Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trên thị trường bất động sản công nghiệp Đông Nam Á
Theo Cafeland, các nhà đầu tư phải tìm kiếm những địa điểm sản xuất có giá phải chăng hơn trong bối cảnh chi phí lao động ngày càng tăng. Theo đó, Đông Nam Á là thị trường rất lý tưởng. Trong đó, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cung cấp các lựa chọn rẻ và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư. Trong năm qua, Thái Lan đã ghi nhận số lượng giao dịch bất động sản công nghiệp lớn nhất tính từ năm 2007.
Liên doanh liên kết
Nhiều nhà đầu tư coi Đông Nam Á là điểm sáng để phát triển các bất động sản công nghiệp xanh. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế lựa chọn hợp tác với các doanh nghiệp địa phương nhằm xây dựng các dự án khu công nghiệp.
Theo Mark Gladu, Giám đốc cấp cao mảng thị trường vốn công nghiệp và hậu cần tại châu Á - Thái Bình Dương của JLL, điều mà chưa từng thấy tại Đông Nam Á lại đang xảy ra khá nhiều. Đó là các liên doanh với vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đang gia nhập vào thị trường. Bởi vậy, nhà đầu tư ngoại không có đội ngũ tại chỗ và cũng không muốn mạo hiểm phát triển nhân sự trên cả khu vực Đông Nam Á. Do đó, họ chọn liên doanh với doanh nghiệp sở hữu chuyên môn nhất định.
Gladu cũng nhấn mạnh rằng các nhà phát triển nhận thức rõ hơn về rủi ro của việc phát triển có tính đầu cơ với mức lãi suất cao hơn. Bởi vậy, có ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp dựa trên yêu cầu của người dùng cuối. Điều đó đem đến lợi nhuận cao hơn.
Theo Sharon Tan, người đứng đầu tại Singapore của công ty luật quốc tế Baker McKenzie Wong & Leow, đảo quốc này đang ghi nhận nhiều cơ sở công nghiệp được phát triển hay cải tạo bằng cách tích hợp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu của người thuê và đi liền với nhu cầu gia tăng từ các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm online, nhất là để đẩy mạnh tốc độ vận chuyển và giao hàng nhanh hơn.
Sự chuyển dịch của nhà sản xuất Trung Quốc
Một trong những yếu tố được xem là động lực thúc đẩy đầu tư bất động sản công nghiệp trong vùng là việc các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á.
Ở Singapore, có nhiều công ty sinh học và y tế Trung Quốc đã tới đầu tư và thành lập các trung tâm khu vực về nghiên cứu và phát triển. Với họ, một trong những thách thức lớn là tìm kiếm tư vấn pháp lý và kỹ thuật từ giai đoạn sớm chỉ để tránh cạm bẫy giao dịch.
Mặt khác, nhiều nguồn vốn đã rót vào bất động sản Thái Lan tới từ những nhà sản xuất Đài Loan và Trung Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á, ưu thế của Thái Lan về số lượng kỹ sư và chuyên gia công nghệ là lý do hấp dẫn những nhà sản xuất đó.
Ông Gladu nhấn mạnh về sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà sản xuất Trung Quốc ở Đông Nam Á không chỉ vì lao động quá rẻ, mà còn là cách để các công ty mở rộng doanh số bán hàng.
Ông cho biết người Trung quốc đã có bước đi lớn vào thị trường Đông Nam Á về mặt sản xuất. Họ đúng là đang theo đuổi chi phí lao động thấp hơn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này cũng mở ra cho họ những thị trường mới để bán hàng. Đơn cử, các công ty có liên quan tới xe điện, dù sản xuất pin, lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô đang bước vào thị trường Thái Lan, Indonesia và bắt đầu mở rộng khắp khu vực Đông Nam Á.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!