meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường tài chính tụt dốc, “điềm xấu” về kinh tế Trung Quốc?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Thị trường tài chính Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu cảnh báo đợt phong toả mới vì COVID-19 của chính quyền Bắc Kinh có thể dẫn tới thêm những biến động tồi tệ trong nền kinh tế.

Theo hãng tin Bloomberg, từ ngày 28/6, khi biến chủng phụ Omicron BA.5 của COVID-19 xuất hiện và lan rộng đã đặt  ra nguy cơ nhiều nhà máy của Trung Quốc phải đóng cửa, suy giảm tiêu dùng và cản trở hoạt động xây dựng. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index đã giảm khoảng 9%. Đây là chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông.


Thị trường tài chính Trung Quốc đang phát đi nhiều dấu hiệu cảnh báo tiêu cực
Thị trường tài chính Trung Quốc đang phát đi nhiều dấu hiệu cảnh báo tiêu cực

Cùng với đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm giá so với đồng USD. Tỷ giá Nhân dân tệ tại Thị trường Trung Quốc đại lục đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Căng thẳng tín dụng gia tăng khi tập đoàn địa ốc khổng lồ China Evergrande Group đang đứng trước nguy cơ có vụ vỡ nợ trái phiếu nội địa đầu tiên. Ngoài ra, còn vụ vỡ nợ 1 tỷ USD của công ty địa ốc Shimao cũng đang đặt ra nguy cơ về ảnh hưởng lan rộng. Chưa kể, giá quặng sắt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.

Mức định giá cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp và không còn đủ sức để thuyết phục được các nhà đầu tư “rót tiền” vào thị trường. Ngoài ra, thị trường cũng không tin rằng tài sản Trung Quốc có thể giữ vai trò một “hầm trú ẩn” trong những giai đoạn thị trường toàn cầu nhiều biến động. 

Tâm lý lo ngại các rủi ro quay trở lại cho thấy chính sách “Zero COVID” và việc chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với ngành công nghệ và bất động sản tiếp tục phủ bóng đen lên tâm trí của giới đầu tư dù rằng năm 2022 đã trôi qua một nửa. 

Chiến lược “Zero Covid” của chính quyền Bắc Kinh đã khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Hãng tin Bloomberg dẫn dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 4 bất ngờ giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu bán lẻ giảm 11,1% thay vì giảm 6,6% như dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 6,1%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ lập kỷ lục.


Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc
Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc hiện tại vẫn đang đánh cược và tin rằng kinh tế sẽ tăng trưởng và khởi sắc trong nửa sau của năm 2022. Nền kinh tế thứ 2 thế giới đã tăng cường các biện pháp kích cầu bằng cách thực hiện các chính sách tài khoá bao gồm thúc đẩy chi tiêu cho hạ tầng và cắt giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế không hề dễ dàng, bởi quốc gia này vẫn đang thắt chặt các hạn chế chống Covid nhằm dập tắt bất kỳ đợt dịch bùng phát nào.

Hôm nay (15/07), Trung Quốc sẽ công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý  II/2022. Theo dự báo, dữ liệu chính thức sẽ cho thấy nền kinh tế thứ 2 thế giới sẽ đạt mức tăng 1,2% trong quý II. Tuy nhiên, dựa trên nhiều số liệu công bố thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc thực chất đã giảm trong quý vừa qua.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang cắt giảm lượng thanh khoản bơm vào nền kinh tế. Từ đó có thể dẫn tới điều kiện tài chính thắt chặt hơn trong thời gian còn lại của năm nay.

“Những mối lo chủ yếu của nhà đầu tư hiện nay cũng là những mối lo mà họ đã có trước đây. Đó là khả năng các hoạt động kinh tế rơi vào gián đoạn lần nữa.  Xét nghiệm hàng loạt và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đã gây ra nhiều áp lực lên ngân sách của các chính quyền địa phương và hạn chế khả năng của họ trong việc kích cầu nền kinh tế”, Trưởng bộ phận chiến lược chứng khoán Peter Garnry của Saxo Bank nhận định.

Trong tuần này, chỉ 1 ca nhiễm COVID-19 mới được phát hiện ở tỉnh Hà Nam cũng đã khiến toàn bộ thành phố của tỉnh này đóng cửa 3 ngày. Macau, thủ phủ sòng bài của thế giới, cũng dừng phần lớn hoạt động kinh doanh trong vòng 1 tuần khi tái áp các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất.

Những động thái phong toả nghiêm ngặt đi kèm với một đợt biến động mới của thị trường đã khiến chỉ số Hang Seng China “bốc hơi” 4,8% trong hai phiên giao dịch đầu tuần này, cuốn phăng toàn bộ thành quả tăng trong tháng 6.

Trái phiếu USD của các công ty địa ốc Trung Quốc mất giá mạnh và sức ép đang lan sang cả các trái phiếu hạng khuyến nghị đầu tư. Theo đó, trái phiếu của China Vanke Co., công ty phát triển nhà lớn thứ hai của Trung Quốc về doanh số, giảm tới mức còn 0,05 USD/1 USD mệnh giá. Một chỉ số của Bloomberg đo giá trái phiếu USD có định hạng tín nhiệm “rác” (junk) của Trung Quốc giảm về gần mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.


Trái phiếu USD của các công ty địa ốc Trung Quốc mất giá mạnh
Trái phiếu USD của các công ty địa ốc Trung Quốc mất giá mạnh

Sự sụt giảm của thị trường tài chính Trung Quốc trong tuần này diễn ra dù dữ liệu tín dụng cho thấy các nỗ lực kích cầu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cuối cùng đã thúc đẩy hoạt động cho vay - một chìa khoá để bù đắp những tổn thất kinh tế gây ra bởi việc theo đuổi Zero Covid.

Tổng lượng vốn tín dụng cấp mới trong tháng 6 đạt 5,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 773 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với dự báo. Tuy nhiên, hiện chưa rõ hoạt động cho vay này có dẫn tới sự cải thiện nhu cầu nội địa hay không.

Trước đó, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ghi nhận sản lượng công nghiệp trong tháng 5 bất ngờ tăng 0.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó có thể được coi là tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Dữ liệu ngành cho thấy sản lượng khai khoáng tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh hơn nhiều tốc độ 0,1% của các ngành sản xuất lớn khác. Riêng sản lượng than tăng tới hơn 10% trong tháng 5.

Nhưng trái ngược với số liệu chính thức, ngày càng nhiều nhà kinh tế cho rằng đó chỉ là bề nổi. Nền kinh tế thứ 2 thế giới vẫn ở trong tình trạng suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch.

Tuy vậy, nhóm chuyên gia tại Nomura Holdings chỉ ra sản lượng điện, xi măng, thép thô, ôtô và điện thoại thông minh sụt giảm. Các chỉ số dịch vụ như vận chuyển hàng hóa đường bộ cũng giảm hơn 19% so với một năm trước đó. Đà giảm có khả năng kéo dài trong tháng này. Theo công ty hậu cần số G7 Connect, chỉ số hoạt động của xe tải chở hàng đã giảm hơn 20% trong nửa đầu tháng 6.

Theo khảo sát của NBS, trong tháng 5, sản lượng của 10 trên 17 loại hàng hóa công nghiệp đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản lượng ôtô giảm 5%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước