Thị trường nhà đất vẫn sẽ bùng nổ mạnh mẽ bất chấp đại dịch kéo dài và kinh tế suy thoái
BÀI LIÊN QUAN
Giá đất chạy trước quy hoạch “thành phố trong thành phố”: Những hệ luỵ tai hại cho thị trường bất động sảnBốn chính sách nổi bật tác động tới thị trường bất động sảnVùng “trũng” của thị trường bất động sản TP. Hồ Chí MinhNhững tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu sẽ không thể ngăn cản sự phát triển của thị trường nhà đất. Thậm chí, đó còn thể là nguyên nhân thổi bùng giá bất động sản lên ngưỡng mới.
Nhu cầu về nhà ở tăng nhanh chóng
Dịch bệnh Covid - 19 cùng cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy thế giới rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, khiến cho hàng triệu người giảm hoặc mất thu nhập, thất nghiệp, thậm chí nghèo đòi. Thế nhưng giữa cuộc khủng hoảng trầm trọng, thị trường nhà đất vẫn có bùng nổ mạnh mẽ. Nhu cầu về nhà ở, một nơi an cư lâu dài tỷ lệ nghịch với nguồn cung khiến cho giá nhà liên tục tăng cao. Điều này mang đến những lợi ích cho chủ sở hữu nhưng lại khiến khách mua nhà vô cùng đau đầu.
Dẫu vậy, người dân trên toàn thế giới vẫn đổ xô đi mua nhà khi đây là kênh đầu tư an toàn, trú ẩn tài sản hiệu quả. Thị trường nhà ở đã thu hút đông đảo người mua do tâm lý lo sợ bỏ lỡ, dù là mua ngôi nhà thứ nhất hay mua nhà để đầu tư. Thị trường bất động sản chịu thêm nhiều áp lực nặng nề bởi phần lớn các khách hàng chọn mua thêm nhà chứ không phải bán căn nhà hiện tại để mua nhà mới.
Bốn chính sách nổi bật tác động tới thị trường bất động sản
Chuyên gia cảnh báo những rủi ro sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2022
Năm 2022, thị trường bất động sản sẽ hồi phục và nhanh chóng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới. Tuy nhiên, khi nhiều cơ hội mở ra thì cũng ẩn chứa không ít những rủi ro, thách thức như hậu Covid - 19 hay ảnh hưởng từ cuộc chiến quân sự trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ hứng chịu rủi ro kép về phương diện pháp lý và thị trường.Vùng “trũng” của thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh
Bất động sản Bình Chánh được các chuyên gia nhận định tiềm năng phát triển rất tốt. Khu vực này đang được hưởng nhiều lợi thế từ làn sóng khu công nghiệp mới cũng như được quy hoạch lên thành phố vào năm 2025.Giá đất chạy trước quy hoạch “thành phố trong thành phố”: Những hệ luỵ tai hại cho thị trường bất động sản
Sau thông tin xúc tiến đề xuất chuyển một số huyện tại Hà Nội và TP HCM lên thành phố, giới đầu tư đã đổ về nhiều khu vực thuộc các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ thuộc TP HCM và Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn tại Hà Nội để "săn" đất khiến giá nhà đất các khu vực này liên tục tăng “nóng”.Ngoài ra, nhiều công ty cũng dần chuyển sang mô hình làm việc trực tuyến tại nhà để hạn chế lây lan dịch bệnh. Do vậy, nhu cầu mua nhà để thuận tiện sinh hoạt và trở thành một nơi trú ẩn trong thời đại dịch ngày càng tăng cao. Nhiều người sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ở trung tâm thành phố lớn để chuyển đến vùng ngoại ô rộng rãi, không gian sạch sẽ thoáng mát, đáp ứng tối đa nhu cầu công việc và học hành. Đại dịch đã thay đổi cách nhìn nhận của người dân về nơi sống cũng như định nghĩa về một ngôi nhà.
Sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến cho bất động sản ở khắp mọi nơi đều tăng giá. Đà tăng sẽ còn có thể kéo dài tùy vào diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu đối với tiện nghi thành thị của khách hàng.
Không có đủ nhà ở để bán
Dịch bệnh Covid - 19 đã khiến cho nguồn cung nhà ở ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến cho giá nhà ở tăng “phi mã”. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không có nhiều người chắc chắn về quyết định mua bán nhà, vì thế số lượng nhà ở niêm yết bán trên thị trường giảm. Các doanh nghiệp hạn chế mở bán dự án mới do lo ngại tính thanh khoản thấp.
Nguyên vật liệu tăng do nguồn cung giảm và chi phí nhân công đắt đỏ cũng khiến cho số lượng dự án nhà mới xây suy giảm. Thêm vào đó, quy hoạch nhà ở tại nhiều địa phương đang bị siết chặt cũng khiến quá trình xây dự án nhà mới vô cùng khó khăn.
Nếu không có phương án tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là ở những phân khúc bình dân đáp ứng túi tiền của hầu hết bộ phận khách hàng thì sự bất bình đẳng và mất an ninh nhà ở sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày càng có nhiều người không thể bước chân vào thị trường nhà ở do khả năng tài chính không thể theo kịp giá nhà.
Những người có thu nhập thấp cũng không có đủ “tín nhiệm” để được vay mua nhà và họ gần như bị bỏ lại phía sau, đẩy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tăng lên, dẫn đến tâm lý bất bình đẳng xã hội tăng cao. Hầu hết giới chuyên gia đều cho rằng để hạn chế tình trạng này cần có biện pháp cải thiện quy hoạch nhà ở, nới rộng chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra cần có thêm chính sách ưu đãi tín dụng cho người mua nhà thu nhập thấp.