Tiềm năng của bất động sản khu công nghiệp, logistics Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản công nghiệp tăng tốc nhưng vẫn còn chịu sức ép lớnBất động sản công nghiệp 2024 đứng trước 2 sức épBất động sản công nghiệp vẫn có thời cơ để tăng trưởngBất động sản khu công nghiệp, logistics nổi bật nhờ nhiều lợi thế
Theo Kinhtedothi, Cushman & Wakefield thông tin, Việt Nam đã thành công trở thành điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại châu Á trong vòng 3 thập kỷ qua, với mức tăng trưởng GDP đầu người năm 2023 là 4,436 USD. Tổng số vốn FDI đã tăng nhanh lên mức 452,7 tỷ USD. FDI tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (số liệu từ Tổng cục Thống kê). Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút đầu tư của Đông Nam Á.
Thuộc trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam có bờ biển dài với nhiều vị trí phù hợp để xây dựng cảng nước sâu, tạo điều kiện tốt đối với sự phát triển trong lĩnh vực giao thương. Bên cạnh đó, kết nối với Việt Nam là hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc, trong đó có các khu vực quan trọng như Thượng Hải, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đó là khu vực có nhiều công lý lớn trong ngành công nghiệp hóa chất, sản xuất, thương mại và công nghệ điện tử. Đáng chú ý, Việt Nam đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm và lưu lượng hàng hóa lớn di chuyển, tạo nên nguồn cung lớn, đó là nền tảng cho sự phát triển của bất động sản khu công nghiệp, logistics.
Nhờ môi trường kinh doanh ổn định, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn từ nước ngoài tới đầu tư sản xuất và kinh doanh. Nhiều hiệp định thương mại tự do đã mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết trước sự bứt phá của thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất - đầu tư, Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều đơn vị trong lĩnh vực hậu cần và sản xuất. Điều đó làm gia tăng nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp, logistics chất lượng cao.
Tổng nguồn cung nhà kho tại Hà Nội và TP HCM hiện chỉ đạt tương ứng 2.022.000m2 và 5.130.000m2. Tình trạng hấp thụ ở các khu công nghiệp và hậu cần tại các đô thị lớn, nhất là ở TP HCM và Hà Nội đang đạt tỷ lệ cao, có những khu vực gần 100%. Dự kiến, nhu cầu sẽ tiếp tục gia tăng sắp tới.
Chính phủ đã chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông như cảng biển, cao tốc, sân bay và nâng cao khả năng của doanh nghiệp logistics để ngành logistics phát triển phù hợp với tiềm năng sẵn có.
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP, tăng trưởng từ 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 50-60%, giảm chi phí xuống mức 16-20% của GDP. Đồng thời, đạt xếp hạng trên thế giới từ 50 trở lên theo chỉ số LPI. Thế nhưng, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy hiện Việt Nam có 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, song đa phần là doanh nghiệp yếu và nhỏ về công nghệ và vốn, khả năng thâm nhập thị trường quốc tế bị hạn chế và gặp khó khi tiếp nhận các nhu cầu lớn từ khách hàng quốc tế.
Meeyland luôn cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến bất động sản. Hãy theo dõi chúng tôi để nắm bắt được những thông tin nóng hổi nhất.