meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc ra sức kiểm soát BigTech, Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút đầu tư lớn?

Thứ năm, 14/07/2022-22:07
Khi Trung Quốc tiến hành thắt chặt các quy định, dường như thời kỳ hoàng kim của các BigTech đã không còn nữa. Liệu điều này có mở ra cơ hội giúp Việt Nam thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài?

Chấm dứt thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ

Chỉ trong vòng 1 năm, các lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc đa phần bị phân bố lại. Khi quốc gia này đưa ra nhiều quy định về bảo vệ dữ liệu, vốn được coi là vấn đề an ninh quốc gia. Các hãng công nghệ lớn như Ant, Meituan và Didi thuộc vào tầm ngắm của những cuộc thăm dò. Các nhà đầu tư Bitcoin, nhà giao dịch tiền mã hóa hay những người mới chơi video nhận thấy rằng mình đang là đối tượng đang được Bắc Kinh chú ý.

Trước đó, các công ty công nghệ hầu như được “thả tự do” trước các quy định của Trung Quốc. Nếu không có sự hỗ trợ từ chính phủ thì các công ty này khó có thể hùng mạnh được như vậy. Họ không những không phải lo lắng sự cạnh tranh của những hãng công nghệ lớn nước ngoài mà còn được phép phát triển trong môi trường đặc biệt. 


Alibaba và các công ty công nghệ khổng lồ khác của Trung Quốc đã chịu sự giám sát chặt chẽ của chính phủ trong năm qua
Alibaba và các công ty công nghệ khổng lồ khác của Trung Quốc đã chịu sự giám sát chặt chẽ của chính phủ trong năm qua

Đây được coi như là “thời kỳ tăng trưởng thử nghiệm”, theo Tiffany Wong, một nhà tư vấn tại Sinolytics, công ty nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc. Các công ty công nghệ này ngày càng phát triển hơn và khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào họ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tháng 10/2020, tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Bund, người sáng lập Alibaba Jack Ma đã kêu gọi các nhà quản lý hãy đổi mới và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Với gần 90% doanh thu từ các sản phẩm tài chính, nhưng Ant lại cho rằng mình là một công ty công nghệ và khiến cho ngân hàng truyền thống, giao diện người dùng vào các dịch vụ bị phụ thuộc. Phổ biến nhất là dịch vụ ghép các khoản vay nhỏ lại và bán chúng cho ngân hàng. Vì thế, Ant mang về khối lợi nhuận lớn mà không phải chịu rủi ro.

Tuy nhiên, phía các nhà quản lý đã bày tỏ mối quan ngại với lãnh đạo cao nhất và cuối cùng sự cân đối giữa đổi mới và quản trị đã được quản lý giám sát chặt chẽ. Vốn là đất nước khá nhạy cảm với những rủi ro liên quan đến vấn đề ổn định tài chính, các ngân hàng quốc doanh, nhà quản lý tài chính hàng đầu Trung Quốc và các nhà quản lý đang theo dõi các công ty Fintech lớn quan ngại rằng Ant sẽ xâm lấn vào lãnh thổ của mình. 

Trong khi đó, các khoản vay để sử dụng cho tiêu dùng ngày càng bị Ngân hàng trung ương đưa ra các chính sách thắt chặt hơn bởi nếu các ngân hàng không thể trụ vững thì ngân hàng trung ương sẽ đứng ra để bảo lãnh.

Do vậy, những gã công nghệ khổng lồ đã bị bay màu hàng tỷ USD khỏi giá trị thị trường của Trung Quốc. Các doanh nghiệp phải tự vận động phù hợp để thích ứng với chính sách đưa ra. Công ty thương mại điện tử Alibaba đã phải chịu mức phạt  2 tỷ bảng Anh vào tháng 4/2021 với lý do lạm dụng vị trí nhằm thống lĩnh thị trường.

Trung Quốc ra sức kiểm soát BigTech, Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút đầu tư lớn? - ảnh 2

ByteDance - công ty mẹ của TikTok phải hoãn kế hoạch niêm yết ở nước ngoài. Trong khi, giám đốc công ty giao đồ ăn Meituan-Dianping, Wang Xing trên WeChat cho rằng tên công ty của ông có ý nghĩa là “thịnh vượng chung” là mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc hướng tới.

Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang có những động thái giống như cuộc thâu tóm quyền lực thuần túy hay là cuộc va chạm giữa công và tư nhân nhằm quay lưng với “con cưng” công nghệ lớn. Tuy nhiên, chính phủ cũng không hoàn toàn quay lưng với tất cả các công ty tư nhân. Bởi hiện các chính sách hỗ trợ phát triển chip đang được Bắc Kinh nỗ lực đưa ra trước những vấn đề về chuỗi cung ứng gây chao đảo nền kinh tế toàn thế giới. Điều Trung Quốc muốn đó là thay vì gây ra những rủi ro cho họ thì các hãng công nghệ lớn cần thay đổi phù hợp và thích ứng với những chính sách ưu tiên của quốc gia này.

Trong khi các BigTech cần phải nâng cao cảnh giác trước bối cảnh bị quản lý chặt chẽ thì các công ty công nghệ với quy mô trung bình lại nhận thấy đây là cơ hội phát triển. Các công ty công nghệ mới có nhiều không gian hơn để vươn lên thay vì chắc chắn sẽ được mua lại bởi Tencent hoặc Alibaba như trước đây. Tận dụng cơ hội khi Didi bị xóa sổ khỏi các cửa hàng ứng dụng (mặc dù vẫn có thể dùng khi tải xuống), thì T3, Gaode và Dida đã nhanh chóng phát hàng các loại mã giảm giá nhằm lôi kéo các khách hàng.

Và đây có lẽ là mốc đánh dấu chấm dứt kỷ nguyên tăng trưởng mạnh mẽ của các gã công nghệ khổng lồ ở Trung Quốc.

Việt Nam với cơ hội thu hút nguồn vốn mới

Theo Bloomberg, các động thái siết chặt của Trung Quốc đã làm cho các nhà đầu tư rời khỏi thị trường vốn Trung Quốc. Trong đó, dòng vốn từ Mỹ đã bay màu và có lẽ sẽ “vĩnh biệt” thị trường này trong đợt áp đặt các quy định của Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc đã từng được JP Morgan và các ông lớn trên Phố Wall đánh giá là không thể đầu tư.

Mặc dù đã từng vào vai đối thủ đáng gờm của Thung lũng Silicon, Trung Quốc hiện phải đứng nhìn các khoản đầu tư mạo hiểm không ngừng lao dốc. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Preqin, khoảng 40% các giao dịch được thực hiện ở Trung Quốc bị giảm đi so với năm ngoái, trong 5 tháng đầu năm 2022 số lượng xuống còn khoảng 34 tỷ USD. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân cũng giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm trước, chỉ huy động được số vốn 6,2 tỷ USD.

Trung Quốc ra sức kiểm soát BigTech, Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút đầu tư lớn? - ảnh 3

Hiện tại, những hãng công nghệ nổi tiếng một thời của Trung Quốc phải đối mặt với mức tăng trưởng doanh thu thảm hại chỉ với 1 con số ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất. Những quy định thắt chặt khiến cho nhiều người lo ngại rằng thời kỳ "gà đẻ trứng vàng" sẽ biến mất. Có thể đợt IPO lịch sử Ant sẽ không thể thực hiện được nữa; Didi khó có thể mở rộng đầu tư ở nước ngoài; còn Tencent và Alibaba cho biết họ sẽ chuyển hướng vào những lĩnh vực ổn định hơn như mạng xã hội, thương mại online, nhường lại vị trí đứng đầu cho những lĩnh vực chưa bị hạn chế chẳng hạn như  Fintech.

Trước tình hình đó, Việt Nam được cho là quốc gia có vị trí chiến lược và địa điểm hấp dẫn, ổn định để đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, có thể Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng lợi và là đối tượng đầu tư thay thế cho Trung Quốc.

Theo đánh giá của ông Dominic Scriven, Trưởng nhóm công tác thị trường vốn của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào  thị trường vốn của Việt Nam còn thấp mặc dù Việt nam đang có một nền kinh tế mở. Thị trường Việt Nam có thể đạt được hơn nhiều mức hiện tại.

Ông Dominic Scriven cũng đề xuất rằng: “Chúng ta có thể thay đổi tình hình hiện tại bằng việc nỗ lực phối hợp mặc dù để giải quyết tất cả các vấn đề để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không hề đơn giản. Việc đầu tiên, cần phải tiến hành nhanh chóng việc đưa TP. HCM thành một trung tâm tài chính của khu vực, tìm ra những lĩnh vực nổi trội hơn so với các đối thủ”.

Ngoài những lợi thế như: vị trí thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ, chính trị hòa bình ổn định,... Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi môi trường đầu tư khá năng động và cởi mở, nhiều chính sách khuyến khích chính quyền địa phương. Các hoạt động sản xuất ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường rộng lớn nhờ việc tham gia vào CPTPP và EVFTA. Chính vì thế, tương lai Việt Nam kỳ vọng là một điểm đến lý tưởng cho dòng FDI nước ngoài khi rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Theo nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Kinh tế - ĐH Duy Tân và ĐH Thương mại cho rằng trước những diễn biến mới của thị trường với nhiều cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có những định hướng tích cực để thu hút được nguồn FDI trong thời gian tới như sau:

Điều đầu tiên, Các ban ngành cần phối hợp với nhau nhằm xây dựng chiến lược cụ thể thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn. Sau đó trình lên Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.

Hai là, không lơ là chủ quan, tiếp tục tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, khôi phục nền kinh tế sau đại dịch giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt khai thác được thị trường Việt Nam.

Ba là, xây dựng quy trình xử lý các thủ tục hành chính nhanh gọn, kịp thời điều chỉnh và cập nhật phù hợp trong việc phân cấp phê duyệt đầu tư. Đưa ra các chiến lược dài hạn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Bốn là, cần chuẩn bị các thao tác thu hút nguồn FDI trong dài hạn, ưu tiên chính sách chất lượng cao, các dự án có giá trị lớn, các mô hình hiện đại.

Cuối cùng, luôn tạo điều kiện và khuyến khích các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với công nghệ nước ngoài, các kỹ năng tiên tiến đồng thời giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài tập trung vào các công đoạn chính tạo ra sản phẩm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước