Thị trường trái phiếu minh bạch góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư
“Cú sốc” thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua
Số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu cho thấy, tính từ đầu năm tới ngày 23/12/2022, giá trị phát hành trái phiếu mới (cả phát hành ra công chúng lẫn phát hành riêng lẻ) đạt gần 255.000 tỷ đồng, giảm gần 62% so với cùng kỳ. Trong đó, phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 61% (chiếm tỷ lệ 4% tổng giá trị phát hành), còn TPDN phát hành riêng lẻ giảm tới 63% (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).
Không chỉ giảm kỷ lục, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu cho hay, thị trường TPDN năm 2022 còn chứng kiến sự bất thường khi lượng mua lại trước hạn tăng đột biến.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu, tính từ đầu năm đến ngày 23/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Việc mua lại trước hạn tăng bất thường một phần do thị trường bất lợi, song đa phần là do làn sóng bán tháo trái phiếu của các trái chủ.
Như vậy, nếu trừ đi số trái phiếu mua lại trước hạn, năm 2022, doanh nghiệp chỉ huy động thêm được gần 55.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu, bằng 1/10 lượng phát hành ròng ra thị trường năm 2021. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp bị hụt gần nửa triệu tỷ đồng vốn huy động qua kênh trái phiếu so với năm ngoái. Trong năm 2021, các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu mới thành công 658.000 tỷ đồng, trong khi chỉ mua lại trước hạn 116.000 tỷ đồng.
Thấy gì từ “làn sóng” mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Đối với trái phiếu ở Việt Nam, bên cạnh yếu tố tác động chung, nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng tâm lý bởi các điều chỉnh về mặt chính sách
Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VMBA) - ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết, các chính sách để có thể bình ổn thị trường là hết sức cần thiết trong bối cảnh sau dịch bệnh.Doanh nghiệp bất động sản đau đầu trước áp lực đáo hạn trái phiếu
Rất nhiều các doanh nghiệp bất động sản đang gặp áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Đây là bài toán không dễ đối với các doanh nghiệp ngành địa ốc trong giai đoạn hiện nay.Thị trường trái phiếu rơi vào cảnh đóng băng từ tháng 4/2022, sau sự kiện Tân Hoàng Minh diễn ra cùng với các động thái thắt chặt quản lý của Chính phủ. Mặt dù vậy, sự điều chỉnh của thị trường trái phiếu sau 3 năm tăng trưởng nóng là điều đã được nhiều chuyên gia dự báo trước.
Niềm tin của nhà đầu tư chưa thể sớm trở lại, nên áp lực với thị trường TPDN trong năm 2023 vẫn còn lớn. Vẫn cần thời gian để doanh nghiệp và trái chủ thương thảo thu xếp các khoản nợ trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh năm 2023-2024.
Ngoài ra, lạm phát trên thế giới tăng mạnh, các nước đua nhau thắt chặt tiền tệ, dòng tiền thị trường suy yếu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi… cũng là các yếu tố cộng hưởng, khiến thị trường trái phiếu rơi xuống đáy.
Nhận định từ giới chuyên gia
Tại hội thảo “Sức khỏe thị trường tài chính và thị trường bất động sản cho Phát triển kinh tế nhanh và bền vững”, được tổ chức dưới sự bảo trợ của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết: “Sẽ có một khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáng kể đáo hạn trong giai đoạn 2023 đến 2025, với tổng trị giá hơn 700 nghìn tỷ đồng Việt Nam, chưa bao gồm tiền lãi”
Ông Lực cho biết các trái phiếu này chủ yếu được phát hành bởi các ngân hàng có quy mô lớn, kết quả kinh doanh khá tốt và ổn định. Bên cạnh đó, tính công khai, minh bạch được đảm bảo do các đa số NHTM đã được kiểm toán độc lập, kiểm toán quốc tế và niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ông cũng cho biết thêm, việc các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của NHNN. Và mục đích của đợt phát hành rất rõ ràng – tăng vốn cấp 2 và duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế như Basel II. Ông Lực cho biết thêm, các ngân hàng thương mại cũng có quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động tín dụng và đầu tư.
Đối với nhóm bất động sản, theo ông Lực, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 215 nghìn tỷ đồng Việt Nam (40 tỷ RM) trong năm 2021 và 50 nghìn tỷ đồng (9,4 tỷ RM) trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2022, đứng thứ hai về khối lượng. sau các tổ chức tín dụng, với lãi suất bình quân 10,35%/năm.
Do đó, lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản cũng rất lớn, đặc biệt trong hai năm tới, vào khoảng 115 nghìn tỷ đồng Việt Nam (21,5 tỷ RM) mỗi năm, chưa bao gồm lãi vay.
Để giải quyết vấn đề này, trong điều kiện bình thường, các doanh nghiệp sẽ tìm các nguồn vốn mới từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, khả năng hút vốn cho doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ còn khó khăn, ông Lực nói.Vi phạm liên tiếp khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút đáng kể, nhà đầu tư cá nhân cũng trở nên e ngại hơn sau những vụ việc vừa qua.
Ngoài ra, Nghị định 65/2022 đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tính trong háng 10 năm 2022, chỉ có một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với giá trị 210 tỷ đồng Việt Nam (39,3 triệu RM), giảm 99% so với năm trước.
“Thị trường chứng khoán không còn sôi động như trước nên việc huy động vốn qua kênh này vẫn khó khăn. Ngoài ra, việc bán tài sản để trả nợ hiện nay không dễ do thị trường bất động sản trầm lắng, phục hồi chậm. Do đó, một bộ phận doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản, có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu nếu không có giải pháp phù hợp, kịp thời”, ông Lực cho biết.
Giải pháp khởi đầu một thị trường TPDN 2023 đầy khởi sắc
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiin Ratings cho rằng, trước mắt cần rà soát, nhận diện và phân loại các tổ chức phát hành có rủi ro cao. Cần đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ, theo đó, các doanh nghiệp yếu kém phải chuẩn bị chiến lược hoặc cơ cấu lại nợ càng sớm càng tốt.
Đối với các đối tượng vi phạm, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục, bản án của tòa án và giải quyết nghĩa vụ nợ. Về trung và dài hạn, ông Thuận cho rằng các tổ chức phát hành cần tiếp tục chuẩn hóa các điều kiện phát hành và đa dạng hóa các sản phẩm như trái phiếu xanh.
“Cần chuẩn hóa các điều kiện tư vấn và phân phối, nâng cao tính minh bạch thông tin, phát huy vai trò đại diện chủ nợ, tòa án, thành lập quỹ bảo lãnh, áp dụng xếp hạng độc lập, hình thành đơn vị định giá trái phiếu.”
Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, ông Thuân cho rằng, doanh nghiệp cần phải tính tới các kênh huy động vốn khác. Đơn cử, trong tháng 10/2022, theo thống kê của Fiin Group, các doanh nghiệp đã huy động đến 1,9 tỷ USD vốn quốc tế. Mặc dù lãi suất không hề rẻ, song nguồn vốn này đã giúp doanh nghiệp gỡ khó được thanh khoản.
“Năm 2023, các doanh nghiệp có dự án tốt, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến, đặc biệt nên tận dụng kênh tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Còn với doanh nghiệp yếu, khó huy động vốn cần chủ động minh bạch và đàm phán với nhà đầu tư, tránh hậu quả không mong muốn”, ông Thuân khuyến nghị.
Với khó khăn của thị trường TPDN, trước mắt, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng giãn, hoãn nhiều quy định thêm 1 năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có kế hoạch tăng cường phối hợp, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhất là hành vi chào mời khách hàng gửi tiền tiết kiệm chuyển sang mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.