Các nghị quyết này nhằm tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền để 2 địa phương này phát triển và tạo thành động lực tăng trưởng mới cho thành phố trong tương lai.
TP Thủ Đức được kỳ vọng trở thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 30 tổng sản phẩm toàn thành phố. Huyện Cần Giờ được định hướng phát triển thành khu đô thị sinh thái biển, trở thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2025 – 2030.
Huyện Cần Giờ được định hướng phát triển thành khu đô thị sinh thái biển.
Các cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Thủ Đức vẫn đang được các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, lãnh đạo TP Thủ Đức đề xuất TP Hồ Chí Minh mạnh dạn phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn nữa cho TP Thủ Đức để chủ động giải quyết nhiều vướng mắc đang đối mặt cũng như những vấn đề phát sinh trong tương lai.
Ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các sở ngành, địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về TP Thủ Đức và huyện Cần Giờ sau khi được ban hành. Trong năm 2022, TP Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành đề án phân cấp, ủy quyền cho TP Thủ Đức và đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Thủ Đức.
Đối với huyện Cần Giờ, trong năm 2022 sẽ tổ chức quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (rộng 2.870 ha) và quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giờ.
Ngày 6/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghị định mới này thay thế cho Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015.
Nghị định 02/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2022.
Theo đó, Nghị định số 02/2022 có những điểm mới cần lưu ý liên quan đến kinh doanh bất động sản như: Việc minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh bất động sản; Bãi bỏ quy định về vốn pháp định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; Áp dụng thống nhất các khung mẫu hợp đồng kinh doanh bất động sản; Quy định về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và có sẵn; Quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
Ngày 15/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, quy định một số trường hợp được miễn phí trước bạ nhà, đất. Nghị định mới sẽ thay thế cho Nghị định 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị định 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019.
Nghị định 10/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2022.
Theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP, miễn lệ phí trước bạ với nhà, đất thuộc các trường hợp như đất nhận thừa kế; đất trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc và nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
Từ ngày 1/3/2022 nhiều trường hợp nhà đất được miễn lệ phí trước bạ.
Bên cạnh đó là đất sử dụng vào các mục đích công cộng; thăm dò, khai thác khoáng sản; nghiên cứu khoa học; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng nhà để chuyển nhượng.
Các trường hợp được giao, cho thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.
Ngoài ra, các trường hợp như đất khai hoang, đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp, đất sử dụng mục đích cộng đồng tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, đất nghĩa trang, đất quốc phòng an ninh, trụ sở các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp, tổ chức ngành nghề… cũng được miễn lệ phí trước bạ.
Quy định trên cũng cho phép miễn lệ phí trước bạ với các trường hợp như nhà ở hộ gia đình tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở.
Quy định trên cũng cho phép miễn lệ phí trước bạ với các trường hợp như nhà ở hộ gia đình tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở.
Đất tái định cư, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà xưởng của cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nhà, đất của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; môi trường theo quy định của pháp luật đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động này.
Nhà, đất của cơ sở ngoài công lập đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
Nhà, đất của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật.
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 28/2/2022 và có một số điểm mới đáng chú ý như quy định mức phạt tiền tối đa trong hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà,...