meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu lương cứng và lương cơ bản

Thứ hai, 31/10/2022-08:10
Tiền lương luôn là vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm khi đi làm. Lương cứng và lương cơ bản được nhiều người nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về các khái niệm này.

Lương cứng là gì?


Tìm hiểu lương cứng và lương cơ bản
Tìm hiểu lương cứng và lương cơ bản

Lương cứng là cách gọi phổ biến của nhiều người để chỉ số tiền lương mà người lao động được doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động trả cho hàng tháng theo đúng với mức lương đã quy định và thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó với người lao động được ghi nhận theo hợp đồng lao động.

Hiểu đơn giản thì lương cứng là mức tiền ổn định mà người lao động sẽ nhận được mỗi tháng, thông thường trong doanh nghiệp lương cứng sẽ được dựa vào tính chất và vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm.

Ý nghĩa của lương cứng đối với người lao động đơn giản đó là động lực giúp họ nỗ lực hơn trong công việc. Tiền lương cũng là công cụ để giúp họ nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình với công việc, nhiệm vụ mà bản thân đang đảm nhận.

Đối với các doanh nghiệp, công ty thì lương cứng là công cụ giúp họ giữ chân các nhân lực của mình. Sau cùng, tiền lương còn có thể được tính vào một khoản chi phí nhưng nó giúp công ty vận hành và phát triển nhiều hơn nữa.

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể, không gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và những khoản thu nhập bổ sung khác.

Thực chất hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích lương cơ bản là gì, song từ thực tế ta có thể hiểu lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào đó. Thường mức lương cơ bản dành để chỉ tiền lương của những lao động thu nhập thấp từ 3-5 triệu đồng.

Cần lưu ý rằng, lương cơ bản và lương cơ sở là hoàn toàn khác nhau, bởi lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ để tính mức lương trong bảng lương; mức phụ cấp và để thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức và viên chức trong cơ quan Nhà nước.

Cách tính lương cứng hàng tháng


Cách tính lương cứng hàng tháng
Cách tính lương cứng hàng tháng

Lương cứng thường sẽ gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác mà người lao động được nhận như tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa, gửi xe…

Cách tính lương cứng như sau:

Lương cứng (lương tháng) = Lương thỏa thuận/số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế

Lương thỏa thuận: là mức lương thỏa thuận khi làm vào việc (gồm cả phụ cấp nếu có).

Ví dụ: 15 triệu đồng/tháng + 300.000 đồng phụ cấp tiền xăng  + 200.000 đồng tiền điện thoại + 600.000 đồng tiền ăn trưa = 16.100.000 đồng.

Như vậy lương tháng của mỗi nhân sự phụ thuộc vào số ngày đi làm thực tế của nhân sự đó. Những ngày nghỉ làm, nếu như không được trừ vào các ngày nghỉ theo chế độ, thì sẽ bị trừ lương.

Phân biệt lương cứng và những khoản thù lao khác

Là người lao động, bạn cần hiểu cặn kẽ, rõ ràng về lương cứng cũng như các vấn đề xung quanh nó. Cần phân biệt được sự khác nhau giữa lương cứng và các loại lương khác mà bạn được nhận.

Lương cứng và lương mềm

Lương mềm là gì? Lương mềm khác với lương cứng đó là lương mềm được tính bằng việc đo hiệu quả công việc mà người lao động đã làm được. Cách tính lương mềm được thực hiện theo công thức: lương cứng x hệ số lương.

Vì thế, khi nhắc đến việc nhận lương mềm chắc chắn số tiền thực nhận của bạn sẽ cao hơn phần lương cứng bình thường mà bạn được nhận. Lương mềm thường áp dụng với các cơ quan Nhà nước khi có ngạch lương rõ ràng dành cho viên chức, công chức.

Lương cứng và lương thưởng

Như đã đề cập, lương cứng được tính gồm tất cả các tiền lương dành cho người lao động hay chính là mức lương thực tế của người lao động nhận được. Còn lương thưởng đó là phần nhận thêm ngoài lương cứng nhận hàng tháng. 

Mức lương thưởng sẽ do quy định của công ty, qua việc đánh giá hiệu suất của người lao động và lợi nhuận của công ty, khoản tiền này không được nhắc đến rõ ràng trong hợp đồng lao động.

Thường ngoài các khoản lương thưởng tháng 13 hay lương thưởng Tết, nhiều doanh nghiệp còn có các chính sách lương thưởng dành cho các cá nhân có hoạt động xuất sắc và nổi bật trong công việc để tạo động lực. 

Do không chi thường xuyên và cố định, cũng không có sự ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động cho nên bạn cũng không thể bắt buộc doanh nghiệp phải ghi rõ ràng vào trong hợp đồng.

Lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng hiện nay bao nhiêu?

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được dùng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương tương tự như lương cơ bản, trong đó, mức lương được chi trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động/công việc đã thỏa thuận cần phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa được qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc/chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương và làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.

Cụ thể mức lương hiện nay được áp dụng với người lao động làm việc tại doanh nghiệp đó là:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng, được áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng, được áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng, được áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng, được áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Lưu ý:

  • Lương tối thiểu vùng và lương cơ sở là hai loại khác nhau, bởi lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp/người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và trả lương.
  • Lương cứng không phải lương tối thiểu vùng, mà cơ sở để xây dựng lương cứng cần phải đảm bảo mức lương thấp nhất bằng với mức lương tối thiểu vùng.
Tìm hiểu lương cứng và lương cơ bản - ảnh 3

Các yếu tố nào tác động đến tiền lương của người lao động?

Ngoài việc cần hiểu rõ về các khoản lương, người lao động cũng cần phải hiểu rõ thêm về các yếu tố quyết định đến tiền lương của mình khi làm việc, đó là:

  • Môi trường làm việc: Các doanh nghiệp lớn và công ty nước ngoài chắc chắn sẽ trả tiền lương cũng như đãi ngộ cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp hoạt động không ổn định.
  • Nhu cầu lao động: Nhu cầu lao động càng cao kéo theo xu hướng tiền lương được tăng cao lên để nhằm thu hút nhân sự.
  • Tuổi tác: Những người trẻ, có sức khỏe làm việc hiệu suất cao hơn thường sẽ nhận được mức lương cao hơn. 
  • Kinh nghiệm: Người có kinh nghiệm làm việc dày dặn hơn sẽ có đãi ngộ cao hơn, tiền lương nhận được cũng sẽ cao hơn so với những người khác.
  • Trình độ học vấn: Những người làm việc đầu óc cần có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật thường sẽ có tiền lương cao hơn so với lao động phổ thông làm việc bằng tay chân.

Có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến mức lương và tiền lương được nhận mỗi tháng của người lao động. Vì vậy, nếu muốn có được mức lương cao, đãi ngộ tốt cần có kinh nghiệm, tư duy và kỹ năng rèn luyện tốt.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm thông tin lương cứng và lương cơ bản cũng như phân biệt lương cứng với các khoản thù lao khác. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với những người có nhu cầu tìm hiểu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

18 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

18 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

18 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

22 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước