếu vốn để "thổi" giá nhà đất: Có thể dẫn tới “bong bóng” bất động sảnTrái phiếu bị kiểm soát, doanh nghiệp loay hoay tìm nguồn vốn
Liên quan đến thị trường trái phiếu thời gian gần đây, TS. Cấn Văn Lực chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, trái phiếu bất động sản sẽ rơi vào cảnh khó khi Chính phủ và các cơ quan quản lý kiểm soát và bắt đầu rà soát tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách chặt chẽ hơn.
Một khi trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát, phần vốn của các doanh nghiệp sẽ đổ dồn sang phần tín dụng tại các ngân hàng. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tín dụng ngân hàng tăng lên mức 9,3%, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là mức tăng nóng cần được lưu ý.
Hải Phòng: “Thỏi nam châm” hút nguồn vốn đầu tư hơn 150 triệu USD từ Hàn Quốc
Trong thời gian qua, Hải Phòng đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Do đó, Hàn Quốc đang là quốc gia có tổng số vốn đầu tư lớn nhất tại Hải Phòng với 173 dự án, tổng vốn đăng ký 9,65 tỷ USD.Bất động sản đối mặt với nhiều thách thức: Nguồn cung hạn chế, nguồn vốn bị thu hẹp
Từ nay đến cuối năm sức cầu bất động sản sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do nguồn cung hạn chế, nguồn vốn bị thu hẹp từ nhiều phía dẫn đến thanh khoản đang gần như rơi vào trạng thái đóng băng.Nhận định các vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng hoạt động phát hành trái phiếu bất động sản vẫn đang trên đà sụt giảm. Theo báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam trong nhóm doanh nghiệp bất động sản, chỉ có duy nhất một đơn vị phát hành trái phiếu trong tháng 7/2022.
Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hà An - công ty con của Tập đoàn Đất Xanh là đơn vị duy nhất được nhắc đến trong báo cáo cáo trên, với giá trị phát hành 210 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm.
Trước đó, vào tháng 4, không có bất cứ doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu. Đến tháng 5 và 6, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản bắt đầu hoạt động trở lại. Tháng 5 số trái phiếu được phát hàng có tổng giá trị ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Đến tháng 6, Vingroup là đơn vị đứng đầu về khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với khoảng 100 triệu USD trái phiếu quốc tế.
Trao đổi về vấn đề tín dụng và trái phiếu bị thắt chặt trong thời gian qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia thông tin, sau khi một số doanh nghiệp có các dấu hiệu sai phạm, thị trường trái phiếu ít nhiều bị chững lại. Từ những hệ luỵ của thị trường dẫn đến việc rất ít doanh nghiệp bất động sản đủ điều kiện để thực hiện phát hành trái phiếu.
Không chỉ thiếu vốn để triển khai dự án, các doanh nghiệp bất động sản còn thiếu tiền để làm các thủ tục đảo nợ. Trong khi đó, nợ trái phiếu đến thời gian đáo hạn lại rất lớn. Rất dễ xảy ra tình trạng các công ty bất động sản rơi vào cảnh vỡ nợ trái phiếu.
Sau một thời gian tín dụng bị kiểm soát, doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng thiếu vốn, không đủ điều kiện để triển khai các dự án đầu tư gây ra các điểm nghẽn của thị trường.
Tuy nhiên, sau những sai phạm liên quan đến phát hành trái phiếu, chúng ta mới nhận quy định hiện hành còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Cụ thể, hiện tại nguồn vốn của các nhà đầu tư thứ cấp ít được bảo vệ khi họ tham gia vào thị trường. Thực tế cho thấy, hiện nay, nguồn vốn mà các nhà đầu tư thứ cấp đổ dồn vào thị trường trái phiếu đang không biết sẽ được dùng để làm gì bởi thiếu người kiểm tra, giám sát, tạo ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp bất động sản, ở thời điểm hiện tại họ cần phải giải bài toán nguồn vốn để duy trì, triển khai các dự án trong lúc trái phiếu không thể phát hành, không vay được tín dụng, pháp luật chưa cho huy động vốn khi chưa đủ điều kiện. Để vấn đề này được giải quyết, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chủ động trong việc huy động vốn từ trước, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, có rất ít đơn vị kinh doanh bất động sản làm được điều này.
Hy vọng sẽ tháo gỡ được những vướng mắc của thị trường trái phiếu
Trong tương lai gần, các doanh nghiệp đều hi vọng rằng, các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của họ sẽ được tháo gỡ trong thời gian sớm nhất. Năm 2021, trái phiếu hoạt động với quy mô rất lớn, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 36% toàn thị trường. Kỳ vọng rằng sau thời gian bị chững lại, trái phiếu sẽ được mở rộng trong thời gian tới và đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp khoảng 20 – 25%.
Tuy nhiên, kênh trái phiếu có được nới lỏng hay không còn phụ vào việc Chính phủ sửa đổi Nghị định 153 như thế nào. Song, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, để thị trường có được điều kiện tốt nhất để phát triển thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là điều chỉnh và phát triển thị trường trái phiếu theo thông lệ quốc tế.
Hầu hết các chuyên gia trong ngành đều nhận định, trái phiếu doanh nghiệp sắp tới vẫn sẽ bị kiểm soát bằng những quy định của pháp luật, tuy nhiên mục đích của kiểm soát, giám sát ở đây là điều chỉnh trái phiếu đi đúng hướng chứ không phải phải là tạo khó khăn, áp lực lên các hoạt động phát hành trái phiếu.
Bàn về tiềm năng tín dụng của doanh nghiệp trong thời gian tới, các chuyên gia dự báo, nguồn vốn tín dụng vẫn sẽ hoạt động ở mức ổn định, với tỷ số tăng trưởng nằm trong khoảng 14 - 15%/năm.
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, hiện nay Chính phủ đang có những động thái điều tiết dòng chảy tín dụng. Chính vì thế, rất có thể trong thời gian tới chúng ta sẽ nhận được thông báo điều chỉnh một số quy định liên quan đến hoạt động tín dụng để thị trường này được cân bằng và ổn định. Tuy nhiên, nửa cuối năm nay các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng vẫn sẽ còn gặp nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ nhưng tình trạng này sẽ khá hơn khi bước sang năm 2023.
Trái phiếu đóng vai trò như thế nào trong việc huy động vốn của doanh nghiệp?
Với tình hình của Việt Nam hiện tại, doanh nghiệp của chúng ta đang bị động trong việc huy động vốn, nhất là đối với các doanh nghiệp có nguồn lực yếu. Vì vậy, phát hành trái phiếu trong tương lai vẫn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Trái phiếu doanh nghiệp vừa có thể là kênh trung và cũng có thể đóng vai trò của một kênh dài hạn, trong tương lai trái phiếu hoàn toàn có tiềm năng của một kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp. Bởi, sắp tới thời hạn vay vốn của ngân hàng sau này ngày càng bị rút ngắn, còn vốn trái phiếu thì ngược lại, kênh huy động vốn này có thời hạn tương đối dài và thủ tục đảo nợ cũng đơn giản hơn. Với mức tăng trưởng ấn tượng, trung bình mỗi năm thị trường trái phiếu phát triển từ 30 - 35%, đây sẽ là tiền đề để quy mô trái doanh nghiệp chạm mốc 10.000.000 tỷ đồng.
Trước mắt, để trái phiếu có đủ điều kiện để mở rộng trong thời gian tới, cần phải có sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nước và hơn hết là những cơ chế, chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu hiệu quả.