meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường đang không mặn mà với Startup kỳ lân

Thứ tư, 21/09/2022-23:09
Các “kỳ lân” ra đời trong quý III/2022 nói riêng và cả năm 2022 nói chung đang ghi nhận sự chững lại rõ rệt về số lượng trên quy mô toàn cầu.

Vào năm 2021, vốn đầu tư chào vào các startup công nghệ bùng nổ, tăng gấp đôi so với năm trước đó và chạm mốc 621 tỷ USD. Theo đó, số lượng những startup “kỳ lân” (đạt đỉnh giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) đều ghi nhận sức bật mạnh mẽ.

Đã có 537 công ty khởi nghiệp “kỳ lân” mới xuất hiện vào năm 2021, tương ứng với việc mỗi ngày làm việc trung bình có 2 startup “kỳ lân” ra đời. 

“Kỳ lân” là biệt danh của những công ty khởi nghiệp được định giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng những startup này muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán lại bắt đầu có nguy cơ “tuyệt chủng” ở trên phố Wall, CNN dẫn tin.

Thị trường chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và những công ty ra mắt thông qua việc sáp nhập vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) thông thường khá khan hiếm vào mùa hè. Tuy nhiên, số lượng thương vụ IPO năm 2022 của giới startup nói chung và các kỳ lân nói riêng rõ ràng đang có sự suy giảm khi nền kinh tế toàn cầu phải đối diện với nhiều biến động bất ổn. 

Lý do dẫn tới sự khan hiếm startup “kỳ lân” năm 2022

Vốn đầu tư vốn đổ dồn vào startup hiện nay đang chững lại. Trong mỗi quý, số lượng startup đã đạt tới cột mốc “kỳ lân” ngày càng ít đi. Trong quý II/2022 chỉ ghi nhận có 87 startup “kỳ lân” mới, tương đương với khoảng 1,4 startup “kỳ lân” mới xuất hiện trong mỗi ngày làm việc. Tình hình trong quý III/2022 có nguy cơ tồi tệ hơn. Với tốc độ phát triển hiện nay, theo dự đoán của CB Insights, trong quý này có thể chỉ nhận 27 kỳ lân trên toàn cầu.


 
 

 

Thực tế là hệ sinh thái startup trong năm 2022 vẫn có sự khởi đầu rực rỡ khi danh sách các kỳ lân lần đầu chạm mốc 1.000 startup vào tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, những yếu tố vĩ mô như lãi suất và lạm phát tăng mạnh, các sự kiện địa chính trị như xung đột giữa Nga – Ukraine đã khiến thị trường phải e dè hơn với các hoạt động đầu tư.

 

Tại thị trường đại chúng, giá cổ phiếu của nhiều công ty công nghệ lớn đang tụt dốc liên tục. Trong khi nhiều startup ở giai đoạn cuối cũng tạm dừng, thậm chí hủy bỏ các kế hoạch IPO.

Nhiều nhà đầu tư trên thị trường tư nhân cũng dần thu hẹp quy mô đầu tư sau khi ghi nhận những khoản lỗ lớn. Cùng lúc đó, hoạt động “exit” cũng đã giảm nhiệt.

Các startup “kỳ lân” đang dồn về khu vực nào?

Để thấy được sự chững lại của làn sóng kỳ lân một cách rõ nhất thì hãy quan sát thị trường Mỹ và châu Á. Tại Mỹ, đang chứng kiến tỷ trọng kỳ lân trong quý II giảm xuống 5%. Trong khi đó tại quý II/2022, tỷ trọng startup kỳ lân của châu Á đã giảm xuống dưới mức 20% liên tiếp trong 2 quý.

Ngược lại, châu Âu ghi nhận bối cảnh tươi sáng hơn khi tỷ trọng kỳ lân của khu vực tăng lên 19% và là quý 3 liên tiếp tăng trưởng, vượt qua châu Á.

