Thị trường BĐS vẫn duy trì nhịp độ trầm lắng, môi giới chán nản bỏ nghề
BÀI LIÊN QUAN
Một tuần, môi giới bất động sản "chốt" được 10 giao dịch: Liệu thị trường có đang ấm trở lại?Thực trạng hiện nay: Môi giới bất động sản "hết thời" kiếm tiền dễ, chật vật nửa năm mới bán được một căn hộThực hư chuyện môi giới BĐS Thanh Hóa chào bán đất nền cạnh tranh với Shark ThuỷMôi giới bất động sản “chật vật” đi đòi tiền hoa hồng
Theo Nhịp sống thị trường, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản bị sụt giảm, theo đó có nhiều môi giới bất động sản đã trải qua một thời gian dài không có giao dịch thành công. Ngoài ra, một số người có giao dịch thành công lại bị nợ tiền hoa hồng.
Anh Nguyễn Giang là một môi giới bất động sản ở Bắc Ninh cho hay, từ giữa năm ngoái, thị trường đã dần hạ nhiệt. Theo đó, trong nửa cuối năm anh Giang cũng chỉ có vỏn vẹn 2 giao dịch thành công. Anh nói rằng: “Thị trường dù cho có khó tìm được khách mua nhưng tôi vẫn cố xoay sở bằng mọi cách để bán hàng như là chạy quảng cáo, liên hệ với khách hàng cũ và nhờ người quen giới thiệu,... Chính vì thế, cuối năm tôi cũng có 2 giao dịch thành công. Mặc dù vậy, số tiền hoa hồng hơn 100 triệu đồng lại vẫn bị công ty cũ nợ”.
Người môi giới này cho biết, vào đầu tháng 1 bởi vì có những định hướng riêng cho nên đã xin nghỉ việc. Công ty cũ cũng đã hẹn anh thanh toán sau thời gian 2 tuần tính từ ngày nghỉ việc. Mặc dù vậy thì đến thời điểm hiện tại đã quá hạn 2 tháng nhưng anh Giang vẫn còn chưa nhận được tiền hoa hồng từ những giao dịch trước đó.
Anh Giang giãi bày: “Tôi đã có nhiều lần liên hệ với giám đốc nhưng cũng chỉ nhận được câu trả lời là công ty khó khăn cho nên để thêm một thời gian nữa chờ giao dịch ổn định trở lại. Trên thực tế thì số tiền hoa hồng đó tôi không được bỏ túi tất cả mà phải chi hơn 30 triệu đồng để trả tiền quảng cáo cũng như tìm kiếm khách hàng. Bây giờ nếu như không đòi được thì tôi vừa mất công sức lại vừa mất tiền”.
Thị trường khó khăn, môi giới ồ ạt chuyển việc
Trên thực tế, trong bối cảnh thị trường trầm lắng thì trường hợp bị nợ tiền lương hoặc là hoa hồng như anh Giang là chuyện không hề hiếm. Bởi vì các doanh nghiệp bất động sản hiện nay cũng đã gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính.
Hay thậm chí, trước những diễn biến của thị trường có doanh nghiệp đã mạnh tay hơn trong việc cắt giảm nhân sự với mục đích cắt giảm chi phí. Song song với đó, có một số môi giới bởi vì không có giao dịch cho nên đã chuyển sang nghề khác. Điển hình như trường hợp của anh Chu Hoàng, môi giới bất động sản ở vùng ven Hà Nội cho biết, trải qua thời gian 4 tháng không có giao dịch thành công, sau Tết Nguyên Đán anh đã quyết định nghỉ việc và cùng với vợ mở rộng kinh doanh online.
Người này nói rằng: “Vợ tôi đã bán hàng online từ lâu nhưng cũng chỉ mở nhỏ. Tạm thời có tôi làm cùng cho nên cũng mở rộng hơn trước. Trước mắt phải lo được cuộc sống, khi nào thị trường tốt trở lại thì tôi sẽ tính sau”.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Mạnh Hà cho hay, lượng môi giới bất động sản đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng từ 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Chí Thanh cho hay, phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc ở thời điểm này đều là những người trẻ, tay ngang vào nghề và chạy theo đám đông, không hề có tích lũy tài chính. Còn những môi giới bất động sản lâu năm ở trong nghề cũng như có tích lũy tài chính thì vẫn có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này và chờ thị trường phục hồi để quay trở lại.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính nói rằng, doanh nghiệp bất động sản đang trong tình trạng khó khăn ở nhiều mặt. Có không ít doanh nghiệp đã phải dừng và hoãn nhiều dự án đang triển khai hay thậm chí là sa thải bớt nhân viên.
Ông Nguyễn Văn Đính cho biết: “Chúng tôi mới thống kê ở các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản trong phạm vi một phân khúc, ghi nhận khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới bất động sản đã nghỉ việc hoặc là chuyển sang công việc khác”.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra lời khuyên, những người làm môi giới bất động sản nếu như còn muốn gắn bó với nghề thì nên chuyển sang bán những phân khúc khác có tính thanh khoản tốt hơn như sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ở thực nằm ở khu vực đông dân cư. Mặc dù vậy với tình hình hiện tại thì không nên quá đặt kỳ vọng vào thanh khoản của thị trường.
Còn theo như Phó tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam - Tiến sĩ Trần Minh Hoàng thì đây chính là thời cơ làm môi giới có kỹ năng và chất lượng phục vụ cao, kiến thức chuyên sâu trụ lại cũng như dẫn dắt thị trường. Hiện tại, thị trường còn là cơ hội dành cho những doanh nghiệp môi giới sở hữu mô hình, quy trình chuyên nghiệp cũng như có liên kết tốt với chủ đầu tư, chính sách chăm sóc khách hàng tốt và tiềm lực tài chính mạnh.
Ông Hoàng khuyến nghị, những người môi giới bất động sản nên tiếp tục sàng lọc, lựa chọn kênh cũng như đơn vị bán hàng có uy tín, phân khúc sản phẩm phù hợp với khả năng. Kiên định trong định hướng nghề nghiệp cũng như nâng cao kiến thức và đạo đức hành nghề.