meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tín dụng tăng đột biến trong tháng 6, mục tiêu cả năm có khả thi?

Thứ năm, 13/06/2024-16:06
Riêng trong tháng 6/2024, tín dụng tăng trưởng tới 3,6% và trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.

Tín dụng tăng trưởng mạnh trong tháng 6

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/6, tăng trưởng tín dụng đạt 6% so với cuối 2023. Như vậy, riêng trong tháng 6, tín dụng đã tăng trưởng tới 3,6%. Trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã bơm hơn 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế. Riêng trong tháng 6/2024 có 480.000 tỷ đồng chảy ra nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra, tín dụng đối với các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại… đều tăng trưởng dương. Trong đó, công nghiệp tăng mạnh ở mức 5,6% so với cuối năm 2023, đạt 2,5 triệu tỷ đồng; thương mại, tăng 3,82%, với dư nợ là 3,5 triệu tỷ đồng…


Tăng trưởng tín dụng tháng 6 bật tăng
Tăng trưởng tín dụng tháng 6 bật tăng

Ngoài ra, một thông tin cũng đáng chú ý là tín dụng bật tăng sau khi Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo sẽ rà soát lại khả năng tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng trong hệ thống, chuyển room tín dụng từ ngân hàng ít nhu cầu sang các ngân hàng khác. Thậm chí, nếu ngân hàng nào cố tình "ôm" room tín dụng nhưng không thể tăng trưởng, sẽ bị xem xét khi cấp room tín dụng năm 2025.

Giới chuyên gia đánh giá tín dụng nửa cuối năm 2024 sẽ phục hồi mạnh hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh hơn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho biết kinh tế có tín hiệu phục hồi tích cực, nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện, các đơn hàng xuất khẩu đang trở lại, cộng đồng doanh nghiệp cũng dần quay lại sản xuất, kinh doanh… Theo đó, tín dụng tăng thấp vào đầu năm do yếu tố mùa vụ và khả năng hấp thụ vốn chưa cao hiện đang dần được khắc phục.


PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, con số tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với bức tranh tăng trưởng của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, chỉ số GRDP tăng trưởng 6,46%, con số ấn tượng trong 5 năm qua. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ tín dụng trên địa bàn vẫn đang được các ngân hàng giải ngân khá tốt.

Còn theo đánh giá của nhóm phân tích Công ty chứng khoán Maybank, con số tăng trưởng tín dụng 6% này là “ngoài dự đoán”. Trong khi đó, mức tăng trưởng 4% cũng đã là con số phù hợp với bối cảnh hiện nay, tương ứng với mức tăng 13% so với cùng kỳ. Còn với con số tăng trưởng 6% cũng đồng nghĩa hệ thống đã tăng trưởng lên đến 15,2 % so với cùng kỳ.

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 14%

Theo kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh quý III/2024 của Vụ thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ hệ thống tăng bình quân 3,7% trong quý III và tăng 14,1% trong cả năm 2024. Con số dự báo được tăng thêm 0,47 điểm phần trăm so với kỳ điều tra trước.


Kinh tế hồi phục là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng
Kinh tế hồi phục là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng

Trong nửa cuối năm, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, thị trường sẽ diễn biến tích cực hơn, sức cầu hồi phục trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động hơn, các pháp lý được điều chỉnh hay các chương trình hỗ trợ của chính phủ… đi vào thực tế.

Báo cáo của VIS Rating kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ được dẫn dắt bởi nhu cầu vay vốn từ nhóm ngành bất động sản, thương mại nội địa, chế biến chế tạo, trong khi vay tiêu dùng cá nhân sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2024.

Ngoài ra, nhiều chính sách của Chính phủ để hỗ trợ cho tiêu dùng nội địa và tăng trưởng kinh tế như giảm thuế, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đã bắt đầu phát huy tác dụng giúp hỗ trợ hoạt động kinh doanh và từ đó đẩy mạnh nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong nước.

Còn FiinRatings dự báo, nhu cầu vay vốn nửa cuối năm sẽ tăng tốc nhờ kinh tế vĩ mô hồi phục. Lĩnh vực sản xuất có những tín hiệu hồi phục khi chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng qua ước tăng 6,8% so với cùng kỳ 2023, chế biến - chế tạo tăng 7,3%. Xuất khẩu cũng tăng trở lại nhờ các thị trường chính phục hồi.


Kỳ vọng tín dụng tăng trưởng 14% trong năm 2024
Kỳ vọng tín dụng tăng trưởng 14% trong năm 2024

FiinRatings cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản (bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bất động sản của các ngân hàng thương mại) triển vọng hồi phục khi các vướng mắc về pháp lý dần tháo gỡ.

Tại báo cáo ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp giúp thúc đẩy nhu cầu cho vay và nền kinh tế phục hồi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm dự báo ở mức 12-13%.

VCBS cho rằng, những động lực cho tăng trưởng tín dụng là hoạt động sản xuất, xuất khẩu tích cực, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm - có tính lan tỏa cao như dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản hồi phục rõ nét hơn từ nửa cuối 2024, kéo theo tăng trưởng tín dụng các phân khúc cho vay doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, cho vay mua nhà.

Chứng khoán MB (MBS) cũng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% vào năm 2024 với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 6,3%-6,5%. Trong đó, lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô dự kiến sẽ có nhu cầu tín dụng cao hơn nhờ lãi suất cho vay thấp và doanh số bán lẻ phục hồi.


PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM
PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM

PTS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM đánh giá rằng, không nên nghĩ cứ đổ nhiều vốn vào nền kinh tế thị sẽ có mức tăng trưởng tương ứng, bởi còn rất nhiều yếu tố khác tác động tới tăng trưởng.

“Những năm tăng trưởng tín dụng cao chủ yếu là những năm thị trường bất động sản nóng, nền kinh tế có tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng tài sản. Vậy nên, tăng trưởng tín dụng nên tập trung vào chất lượng tăng trưởng chứ không phải vào số lượng”, ông Huân nêu./.

Bùi Trí Lâm
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhiều điểm bất thường, đấu giá đất ven đô vào “tầm ngắm”

TP. HCM: Ưu tiên tháo gỡ cấp phép 2 nhóm công trình có tầng hầm

Đất đấu giá Hoài Đức rao bán chênh 250- 600 triệu đồng/lô, nhiều nhà đầu tư "quay xe"

"Chiêu trò" đấu giá đất cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường bất động sản

Phiên đấu giá kỷ lục 19 tiếng tại Hoài Đức: Giá trúng gấp 18 lần khởi điểm, khó xác định do "thổi" giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm áp đảo thị trường TPDN: Khó xây dựng cơ chế bảo vệ hoàn toàn

TP. HCM: Không có cơ sở để khẳng định bảng giá đất mới sẽ ảnh hưởng đến giá NOXH

Cẩn trọng “mất cả chì lẫn chài” với nhà đất vướng quy hoạch

Tin mới cập nhật

Nhiều điểm bất thường, đấu giá đất ven đô vào “tầm ngắm”

7 giờ trước

TP. HCM: Ưu tiên tháo gỡ cấp phép 2 nhóm công trình có tầng hầm

7 giờ trước

Vì sao Hòa Bình quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Việt – Eco?

7 giờ trước

Toàn cảnh ngôi nhà kính "bọc lá" nằm gọn bên sườn đồi ở Huế

7 giờ trước

Zalo bất ngờ "bóp" dung lượng lưu trữ miễn phí, người dùng loay hoay tìm kiếm nền tảng khác

7 giờ trước