Thị trường BĐS Hà Nội không biến động nhiều trong vài tháng tới, nguồn cung tiếp tục khan hiếm
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản có pháp lý rõ ràng, “sạch sẽ” chiếm ưu thế lớn trong năm 2023Dự báo những phân khúc bất động sản “thắng lớn” trong năm 2023Thị trường bất động sản 2023: “Thức tỉnh” sau cơn ngủ sayNhà đất giá cao chót vót nhưng giao dịch ảm đạm
Theo Tiền Phong, báo cáo thị trường bất động sản của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nguồn cung ra thị trường này tính chung trong cả năm 2022 đã đạt khoảng 48.500 sản phẩm. Con số này tương đương với 90% tổng lượng sản phẩm chào bán mới của năm 2021 - thời điểm mà thị trường đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát dữ dội - và chỉ bằng 28% nếu so sánh với con số 180.000 sản phẩm của năm 2018.
Đáng chú ý, cơ cấu nguồn cung tại thị trường bất động sản khu vực Hà Nội trong thời gian qua chủ yếu là những sản phẩm cao cấp và đầu tư. Đồng thời, những sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phù hợp với khả năng tài chính của hầu hết người dân lại vô cùng ít ỏi.
Đối với thị trường bất động sản Hà Nội, dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường này trong quý 4/2022 ghi nhận tổng cộng 31 dự án chào bán mới. Tuy nhiên trong số này, chỉ có vỏn vẹn 2 dự án là mới hoàn toàn cùng với 29 dự án được mở bán trong giai đoạn tiếp theo. Tổng cộng, những dự án này đã cung cấp ra thị trường 2030 sản phẩm, chủ yếu là những sản phẩm cao cấp.
Cũng trong quý 4/2022, theo như ước tính số lượng giao dịch thực cũng vô cùng khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 20% lượng chào bán cùng với hơn 435 giao dịch, so với quý 3/2022 đã giảm mạnh ở mức 66%.
Điều đáng nói, nguồn hàng trên thị trường không nhiều nên các dự án cũng vẫn duy trì giá bán ở ngưỡng cao giống như trước. Cụ thể, giá bán trung bình ở mức 50 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ở các quận trung tâm của Hà Nội như Ba Đình, Hoàn Kiếm và Đống Đa gần như không có các sự lựa chọn mới. Ngoài ra, những dự án nhà ở và liền kề ở địa phận quận Thanh Xuân và Tây Hồ cũng có giá cao ngất ngưởng lên đến 400 triệu/m2 nhưng giao dịch gần như không có.
Liên quan đến tình trạng này, thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường bất động sản trong thời gian qua thường xuyên ghi nhận tình trạng “cắt lỗ”, đặc biệt đối với phân khúc đất nền. Theo như ghi nhận, giá đất nền thứ cấp ở những huyện vùng ven Hà Nội thời điểm hiện tại đã giảm từ 15% cho đến 35% so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó, đất nền dự án cũng đã ghi nhận mức giảm từ 8% cho đến 15%.
Trong năm 2022, có khoảng 15.916 sản phẩm bất động sản đã được mở bán. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 47,4%, con số này tương đương với gần 7.543 giao dịch.
Nguồn cung bất động sản năm 2023 tiếp tục khan hiếm, đặc biệt là phân khúc bình dân
Cụ thể, theo như dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguồn cung bất động sản tại khu vực Hà Nội đang ngày càng khan hiếm, đặc biệt là phân khúc bình dân. Trong năm qua, 70% nguồn cung căn hộ mới tại Thủ đô đến từ những dự án đại đô thị tại khu vực phía Đông cùng với phía Tây trong tình hình quỹ đất của khu vực trung tâm thành phố đã và đang ngày càng ít ỏi.
Đáng chú ý, phân khúc căn hộ với giá bán sơ cấp trung bình đạt 50 triệu đồng/m2 có thể ghi nhận mức tăng từ 10% đến 15% theo năm. Đây cũng chính là phân khúc hút khách nhất thị trường bởi sở hữu khả năng tăng trưởng ổn định cộng thêm giá thuê đã dần hồi phục về mức được ghi nhận tại thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng nổ.
Trong thời gian qua, nhu cầu ở thực của người dân có nhu cầu tăng rất mạnh, tuy nhiên lượng giao dịch vẫn lẹt đẹt bởi các sản phẩm bất động sản vẫn được bán ở mức giá quá cao so với thu nhập của mặt bằng chung. Trong khi đó, cầu đầu cơ bị hạn chế do lãi suất tăng cộng thêm việc tín dụng bị thắt chặt càng khiến số lượng giao dịch bất động sản thêm ít ỏi.
Liên quan đến vấn đề này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Thị trường bất động sản khu vực Hà Nội trong vài tháng tới sẽ không có nhiều biến động. theo đó, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm, bao gồm cả phân khúc cao cấp. Đồng thời, giá bán nhiều khả năng sẽ khó tăng thêm nhưng cũng khó giảm, nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng cao”.
Trong một diễn biến khác, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố. Kế hoạch kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm và thiếu sót trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, mục đích là để đưa công tác này đi vào nền nếp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.