Trong 10 startup “kỳ lân” giá trị nhất ra đời vào quý II/2022, có 3 kỳ lân tới từ châu Âu là SonarSource (Thuỵ Điển) được định giá 4,7 tỷ USD, BackBase (Hà Lan) được định giá 2,7 tỷ USD, Oura (Phần Lan) được định giá 2,6 tỷ USD.


SonarSource (Thuỵ Điển) được định giá rất cao lên tới 4,7 tỷ USD
SonarSource (Thuỵ Điển) được định giá rất cao lên tới 4,7 tỷ USD

Môi trường gọi vốn của châu Âu đang được duy trì rất tích cực dù vẫn đang có mức giảm 13% vào quý II so với quý trước đó. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn thấp hơn so với châu Á và Mỹ.

Có nhiều yếu tố dẫn tới điều này, một trong số đó là vì Mỹ đã tăng lãi suất sớm hơn châu Âu. Có nghĩa là các nhà đầu tư tại Mỹ có xu hướng “rút chân” nhanh hơn. Cùng với đó, những nhà đầu tư lớn như Tiger Global, SoftBank vốn đang gây sự chú ý tại thị trường châu Á và Mỹ. Vì vậy, khi họ có dấu hiệu giảm tốc đầu tư thì châu  u sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Tuy nhiên, theo dự đoán của CB Insight, cùng với việc các ngân hàng trung ương tại châu Âu chuẩn bị tăng lãi suất thì tình hình tương tự có thể xuất hiện sớm hơn tại khu vực này.

Tìm ngành giảm số lượng kỳ lân lớn nhất

Trong câu lạc bộ startup kỳ lân trên toàn cầu, tuy mảng công nghệ tài chính (fintech) có đóng góp tới 25% số lượng thành viên trong quý II, nhưng CB Insights vẫn cho rằng đây là mảng ghi nhận sự sụt giảm số lượng kỳ lân mới nhiều nhất.

Trong quý II/2022, fintech ghi nhận thêm 20 kỳ lân mới, giảm khoảng 44% so với quý I và 58% so với năm 2021. Những kỳ lân nổi bật trong quý II phải kể đến như KuCoin được định giá 10 tỷ USD, Coda Payments được định giá 2,5 tỷ USD, Newfont Insurance được định giá 2,2 tỷ USD.

Tiếp theo, công nghệ bán lẻ được đánh giá là mảng có mức giảm số lượng kỳ lân nhiều thứ 2 với mức giảm 28% so với quý I và 46% so với năm 2021. Ở mảng này có tới 13 kỳ lân mới vào quý II như Salsify được định giá 2 tỷ USD, Material Bank được định giá 1,9 tỷ USD, Mashgin được định giá 1,5 tỷ USD.


Sự chững lại của làn sóng kỳ lân sẽ không đồng nghĩa với việc những startup khác sẽ không đạt được cột mốc tỷ USD
Sự chững lại của làn sóng kỳ lân sẽ không đồng nghĩa với việc những startup khác sẽ không đạt được cột mốc tỷ USD

Theo dự đoán của CB Insights, sự chững lại của làn sóng kỳ lân sẽ không đồng nghĩa với việc những startup khác sẽ không đạt được cột mốc này. Vấn đề mà những công ty khởi nghiệp cần quan tâm là cách nào để có thể đạt tới giá trị tỷ USD trong bối cảnh môi trường vĩ mô chịu áp lực và những nhà đầu tư đang ngày càng thận trọng hơn. 

Hiện nay, những startup kỳ lân sẽ hạn chế gọi thêm vốn nếu vẫn chủ động duy trì tình hình tài chính của mình nhằm tránh phải thực hiện việc gọi vốn ở mức bất lợi. Ngoài ra, startup có thể ưu tiên thực hiện những hình thức gọi vốn khác như vốn vay. Nhìn chung, CB Insights cho rằng quyền lực lúc này đã chuyển từ các nhà sang lập sang nhà đầu tư,.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước