meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thời điểm "tiền mặt là vua": Nhận cọc nửa tỷ vẫn nơm nớp lo người mua "bùng" cọc

Thứ năm, 24/11/2022-09:11
Thời điểm thị trường bất động sản đang chững lại, khi người bán nhà, đất cần tiền gấp, họ vẫn lo người mua hủy cọc ngay cả khi đã nhận khoản tiền cọc lên tới vài trăm triệu đồng.

Ở thời kỳ thị trường bất động sản diễn biến sôi động, việc mua - bán trở nên dễ dàng, dù người mua bùng cọc thì người bán vẫn ung dung hưởng lợi nhận mức cọc lớn. Thậm chí, trong giai đoạn sốt đất, nhiều người tìm mua đất còn lo ngại người bán "hủy" cọc để bán cho người mua sau có mức giá cao hơn. Vậy nên mới có những câu chuyện như, khách "cọc" tới 500 triệu đồng nhưng đến phút cuối vẫn bị hủy cọc do chủ đất tìm được người mua khác trả giá chênh lên tới 1,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, diễn biến tâm lý của người bán và người mua hiện tại đã thay đổi trong bối cảnh thị trường địa ốc đang chững lại, đặc biệt sau thời gian "gồng" cả gốc lẫn lãi ngân hàng, nhiều người bán đất dù đã nhận cọc của khách nhưng vẫn nơm nớp lo sợ khách "quay xe" chấp nhận mất cọc. Phải tới khi giao dịch xong xuôi, nhận đủ tiền thì người bán mới thở phào nhẹ nhõm.


Diễn biến tâm lý của người bán và người mua đã thay đổi trong bối cảnh thị trường địa ốc đang chững lại
Diễn biến tâm lý của người bán và người mua đã thay đổi trong bối cảnh thị trường địa ốc đang chững lại

Nhận cọc nửa tỷ vẫn nơm nớp lo khách hủy

Câu chuyện của chị Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Được biết, vợ chồng chị Minh đều là nhà đầu tư bất động sản. Ngoài việc đầu tư, gia đình chị Minh còn đang sở hữu cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Chị Minh cho biết, sau khi ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất cho vay, khoảng 3 tháng trở lại đây, hoạt động kinh doanh của gia đình chị khó khăn hơn trước. Chi phí lãi vốn cho khoản tiền đầu tư đất cũng như đổ vào cửa hàng kinh doanh thực phẩm ngày càng gia tăng trong khi dòng tiền thu về nhỏ giọt.

Áp lực lãi vay đã khiến vợ chồng chị Minh quyết định bán lô  đất vùng ven Hà Nội để lấy tiền trang trải các khoản nợ vay. Theo đó, lô đất mà anh chị rao bán có diện tích hơn 600m2, nằm ở vị trí đẹp, gần sát với trục đường lớn. Mức giá và chị Minh chào bán là 9 tỷ đồng.

Rao bán đúng thời điểm thị trường khó khăn, suốt 3 tháng mảnh đất này vẫn chưa tìm được người mau. Thông qua môi giới, vợ chồng chị Minh cuối cùng cũng tìm được một nhà đầu tư đang đi "săn" đất vùng ven.


Dù nhận khoản cọc lớn nhưng vẫn lo lắng sợ bên mua huỷ cọc
Dù nhận khoản cọc lớn nhưng vẫn lo lắng sợ bên mua huỷ cọc

Nhà đầu tư này cho hay, trước đây khi thị trường ấm, khách mua đàm phán giá thấp tới 1 tỷ chị sẽ từ chối làm việc ngay lập tức. Nhưng hiện nay đã khác, để tìm được người mua có tiền thực sự rất khó. Do đó, khi khách ra giá hơn 8 tỷ đồng, vợ chồng chị Minh đã đồng ý luôn và yêu cầu cọc 500 triệu đồng. Bên phía người mua cũng thiện chí chuyển tiền.

Mặc dù nhận được khoản cọc lớn nhưng hai vợ chồng chị Minh vẫn lo lắng bên mua hủy cọc. Bởi trong giai đoạn này, gia đình chị đang rất cần tiền để trang trải các khoản nợ. Nếu không thể thu hơn 8 tỷ về, khó khăn sẽ càng khó khăn. Vì sợ khách "bùng" cọc nên chị Minh còn gọi điện giục khách sớm ký công chứng, chỉ cần ngày hoàng đạo chứ không nhất thiết phải chọn quá kỹ.

Nhà đầu tư này cũng thừa nhận, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào cảnh nhận cọc mà vẫn lo lắng người mua "bùng cọc" bởi thị trường xấu, chỉ sợ khách quay lưng không mua nữa. “Đúng là thời điểm tiền mặt là vua”, chị Mạnh nhấn mạnh.

Rao bán nhiều tháng mới tìm được khách "chốt"

Cũng trong tâm lý nhận cọc nhưng lo khách bùng, anh Thuận vừa thở phào vì đã ký công chứng thành công với người mua. Cụ thể. năm 2020, anh Thuận (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mua một căn nhà tại Mậu Lương, Hà Đông với mức giá là 2,3 tỷ đồng.

Ban đầu dự tính mua để ở, nhưng sau khi cả gia đình chuyển tới ở được 3 tháng, vợ chồng anh Thuận mới nhận thấy những bất cập khi mua nhà cách chỗ làm tới 12km. Đặc biệt là thời điểm sáng đi làm hoặc chiều tan tầm, vợ chồng anh phải mất tới 1 tiếng đồng hồi mới di chuyển về tới nhà. Do đó, vợ chồng anh Thuận quyết định cho thuê nhà đất và chuyển hướng tìm căn chung cư nhỏ gần chỗ làm.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất với vợ chồng anh là trong khoản tiền 2,3 tỷ đồng mua nhà, gia đình anh vay ngân hàng 1 tỷ đồng và trung bình mỗi tháng phải trả gốc lãi 10 triệu đồng. Đến năm thứ 2, số tiền này lên tới 12-13 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, số tiền cho thuê nhà đất thấp hơn tiền đi thuê chung cư. Chưa kể việc giục người thuê nhà trả tiền mỗi tháng cũng khiến anh Thuận rất bức xúc.

Cho đến giữa năm 2021, gia đình anh Thuận quyết định bán nhà, nhưng không may rơi đúng vào thời điểm Covid-19, việc rao bán không thành công. Đến tháng 6/2022, cho rằng đây là thời điểm bán nhà, chuyển sang mua chung cư vào nội thành cho tiện con cái học hành, vợ chồng anh đã kết thúc hợp đồng cho thuê, lấy lại nhà, sơn sửa rồi rao bán.

Để tránh việc dẫn khách đến xem nhà gặp vướng từ người đang thuê nên anh Thuận đã quyết định để nhà trống. Tuy nhiên, việc rao bán cũng không như mong đợi. Sau hơn 5 tháng rao bán, vợ chồng anh quyết định giảm 200 triệu đồng tiền lãi so với kỳ vọng để nhanh chóng có thể thoát hàng. Bởi anh lo ngại thị trường sẽ ngày càng trầm lắng thì đến năm 2023, khả năng càng khó bán. Đầu tháng 11 vừa qua, cuối cùng vợ chồng anh Thuận cũng tìm được khách mua nhà. Mặc dù nhận cọc 200 triệu đồng, nhưng vợ chồng anh vẫn rất lo khách sẽ "bùng" cọc.

Anh Thuận chia sẻ, nghĩ 200 triệu đồng là to thật nếu khách hủy cọc. Nhưng tâm lý muốn nhanh chóng bán nhà để thu tiền mua chung cư, khiến vợ chồng anh luôn trong trạng thái lo khách hủy cọc. Chưa kể, để nhà trống nhiều tháng, gia đình anh cũng mất đi khoản cho thuê trọ. Do đó, hai vợ chồng anh liên tục hối thúc khách mua nhanh chóng ký công chứng. Nhưng cũng phải đến 10 ngày sau ra công chứng sang tên sổ, vợ chồng anh Thuận mới thở phào chắc chắn vì cuối cùng cũng bán được nhà.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước