meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tín dụng bất động sản tiềm ẩn rủi ro nên cần kiểm soát

Thứ năm, 03/11/2022-21:11
"Chia lửa" với Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình thêm về thực trạng tiếp cận vốn tín dụng để xây dựng, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Chất vấn bộ trưởng tại phiên họp chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nêu vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản là vấn đề rất lớn hiện nay và tồn tại từ lâu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động và sự tồn tại của các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh lãi suất tín dụng ngân hàng đang siết chặt và tăng cao. Đơn cử, có doanh nghiệp có số vốn 1.350 tỷ nhưng nợ đã lên 1.041 tỷ, chủ yếu là chủ đầu tư ngoài ngân sách và nợ khó đòi là 879 tỷ. Muốn thi công nhà thầu phải bảo lãnh, có tới 4 bảo lãnh gồm bảo lãnh đấu thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng và bảo hành nhưng không có quy định chủ đầu tư phải bảo lãnh thanh toán. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh tế cũng như cứu giúp nhiều doanh nghiệp đang khó khăn hiện nay?


Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Cùng chất vấn tại hội trường, Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội nêu vấn đề thị trường tài chính, bất động sản, tăng trưởng kinh tế là ba chân kiềng có mối quan hệ biện chứng. Thế giới có thể đang rơi vào suy thoái kinh tế. "Bộ trưởng dự báo ra sao về xu hướng bất động sản Việt Nam thời gian tới? Những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải sẽ được giải quyết thế nào", ông hỏi.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận thị trường bất động sản còn nhiều tồn tại liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản. Việc triển khai xây dựng dự án bất động sản tại hầu hết địa phương còn khó khăn, khiến nguồn cung sụt giảm. Vì vậy, số lượng nhà ở thương mại có giá phù hợp với đa số người lao động còn thiếu; nhà ở xã hội, nhà công nhân cũng thiếu. Đặc biệt, nhà ở cho người thu nhập thấp, trung bình còn thiếu trầm trọng.

Giá bất động sản cao hơn nhiều thu nhập của người dân. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào bất động sản chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro. Cơ cấu nguồn vốn bất động sản còn hạn chế. Nguồn cung vốn trung và dài hạn cho bất động sản chưa có. Quý III, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận bất động sản. Vẫn còn tình trạng đầu cơ, găm hàng bất động sản. Thị trường bất động sản còn thiếu công khai, minh bạch do hệ thống thông tin chưa được cập nhật đầy đủ.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Vì vậy, ông Nghị dự báo thị trường bất động sản Việt Nam sẽ còn khó khăn, bởi nguồn cung quá thiếu và quá thừa so với nhu cầu; chính sách tín dụng thắt chặt; thiếu can thiệp kịp thời, hợp lý.

"Cơ cấu nguồn cung có thay đổi nhưng vẫn chưa phù hợp. Nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân còn rất lớn", ông Nghị nói.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lạc quan nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì thị trường bất động sản sẽ dần cải thiện, ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Cùng tham gia trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng làm rõ một số nội dung về kiểm soát tín dụng.

Bà Hồng chia sẻ, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản quý III năm nay khó khăn, có nguyên nhân về kiểm soát tín dụng. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thứ nhất, thị trường bất động sản có thể phát triển an toàn, lành mạnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội, góp phần phát triển và thay đổi diện mạo đô thị và góp phần phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội. 


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Thứ hai, để phát triển thị trường bất động sản cần nhiều nguồn lực, các kênh như nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân... Vốn tín dụng chỉ là một trong những kênh vốn để phát triển thị trường bất động sản. 

Thứ ba, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống cũng như đảm bảo an toàn thị trường tiền tệ và ngoại hối. Chẳng hạn t rong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, việc mở rộng tín dụng cho bất động sản sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước để đạt mục tiêu chính sách tiền tệ, chứ chưa nói tới đi ngược lại mục tiêu chính sách tiền tệ. "Điều hành tín dụng cho bất động sản vì thế phải cân nhắc, thận trọng", bà nói.

Thứ tư, sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng. Xét thấy, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro ở đây không phải là rủi ro tín dụng, hay rủi ro do dự án không trả được nợ, kể cả dự án có đủ điều kiện hoạt động, đủ điều kiện vay vốn nhưng yêu cầu về tín dụng bất động sản thường dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động của các tổ chức tín dụng là vốn ngắn hạn. Vì thế, các tổ chức tín dụng nếu không tổ chức, điều tiết tốt sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản, khó khăn trong chi trả cho người dân.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong chỉ đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát trực tiếp mà đưa ra các quy định kiểm soát rủi ro gián tiếp. Chẳng hạn với khoản cho vay kinh doanh bất động sản sẽ quy định hệ số điều chỉnh rủi ro với khoản vay là 200%, vay mua nhà giá trị trên 4 tỷ đồng áp dụng hệ số rủi ro là 150%... Còn hệ số điều chỉnh rủi ro với vay mua nhà ở xã hội dưới 1,5 tỷ đồng là dưới 50%... 

Như vậy, chính sách của Ngân hàng Nhà nước là hướng tới ưu tiên cấp tín dụng cho các khản vay nhà ở phân khúc thấp".


 
 

Thứ năm, với tín dụng cho nhà ở xã hội, bà Hồng cho biết, Nghị định 100 của Chính phủ ban hành năm 2015 và Nghị định 49 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 ban hành năm 2021 đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội làm đầu mối, thực hiện cho vay nhà ở xã hội, và giao cho một số tổ chức tín dụng được chỉ định cũng tham gia chương trình này.

Tới nay, chương trình vay nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân 10.584 tỷ đồng, dư nợ tới 30/9 là 9.147 tỷ đồng. Còn các tổ chức tín dụng được chỉ định thì hiện chưa giải ngân được, do tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí nên các tổ chức này chưa thực hiện cho vay theo chương trình theo Nghị định 100.

Bà Hồng nói, thời gian tới, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ điều hành của chính sách tiền tệ để góp phần kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế, các công cụ, giải pháp tín dụng cho bất động sản sẽ được cân nhắc trong tổng thể công cụ khác, để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

4 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

4 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

4 giờ trước

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

4 giờ trước

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

1 ngày trước