Designer là gì? Lương Designer bao nhiêu?
BÀI LIÊN QUAN
Designer là gì? Lương Designer bao nhiêu?Tạo CV Designer cần lưu ý những gì?Graphic Designer là gì? Tìm hiểu về công việc của một Graphic DesignerDesigner là gì?
“Designer” là thuật ngữ tiếng Anh của “Nhà thiết kế” – là một khái niệm tổng quát để chỉ những người làm nghề về thiết kế cấu trúc, hình dáng và công năng của một đối tượng trước khi nó được tạo ra hoặc xây dựng lên. Quá trình thiết kế thường bao gồm nghiên cứu, phân tích, mô hình hóa, điều chỉnh tương tác và tạo nên bản vẽ hoặc bản kế hoạch.
Trên thực tế, đối tượng thiết kế của Designer là tất cả những xung quanh chúng ta từ vật thể, sản phẩm, quy trình, quy luật, trò chơi, đồ họa, đến dịch vụ và các trải nghiệm hữu hình hoặc vô hình. Chính vì điều này, dù được gọi chung với cái tên Designer nhưng các nhà thiết kế có thể làm việc ở các lĩnh vực tương đối khác nhau. Tùy thuộc vào chuyên môn cụ thể mà các designer cũng có tên gọi khác nhau như Graphic designer, Game designer, Web designer hay Fashion designer,…
Thiết kế (hay Design) là một trong những ngành nghề đang phát triển, đặc biệt trong thời công nghệ 4.0 hiện nay.
Mặc dù hiện nay đã có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa với số lượng sinh viên đông đảo. Tuy nhiên, số lượng nhân lực ấy chỉ có thể đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của thị trường. Điều này cho thấy còn một lượng lớn doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự vị trí thiết kế đồ họa. Cũng nhờ đó mà ngành nghề này đang trở thành một công việc đắt giá hiện nay.
Nhìn chung, mức lương của các Job tuyển dụng việc làm Designer thường có dao động khá lớn và sẽ tăng theo kinh nghiệm tích lũy được.
Mô tả công việc Designer
Tùy theo mô hình kinh doanh của công ty mà Designer sẽ có các công việc cụ thể. Công việc của Designer có thể là:
- Tư vấn sản phẩm trong các buổi gặp gỡ, làm việc với khách hàng.
- Cung cấp và báo giá cho từng hạng mục công việc có liên quan.
- Phác thảo ra những sản phẩm thiết kế đồ họa trong trường hợp cần thiết.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm theo những bản tóm tắt thiết kế (design briefs) phức tạp.
- Sửa đổi cách thiết kế sao cho phù hợp với ngân sách của khách hàng cũng như kịp deadline.
- Thực hiện công việc phê duyệt hình ảnh chụp sản phẩm dùng làm tư liệu cho thiết kế.
- Kiểm soát quá trình in ấn của sản phẩm thiết kế đồ họa.
- Tiến hành bàn giao các sản phẩm thiết kế cho khách hàng.
- Cập nhật, nâng cấp portfolio của mình để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện những dự án tiếp theo.
- Theo dõi, cập nhật và sở hữu các chương trình thiết kế đồ họa và các công nghệ thiết kế mới nhất.
- Thiết kế sản phẩm phục vụ cho việc quảng cáo online và các kênh truyền thông marketing như: banner, cover photo, ảnh động flash, infographic hay email marketing, …
- Thiết kế các sản phẩm để phục vụ truyền thông offline như: thiết kế đồ họa, backdrop, standee, banner, thư mời, voucher, bandroll, tờ gấp, tờ rơi, các banner để trang trí văn phòng, tranh treo, …
- Tạo các video dạng animation và làm sub cho video để tiến hành quảng cáo.
- Chỉnh sửa ảnh công ty sau khi có sự kiện.
- Thiết kế slide, brochure giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho công ty.
- Đóng góp ý tưởng thiết kế đồ họa cho các sự kiện, chiến dịch Marketing của công ty.
- Trực tiếp tham gia hỗ trợ trong các sự kiện tại công ty.
- Thực hiện các công việc được phân công thêm từ trưởng phòng và ban lãnh đạo.
- Phối hợp hỗ trợ công việc cùng các bộ phận khác như nhân sự, kinh doanh, truyền thông và marketing.
Yêu cầu công việc của Designer
Một số yêu cầu về công việc của Designer có thể kể đến như:
- Thành thạo sử dụng một số phần mềm design như Illustrator (Ai), Photoshop (Ps), Corel Draw (Cr),...
- Cần có ý thức trong việc chủ động cập nhật xu hướng thiết kế cũng như công nghệ mới để áp dụng vào công việc.
- Cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết và có khả năng tập trung tư duy sáng tạo, phân tích nội dung thiết kế, truyền tải ý tưởng, thông điệp, giao tiếp tốt.
- Có thái độ tích cực, học hỏi, không ngại khó, không ngại thay đổi để hoàn thiện bản thân tốt nhất trong công việc của designer.
- Có khả năng sắp xếp công việc, đảm bảo deadline, có tính tổ chức, có thể làm việc được trong điều kiện áp lực cao khi triển khai nhiều dự án cùng lúc.
- Vừa có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm tốt.
- Designer cần năng động, nhiệt tình, kiên trì, có khả năng chịu được áp lực và cường độ công việc cao.
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, có ý chí cầu tiến, ham nghiên cứu và tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ.
- Biết tôn trọng, biết lắng nghe, khiêm tốn.
Lương designer bao nhiêu?
Với mỗi vị trí công việc và kinh nghiệm sẽ có mức lương tương ứng, sau đây mức lương Designer bạn có thể tham khảo:
Thực tập sinh Designer
Thực tập sinh Designer thường là các sinh viên, những người chưa có kinh nghiệm nên mức lương thường ở mức thấp nhất trên lộ trình nghề nghiệp Design.
Mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển hay địa điểm làm việc.
Ví dụ: Làm việc trong các doanh nghiệp chuyên thiết kế đồ họa thì mức lương sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp khác hay như làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ tiếng Anh tốt sẽ có mức thu nhập cao hơn và hấp dẫn hơn với người lao động hiện nay.
Lương của thực tập sinh Designer thường dao động từ: 1-5 triệu đồng/tháng
Senior Designer
Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 4-5 năm, bạn được sẽ cân nhắc lên vị trí Senior Designer. Với vị trí này bạn không chỉ là người sáng tạo, thực thi công việc mà còn là người đưa ra quyết định và định hướng phát triển cho cả phòng thiết kế.
Giống như đầu nhọn của mũi tên, Senior Designer sẽ phải đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp, áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer chính là gồm mọi thứ, từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện, v.v... nói chung là tất cả. Bạn cũng sẽ là người quyết định kế hoạch design của mình sẽ đi theo xu hướng nào, phong cách nào và sẽ kiểm soát toàn bộ dự án sáng tạo đó.
Do yêu cầu đối với vị trí Senior Designer khá cao nên mức lương cũng tương xứng với công sức bỏ ra.
Mức lương Senior Designer thường dao động: từ 10-15 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này cũng có sự khác nhau ở từng địa điểm. Thường mức lương tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ cao hơn so với các tỉnh lẻ hiện nay.
Creative Director
Creative Director - Vị trí Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp. Đây cũng là một trong vị trí rất quan trọng trong các công ty hay bất cứ bộ phận thiết kế nào, là yếu tố then chốt trong quá trình lên sản xuất và phát triển sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp.
Công việc cụ thể của một Creative Director là định hướng, phát triển kế hoạch xây dựng sản phẩm hoặc thương hiệu và hướng dẫn đội ngũ của mình thực hiện theo các kế hoạch đó.
Vị trí Creative Director thường sẽ được đề bạt và cân nhắc từ nhân sự trong công ty. Tuy nhiên, không chỉ có bộ phận Design mà cả giám đốc nội dung cũng được đề cử để đảm nhận vị trí này.
- Số năm kinh nghiệm cần có ở vị trí này là từ khoảng 9-10 năm.
- Lương hàng tháng: 30 – 50 triệu đồng.
Cơ hội nghề nghiệp của Designer như thế nào?
Khi là một designer, bạn có cơ hội để lựa chọn cho mình các vị trí công việc như:
- Graphic designer 2D, 3D
- Advertising designer
- Game designer
- Website designer
- Chuyên viên xử lý ảnh, phim
- Chuyên viên quản trị sự kiện
- Tư vấn thiết kế truyền thông
- Phụ trách thiết kế ở các doanh nghiệp
- Khởi nghiệp với công ty thiết kế hay dịch vụ studio
- Giảng dạy về thiết kế trong các trường học, trung tâm
Ngoài ra, với kiến thức chuyên môn về thiết kế, là một người cầu tiến và tham vọng, bạn có thể học thêm các kiến thức về quản lý và các kiến thức khác để ứng tuyển vào các vị trí cấp cao như: giám đốc marketing, giám đốc nghệ thuật hay giám đốc sáng tạo, …
Nhìn chung, mức lương trung bình của Designer gần như không giới hạn, phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mỗi người. Vì thế khi xác định với công việc này bạn hãy chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để đạt được thành công như mong đợi.