Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “giá trị” của con người: Người có đức hạnh thì nhan sắc không tầm thường!
BÀI LIÊN QUAN
Người nóng tính cần giác ngộ lời Đức Phật dạy: Nhớ để chớ phạm sai lầm!Lời Đức Phật dạy có 3 cái KHỔ trong đời: Cái nào bạn chưa từng trải qua?Đức Phật chỉ dạy: Sống thuận theo thiên đạo, ít tranh đấu thì họa mới tự rời xa!Hiểu về giá trị đích thực của con người
Theo Phật giáo, con người khi tồn tại ở trên cuộc đời sẽ cần khẳng định bản thân và tìm ra được cho mình mục tiêu cũng như giá trị sống cho riêng mình. Trong thời gian vài chục năm nhân sinh ngắn ngủi thì ai ai cũng sẽ nỗ lực để có thể tìm ra thước đo mà bản thân mong muốn để từ đó phấn đấu hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Những người tìm ra mục đích đúng thì hướng đi sẽ đúng, con người xác định mục đích chưa chính xác thì sẽ mắc sai lầm ở trên đường đời.
Con người chúng ta coi nhan sắc chính là thước đo nên đã ra sức làm đẹp và ra sức phẫu thuật thẩm mỹ để cho bản thân trở nên hoàn hảo hơn, rạng rỡ hơn. Theo đuổi cái đẹp là không xấu nhưng cái đẹp chân chính là cái mà nó phù hợp với thời gian. Con người khi già đi thì dung nhan cũng theo đó mà thay đổi, chẳng một ai có thể mãi tuổi 20 nên thước đo này chỉ là nhất thời phù phiếm. Có những người tin tưởng rằng tiền tài chính là giá trị quan hữu hình nhất nhưng tiền cũng chỉ là công cụ, nhiêu tiền sẽ làm được nhiều việc nhưng cũng có rất nhiều thứ chẳng thể mua được bằng tiền.
Đức Phật răn dạy “trân trọng phụ nữ là phúc báo nghiệp lành”: Vì sao lại nói vậy?
Thực tế cho thấy, phong thủy gia đình chính là từ phụ nữ - phụ nữ tốt thì gia đình sẽ tốt, nếu ai biết trân trọng người phụ nữ thì sẽ gặt hái được về nhiều phúc báo.Người nóng tính cần giác ngộ lời Đức Phật dạy: Nhớ để chớ phạm sai lầm!
Trong cuộc sống này, nóng giận chính là cơ chế, hay nói cách khác đó giống như một sự phản xạ của con người trước những điều không như ý muốn. Ví dụ như, bạn muốn thực hiện một việc gì đó nhưng bạn lại chẳng thể thực hiện được - điều này làm bạn cảm thấy tức giận. Vậy thì bạn cần làm gì để có thể tránh hoặc kìm nén được cơn nóng giận đó, dưới đây là những lời Đức Phật dạy dành cho những người nóng tính.Cũng ví như tình bạn chân thành, tình yêu sâu sắc và tình thân ấm áp hay trí tuệ, sự lương thiện đều không thể nào trả giá bằng tiền. Con người trên thế giới này sống với nhau chứ không phải sống với tiền.
Có những người lại hướng đến vị trí, danh vọng hay cũng có những người càng ở vị trí càng cao thì lại càng có giá trị. Sai lầm đối với con người thì người cha người mẹ già lại có giá trị hơn chủ của một công ty lớn. Còn đối với người đau khổ thì người có thể sẻ chia và an ủi có giá trị hơn một vị lãnh đạo cấp cao. Dù bạn có giỏi giang hay thành công thì chưa chắc bạn đã là người có giá trị.
Như vậy, thang đo chân chính ở trên đời này là gì? Lời Đức Phật dạy về giá trị con người cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của đức hạnh và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Một khi nhan sắc phai tàn, tiền tài cũng sẽ có lúc không có, địa vị cũng chẳng theo đến hết cuộc đời mà chỉ có phẩm hạnh là thuộc về chúng ta, được bồi đắp và nâng cao mỗi ngày. Vậy nên, dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, quyền cao hay là thường dân thì đều không ảnh hưởng.
Lời Đức Phật dạy rằng, những người có đức hạnh thì nhan sắc không tầm thường bởi tâm sinh tướng - tướng mạo chính là thứ thể hiện thái độ sống và khí chất toát ra từ nội tâm đến bên ngoài.
Những người có đức hạnh thì tiền tài chẳng thiếu bởi lương tri tạo ra vật chất, con người cảm thấy đủ tức là đủ, tiêu đồng tiền chân chính không phải lo sợ mất ăn mất ngủ. Những người có đức hạnh thì ắt có chức vị, ít nhất chính là chức vị ở trong lòng những người xung quanh, họ sẽ được kính trọng và yêu mến. Con người chúng ta thường gắn kết với nhau từ lương tâm và từ những thấu tình đạt lý và từ tình cảm. Đó chính là mối dây bền vững nhất, chắc chắn nhất - nó tuy mỏng nhưng lại vô cùng dẻo dai.
Đâu là phương pháp đạt được giá trị
Có thể thấy, giá trị của một người có sẵn từ khi sinh ra bởi “nhân chi sơ, tính bản thiện” - tức là lòng thiện chính là giá trị cao nhất và nguyên bản nhất. Qua ngày tháng thì từ lòng thiện sẽ bồi đắp thêm các đức hạnh khác để ngoài thiện thì còn có thêm trí, thêm dũng và có thêm tín, thêm lễ và thêm nghĩa,... Chung quy lại thì Đức Phật dạy về đức hạnh chính là dạy về cách chúng ta trưởng thành đúng hướng.
Chính sự thông thái là món quà lớn nhất mà tự nhiên đã ban tặng cho loài người. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết nhận lấy nó. Nếu như muốn thông thái thì con người cần chịu khó học, càng học hỏi nhiều thì sẽ càng tích lũy được nhiều kiến thức. Con người khi càng hiểu biết thì càng mở mang và nhận ra đâu là đúng và đâu là sai.
Những người có đức hạnh thì ắt sẽ có trí tuệ và cao hơn một bậc so với những người vô mình. Trong cuộc sống này, người đau khổ nhất chính là người thiếu đức hạnh còn người nghèo khổ nhất chính là người vô mình. Một khi trong đầu không có kiến thức hay trong lòng không có thiện lương, trong người không có dũng khí thì sự tồn tại trên đời này chỉ khiến cho bản thân cảm thấy chán nản và người khác không nhìn nhận mà thôi. Lời Đức Phật dạy về giá trị con người không hô hào bất kỳ ai phải khẳng định bản thân một cách phô trương, to tát mà chỉ cần học cách tự răn mình, tự sửa và tự tu tập cũng như hướng đến những giá trị chân chính thì dù cho không lên tiếng thì tất cả mọi người cũng sẽ quan tâm đến sự có mặt của bạn.