Tạo sức bật cho thị trường từ chính sách và pháp lý bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Tồn kho dự án bất động sản: Một gam màu u ámTình hình bất động sản vẫn ảm đạm dù cuối năm vốn là “mùa gặt”Ổn định lại tình hình bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTheo Tinnhanhchungkhoan, Luật đất đai sửa đổi sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới đây nếu không có gì thay đổi. Đây là dự luật quan trọng nhất trong ba dự án luật sửa đổi liên quan đến pháp lý bất động sản. Trước đó, Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở sửa đổi đã được thông qua với nhiều thay đổi có tính bản lề để tháo gỡ những nút thắt về pháp lý bất động sản và các vấn đề liên quan đến thị trường nhà đất.
Từ nhiều ngày trước, công tác chuẩn bị để thông qua Luật đất đai sửa đổi đã được đưa ra. Theo các thành viên thị trường, những điểm lấn cấn cuối cùng như chỉ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có đất ở như quy định cũ sẽ được sửa đổi sau những góp ý từ lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia. Qua đó tạo dư địa tốt hơn đối với việc khuyến khích các chủ đầu tư triển khai việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để phát triển các dự án nhà ở thương mại nhằm cải thiện nguồn cung cho thị trường và bình ổn giá bất động sản.
Đó cũng là một trong ba nội dung có nhiều ý kiến phản hồi tại Dự thảo luật đang được cân nhắc để tìm ra cách tối ưu khi ban hành. Ngoài ra cũng tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho cả người dân, cơ quan pháp lý và doanh nghiệp.
Những điểm mờ về chính sách và pháp lý bất động sản là một trong những trở ngại lớn tồn tại trong những năm qua, không chỉ gây cản trở đối với doanh nghiệp trong nước mà còn tác động trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, đặc biệt là khi thu hút FDI ngày càng khốc liệt trong khu vực hiện nay.
Theo Giám đốc một quỹ đầu tư tới từ Nhật Bản, việc giải ngân vốn không thể đẩy nhanh với các thủ tục hành chính quá nhiều và phải xin cấp phép ở mọi cơ quan có thẩm quyền cho dù quỹ đang có nhiều tham vọng trong việc đầu tư và một số nhà máy sản xuất.
Theo thống kê, mỗi sắc luật trung bình sẽ cần khoảng 7 nghị định và 26 thông tư chỉ dẫn để đi vào thực tiễn. Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết các doanh nghiệp trong nước cần từ 3 đến 5 năm hoặc dài hơn đối với các doanh nghiệp ở nước ngoài chưa am hiểu pháp luật Việt Nam để có thể đáp ứng và hoàn tất số thủ tục này.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty luật SBLaw, sửa đổi luật nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý bất động sản thông thoáng và đơn giản hóa quy trình áp dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân và người thực thi công vụ. Vị luật sư nhận định, ý kiến góp ý cho dự luật cơ bản đã được cơ quan soạn thảo lắng nghe và tiếp thu với tinh thần cầu thị cao.
Đơn cử như Luật Nhà ở sửa đổi đã giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền và thu hẹp các loại giấy phép con. Hay Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi mở rộng quy định về đầu tư kinh doanh, trao quyền tự chủ nhiều hơn dành cho các đối tượng tham gia.
Hầu hết các thành viên trên thị trường đều đồng tình với tinh thần cải cách tại các sắc luật mới. Tuy vậy, nhiều thành viên chờ đợi sẽ có sự biến đổi mạnh mẽ hơn nữa trong việc tạo lập các hành lang pháp lý bất động sản thông thoáng. Trong đó, trước hết, các cơ quan, Bộ ngành sẽ phải bắt tay vào việc soạn thảo ngay các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết, đồng bồ sau khi thông qua các dự luật trên, để tránh xảy ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, gây ra những phiền toái và ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin của doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Michael Kokalari, Giám đốc Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường, VinaCapital, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp với các nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo lập một nhóm chuyên trách để xử lý những vấn đề đó. Một số sắc luật mới đã được ban hành vào cuối tháng 11 năm 2023 để làm rõ những vấn đề cụ thể liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP-Invest kỳ vọng rằng Chính phủ vẫn sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để tháo gỡ những vướng mắc pháp lý bất động sản tại Việt Nam. Điều đó cũng góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân đối với thị trường.
Theo ông, điểm đầu tiên là các doanh nghiệp bất động sản đều nhìn thấy những ảnh hưởng to lớn từ các giải pháp đồng bộ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian qua trong việc tháo gỡ những vướng mắc cho thị trường bất động sản, từ tháo gỡ về thể chế, nguồn vốn, giãn nợ trái phiếu đến những vấn đề về quy hoạch và định giá đất.
Xét về tổng quan, những vấn đề đưa ra trong các quyết sách của Chính phủ đều đúng, trúng và kịp thời. Tuy nhiên không phải ở cấp thực hiện nào cũng có biến đổi, nhận thức được vấn đề. Trong khi đó, những nút thắt của doanh nghiệp bất động sản này rất đa dạng nên việc xử lý cũng cần phải linh hoạt theo.
Theo nhiều thống kê, có 70% nút thắt của bất động sản đến từ thủ tục pháp lý bất động sản mà đầu tiên là hệ thống pháp luật chồng chéo nhau. Quốc hội đã thông qua Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi trong kỳ họp vừa qua, còn một số sắc luật quan trọng mang tính chất quyết định khác là Luật đất đai sửa đổi đang được xem xét.
Thị trường bất động sản chỉ được khơi thông khi được tháo gỡ về mặt pháp lý. Hiện có quá nhiều thủ tục hành chính phải triển khai nên ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!