meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Rải cọc "lướt sóng" mong muốn kiếm tiền nhanh, nhà đầu tư bất động sản vỡ mộng

Chủ nhật, 16/10/2022-22:10
Khi thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu chững lại, chiêu thức đầu tư này đã trở nên "lỗi thời" kéo theo không ít nhà đầu tư chộp giật phải "bỏ của chạy lấy người".

Rải cọc lướt sóng bất động sản, nhà đầu tư nhận "trái đắng"

Trong thời điểm sốt đất diễn ra ở khắp địa phương trên cả nước, tình hình thanh khoản trở nên sôi động. Theo đó, chỉ cần đặt cọc lập tức vài ngày sau đã có thể bán sang tay cho người khác với mức giá cao hơn, hưởng chênh lệch.

Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại thì chiêu thức này đã trở nên '"lỗi thời", kéo theo hàng loạt nhà đầu tư chộp giật phải "bỏ của chạy lấy người".


Tham giàu nhanh, nhiều nhà đầu tư sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng" với mong muốn kiếm tiền nhanh
Tham giàu nhanh, nhiều nhà đầu tư sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng" với mong muốn kiếm tiền nhanh

Anh Nguyễn Văn Nghiệp, nhà đầu tư bất động sản tay ngang tại Hà Nội chia sẻ, hồi cuối năm 2021, nhận thấy thị trường bất động sản nhiều nơi lên cơn sốt, sẵn có trong tay 2 tỷ đồng, anh cũng tập tành bắt đầu tham gia đầu tư bất động sản. Sau khi khảo sát tại nhiều khu vực, anh Nghiệp quyết định xuống tiền mua một mảnh đất diện tích hơn 100m2 tại Mê Linh, với giá 3 tỷ đồng, tương đương gần 20 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, chỉ mới vài ngày sau khi đặt cọc đã có người mua chênh 100 triệu đồng. Thấy có lãi nên anh Nghiệp chốt bán, sau đó áp dụng chiêu thức rải cọc với mong muốn nhanh kiếm lời.

Nhà đầu tư này cho biết thêm, số tiền cọc bình thường khoảng 100 triệu đồng/lô, đầu năm 2022, anh đi nhiều nơi khảo sát giá đất rồi đặt cọc được 10 lô, sau đó nhờ môi giới tại khu vực tìm khách luôn. Khi đó, anh tính chỉ cần có lãi 50-100 triệu đồng/lô là sẽ bán ngay. Tuy nhiên, mọi toan tính của anh Nghiệp đều đổ vỡ, đến quý II/2022, thị trường bất động sản tại nhiều khu vực chững lại. Thanh khoản theo đó đột ngột sụt giảm, khiến những lô đất anh mua đã đặt cọc đều không bán được.

“Đặt cọc xong, tôi thấy thị trường có dấu hiệu chậm lại nên đã rao bán gấp bằng với giá cọc và trả môi giới hoa hồng cao hơn nên cũng bán được 4 mảnh. Còn 6 mảnh không tìm được người mua, trong khi đã đến hạn thanh toán nhưng tôi cũng không đủ tài chính ôm nên chấp nhận bỏ cọc. Mỗi lô mất 100 triệu đồng coi như còn là may”, nhà đầu tư này cho hay.

Như vậy, bằng chiêu thức rải cọc, chỉ trong thời gian ngắn anh Nghiệp đã mất ngay 600 triệu đồng.


Từ khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại, không ít nhà đầu tư chộp giật phải “bỏ của chạy lấy người”
Từ khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại, không ít nhà đầu tư chộp giật phải “bỏ của chạy lấy người”

Tương tự trường hợp trên, anh Quang Hùng, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, mặc dù không có nhiều vốn nhưng với mong muốn kiếm tiền nhanh từ bất động sản anh cũng sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng". Tuy nhiên, chỉ trong 1 tháng nhà đầu tư này đã mất đến 400 triệu đồng.

Theo chia sẻ của nhà đầu tư này, vốn có 1 tỷ đồng trong tay, trong 4 tháng qua, vì muốn tham gia thị trường nên anh cũng đi tìm đất. Ban đầu chỉ muốn mua mảnh đất nhỏ để tích lũy, nhưng vì được môi giới tư vấn đặt cọc 2 lô đất rồi bán ngay, thậm chí họ còn cho biết, bằng cách rải cọc lướt sóng, không ít người đã kiếm rất nhiều tiền chỉ với số vốn bỏ ra nhỏ. Thấy thuyết phục nên anh Hùng cũng làm theo.

Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng rơi vào trầm lắng, trong khi những mảnh đất anh Hùng đặt cọc vẫn chưa có người mua, nhưng đã đến hạn thanh toán. Lúc đó, anh Hùng tìm cách xoay sở tài chính để ôm nhưng không được. Cuối cùng đành chấp nhận bỏ cọc 2 lô đất và chịu số tiền thiệt hại 400 triệu đồng.

Việc lướt sóng bắt đáy chỉ dành cho các nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kiến thức về thị trường

Các chuyên gia cho rằng, đầu tư bất động sản khi nóng thực tế chỉ có khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, 80% còn lại là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc lướt sóng bắt đáy chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kiến thức về thị trường. Còn lại các nhà đầu tư "chết vì sốt đất" thường lại là những người mới, đầu tư theo đám đông trong khi ít kiến thức cũng như nắm bắt thông tin chậm.

Theo anh Nguyễn Khánh, một môi giới có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội chia sẻ, trên thực tế, chiêu thức rải cọc lướt sóng được một số người áp dụng nhằm nhanh chóng có lợi nhuận trong thời gian sốt đất. Tuy nhiên, cách thức đầu tư này có rất nhiều  rủi ro, bởi chỉ trong vòng 1 tháng muốn tìm được người mua chênh thì mảnh đất phải nằm ở khu vực tiền năng cũng như trong thời điểm thị trường đang rất sôi động.

Trong sốt đất, nhiều người đã áp dụng chiêu thức này nhưng vị trí mảnh đất không tốt nên cũng phải chấp nhận mất tiền vì cơ hội chỉ có 50%. Do đó, những nhà đầu tư mới đã tham gia thị trường một thời gian nhưng chưa có nhiều kiến thức cần xác định phải có tầm nhìn trung hoặc dài hạn. Lướt sóng cũng chỉ có thể bán chênh được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi thương vụ nhưng rủi ro kèm theo là quá lớn, lãi được 1-2 giao dịch nhưng chỉ cần 1 lần bỏ cọc là có thể mất trắng số tiền kiếm được trước đó.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự báo diễn biến thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, từ nay đến cuối năm, một số phân khúc có điểm sáng sẽ là bất động sản nghỉ dưỡng, công nghiệp, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp dư địa tiềm năng vẫn còn lớn. Đồng thời, nhu cầu đầu tư cũng như nhu cầu thực tại các phân khúc này là tương đối lớn. Chẳng hạn như phân khúc công nghiệp đang có tỷ lệ lấp đầy lên tới 89%, kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng của giới chuyên gia, hay đội ngũ công nhân cũng rất cao. Vì vậy, các địa phương sẽ cần đẩy mạnh phát triển các phân khúc và sản phẩm dịch vụ ăn theo.

Vị chuyên gia này cũng nhận định thêm rằng, mặc dù nhu cầu lớn nhưng những điểm nghẽn khó khăn có thể kể đến như các quy định của pháp luật hoặc thủ tục pháp lý đang khiến nhiều dự án nằm chờ chưa thể triển khai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước