Thị trường nhà ở trong năm tới sẽ tiếp tục sụt giảm về số lượng giao dịch
BÀI LIÊN QUAN
Vòng tuần hoàn của thị trường bất động sản Việt Nam: Hết thăng lại trầmBĐS phụ cận khu công nghiệp Sông Công vẫn sôi động bất chấp biến động thị trường chungBất động sản đang khó
Mặc dù đã bước sang những tháng cuối cùng của năm, nhưng thị trường bất động sản vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong số đó, vấn đề khó giải quyết nhất vẫn là sự lệch pha cung - cầu. Hiện nay, phần lớn nhu cầu đang tập trung vào phân khúc các sản phẩm trung cấp, bình dân nhưng trên thực tế, nguồn cung phân khúc cao cấp và hạng sang lại đang chiếm lĩnh thị trường.
Doanh nghiệp địa ốc mong chờ điều gì từ tổ công tác gỡ khó cho thị trường BĐS?
Nhiều chủ doanh nghiệp và chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ được giải cứu khi Thủ tướng thành lập Tổ công tác giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp và một số địa phương trong thực hiện các dự án bất động sản.Thị trường có tạo bong bóng bất động sản hay không?
Báo cáo tài chính quý III/2022 của các doanh nghiệp bất động sản lớn tiết lộ những điều thú vị. Trong đó, đáng chú ý là lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng cao trong quý vừa qua. Điều này khiến người ta lo lắng so sánh với bong bóng bất động sản năm 2012. Vậy thực hư điều này thế nào?Chính vì vậy, việc nguồn vốn tín dụng chảy vào thị trường bất động sản đang bị kiểm soát và khả năng lãi suất tăng cao trong thời gian tới sẽ tiếp tục là nguyên nhân khiến khả năng hấp thụ của các dự án chào bán mới trong thời gian tới. Theo đó, trong quý III vừa rồi, các dự án mở bán mới tại thị trường TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ hấp thụ là một ví dụ.
Cụ thể, tỷ lệ hấp thụ tại kỳ mở bán đầu tiên của các dự án mới tính trong quý vừa rồi chỉ còn 55%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Trước những diễn biến tiêu cực của thị trường, nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là giới đầu tư dạng đầu cơ, lướt sóng.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang đối mặt với nguy cơ xảy ra những rủi ro khó đoán định, những nhân tố xấu này không chỉ gây ảnh hưởng tới thị trường nhà đất mà còn đe dọa đến nền kinh tế trong nước. Điều này, khiến giới kinh doanh bất động sản vẫn đang loay hoay đi tìm phương án giải quyết.
Nhất là khi nền kinh tế toàn cầu cũng đang gặp phải một số những khó khăn nhất định. Cụ thể, cả hai yếu tố là lãi suất và đồng USD đều đang có xu hướng tăng đã khiến đồng nội tệ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ bị suy yếu, đây tiếp tục là một nút thắt khó gỡ của thị trường Việt Nam trong năm tới.
Riêng thị trường nước ta, tính đến thời điểm này nguồn vốn tắc nghẽn được xem là một trong những nguyên nhân gây khó nhiều nhất, nhất là khi Nhà nước bắt đầu triển khai những hoạt động kiểm soát sự tăng trưởng "nóng" của thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia, mặc dù các yếu tố vĩ mô hiện tại đang có những tác động rất lớn tới đà phục hồi của thị trường bất động sản sau đại dịch. Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường trái phiếu và các hoạt động cho vay vốn dài hạn vẫn được kỳ vọng sẽ mang đến các kết quả tích cực.
Thị trường cuối năm nay không có nhiều thay đổi
Với những khó khăn hiện tại, dòng chảy thị trường bất động sản sẽ đổ về đâu là vấn đề được quan tâm nhất lúc này. Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định, thị trường cuối năm nay không có nhiều thay đổi so với hiện tại. Theo đó, nguồn cung vẫn sẽ tiếp tục hạn chế, nguồn vốn vẫn là yếu tố gây khó cho cả nhà đầu tư lẫn người mua nhà.
Bên cạnh đó, với đà tăng giá như hiện tại, mức giá nhà đã tăng vượt quá khả năng mua của số đông người có nhu cầu thực khiến người mua nhà sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Thêm nữa, khả năng tiếp cận vốn vay vẫn còn trong giai đoạn hạn chế, do đó thị trường sẽ tiếp tục chịu cảnh trầm lắng.
Bên cạnh đó, nói thêm về nguy cơ xảy ra làn sóng cắt lỗ thời điểm cuối năm, giới chuyên gia đều cho rằng, hiện tượng nhà đầu tư cắt lỗ, thanh lý bất động sản đã ôm từ trước nhằm thu hồi vốn có thể sẽ xảy ra, nhất là khi ở giai đoạn gần hết năm, áp lực tài chính đang đè nặng trên vai các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng không nên nôn nóng việc thanh lý tài sản, tránh trường hợp mất giá sản phẩm.
Thị trường nhà ở trong năm tới sẽ tiếp tục sụt giảm về số lượng giao dịch
Dự báo tình hình thị trường trong năm tới, Giám đốc điều hành CBRE cho rằng, thị trường nhà ở, trong năm tới sẽ tiếp tục sụt giảm về số lượng giao dịch. Tuy nhiên, việc nguồn cung hạn chế chưa được giải quyết vẫn sẽ khiến các dự án mới ghi nhận mức tăng giá nhẹ.
Để thị trường bất động sản tích cực hơn trong tương lai, chuyên gia khuyên rằng, nhà đầu tư nên thay đổi chiến thuật kinh doanh, tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, đồng thời nên tìm hiểu các sản phẩm bất động sản có khả năng đưa về nguồn doanh thu bền vững, đều đặn. Trong đó, bà Dung nhấn mạnh, bất động sản công nghiệp và văn phòng là hai phân khúc bất động sản sẽ dẫn dắt thị trường trong năm tới.
Theo số liệu tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 50% nhà đầu tư đang mắc kẹt trong các khoản vốn vay đầu tư bất động sản.
Con số này không phải là con số thống kê chính xác nhưng qua đây có thể phản ánh phần nào thực tế của thị trường hiện tại. Lúc này, người mua nhà đã không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng trong suốt nhiều tháng nay, người đi vay hiện hữu gồng gánh những khoản nợ nợ với mức lãi suất tăng cao khiến thị trường gần như bị ngưng lại.
Thời điểm trước, một số nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính để lướt sóng kiếm lời, nhưng nay lại lâm vào cảnh không thể bán được sản phẩm như dự tính trước đó ngay cả khi họ giảm lợi nhuận kỳ vọng xuống mức thấp nhất có thể.
Trước tình hình hiện tại, các nhà đầu tư vẫn đang cố gắng bám trụ để theo dõi diễn biến thị trường và các chính sách tín dụng trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo.
Hầu hết nhà đầu tư trong năm tới sẽ kỳ vọng vào việc thoát hàng nhiều hơn là kỳ vọng về lợi nhuận. Trong số đó, một vài nhà đầu tư có thể sẽ ưu tiên tất toán ngân hàng sớm thay vì thoát hàng cắt lỗ bằng mọi giá.