Sự trở lại ấn tượng của bất động sản nghỉ dưỡng khi du lịch phục hồi
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại vị thế, chuẩn bị trở lại thời kỳ đỉnh caoBất động sản nghỉ dưỡng thừa cung, lãng phí tài nguyênBất động sản nghỉ dưỡng, lĩnh vực mang nhiều nét đặc trưng
Nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành du lịch nói riêng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như lạm phát, sự sụt giảm lượng khách du lịch quốc tế hay yếu tố chính trị tại một số quốc gia... một trong những rào cản khiến ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn cung.
Thực tế cho thấy, các dự án trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung đầu tư về quy mô và các sản phẩm bán ra. Vẫn còn tồn tại khá nhiều địa điểm du lịch có mật độ xây dựng dày đặc. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư và khách hàng lại mong muốn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng có nét đặc trưng riêng của từng dự án hơn là sự đơn điệu, nhàm chán có thể gặp được bất cứ nơi đâu. Theo đó, nhu cầu của khách hàng cũng đòi hỏi các loại hình sản phẩm lưu trú nâng cao được chất lượng quản lý vận hành.
Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng giảm tốc, nhà đầu tư lo sợ “ôm bom”
Trong nhiều tháng này, nguồn cung và sức cầu bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và các vùng phụ cận liên tục sụt giảm, khiến nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ để giảm áp lực tài chính.Thị trường vẫn “ảm đạm”: Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?
Bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dòng vốn tín dụng hạn chế. Dù vậy, một số chủ đầu tư đã bắt đầu tung hàng để “hâm nóng” thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đang hồi phục tích cực, tần suất chuyến bay nội địa đã quay trở lại, thậm chí tăng 12% so cùng kỳ năm 2019…. khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sôi động trở lại.Để du lịch nước ta có thêm sức hút trong thời gian tới, các chuyên gia đưa ra kiến nghị, cần chú trọng để xây dựng trải nghiệm dịch vụ với những nét đặc trưng riêng biệt. Trong đó, có hai yếu tố cần được quan tâm nhất là trải nghiệm, khám phá không gian văn hoá và không gian bình yên, phục vụ nhu cầu thư giãn của khách hàng. Đây là những yếu tố hứa hẹn sẽ làm mới diện mạo của ngành du lịch nói chung và là điểm cộng làm nên sự hấp du lịch địa phương nói riêng.
Muốn có chỗ đứng lọt top trên thị trường thì việc khách hàng có trải nghiệm như thế nào là điểm then chốt làm nên sự thành công của ngành. Tuy nhiên, vấn đề thiết kế, xây dựng và phương án khai thác yếu tố này vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Theo phân tích của các chuyên gia cùng lĩnh vực thì nguyên nhân xuất phát từ cách dùng các quan điểm liên quan đến bất động sản nhà ở để quản lý phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, tại dự án bất động sản được sử dụng cho mục đích là nhà ở, chủ đầu tư sẽ tập trung vào các yếu tố phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của khách hàng. Trải nghiệm của người mua được mang đến từ hệ thống các tiện ích chuyên phục vụ các nhu cầu hằng ngày và các dịch vụ quản lý kèm theo được vận hành một cách ổn định và chuyên nghiệp.
Nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng có các sản phẩm được xem là ngôi nhà thứ hai, được coi là sản phẩm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và thư giãn của người dân. Các không gian của từng dự án thiết kế đặc biệt, tạo ra những nét đặc trưng khác nhau để mang lại cho du khách cảm giác thư thái, dễ chịu.
Chính vì thế, nếu tiếp cận khách hàng hay lên phương án xây dựng dự án không đúng cách, khả năng cao sẽ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực. Có thể là sự xuất hiện của những dự án tổng thể kém hiệu quả như thiếu điểm nhấn đặc trưng, thiếu tiện ích có chất lượng cao khiến không gian thư giãn cho khách hàng không được như kỳ vọng. Những dự án này sẽ rất khó khăn trong việc thu hút du khách, khiến xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung chất lượng trong khi lượng cầu của khách hàng lại rất lớn.
Để giải quyết bài toán này, một số chủ đầu tư lựa chọn các thương hiệu uy tín, có tên tuổi để hợp tác nhằm nâng cao chất lượng vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố lâu dài trên con đường đi đến thành công của dự án thì việc “dựa hơi” một thương hiệu có tiếng không phải là phương án khả quan.
Từ những bài học từ thực tế trên thị trường, để thành công đòi hỏi giới đầu tư phải có những thay đổi trong cách tiếp cận dự án. Theo đó, thay vì khai thác triệt để yếu tố không gian thì nên tập trung chú ý đến cảm nhận và trải nghiệm của người sử dụng. Nếu các dự án có lợi thế trong việc đáp ứng tối đa những trải nghiệm của khách hàng thì dĩ nhiên các giao dịch thành công khi dự án được bán ra sẽ chiếm tỷ lệ rất cao, thậm chí còn có thể tạo ra tệp khách hàng trung thành trong tương lai.
Nếu có được những trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ, phần lớn du khách sẽ lựa chọn quay lại thường xuyên hoặc cũng có thể sẽ mua với mục đích sở hữu. Ngoài ra, với sự lên ngôi của “nghề review” như hiện nay, một sản phẩm tốt sẽ dẫn dễ để được quảng cáo rộng rãi trong cộng đồng. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với nhà đầu tư, nếu không khôn khéo sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Khác với các lĩnh vực khác, bất động sản nghỉ dưỡng là lĩnh vực đặc biệt, sở hữu những nét đặc trưng riêng, cho phép các chủ đầu tư thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mang đến cho thị trường những sản phẩm có tính đa dạng, phong phú, đưa đến cho du khách nhiều sự lựa chọn. Thông thường, những sản phẩm này sẽ thể tận dụng những tài nguyên thiên nhiên sẵn như các khu vực ven biển và các địa phương có núi non hùng vĩ hoặc những vùng miền mang đậm đà bản sắc văn hoá. Nếu như biết cách khai thác, đây sẽ là những yếu tố giàu tiềm năng để có thể du lịch Việt Nam ghi dấu tên mình trên bản đồ thế giới.
Sự trở lại ấn tượng
Từ vị trí nguy hiểm trong danh sách lĩnh vực không nên đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng đang nổi lên trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Từ khi dịch bệnh được kiểm soát, các đường bay quốc tế được mở cửa trở lại, nền kinh tế hồi phục đưa đến sự bùng nổ cho ngành du lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng theo đó mà sôi động trở lại. Sau một thời gian dài “đóng băng”, hàng loạt sản phẩm mới được tung ra thị trường, mọi hoạt động còn dang dở tiếp tục được hoạt động. Như được thay một tấm áo mới, bất động sản nghỉ dưỡng vươn mình trở thành một điểm sáng trên thị trường.
Không bỏ lỡ cơ hội, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có mặt tại hầu hết các khu vực sở hữu tiềm năng du lịch. Nếu như trước đây, chúng ta quen với các thị trường như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long (Quảng Ninh) thì nay chúng ta có những vùng đất mới giàu khả năng phát triển như Phú Quốc (Kiên Giang), Phan Thiết (Bình Thuận), ...
Vài năm gần đây, Phan Thiết góp tên mình trong danh sách những địa điểm du lịch đáng để thử, trở thành một điểm sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Để đứng được ở vị trí này, nơi đây là có những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc phát triển hạ tầng. Điển hình, chúng ta có tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km với quy mô 4-6 làn xe với tổng chi phí đầu tư lên tới 750 triệu đô la Mỹ. Dự kiến, cuối năm nay khi được đưa vào hoạt động, cung đường này sẽ rút ngắn thời gian đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Phan Thiết chỉ còn 2 giờ đồng hồ thay vì 4-5 giờ như trước đây. Ngoài ra, sân bay Phan Thiết cũng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để kịp hoàn thành vào cuối năm sau.
Chưa kể, sân bay quốc tế Long Thành được dự kiến sẽ khai trương giai đoạn 1 vào năm 2025 mở ra cơ hội tiếp cận tệp khách hàng quốc tế, mang đến cho Phan Thiết tiềm năng phát triển du lịch cho địa phương cũng như tạo ra bước đệm để bất động sản nghỉ dưỡng nơi đây vươn mình phát triển.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Phan Thiết ghi nhận sự có mặt của những nhà đầu tư lớn, có uy tín trong lĩnh vực đến để đầu tư, tung ra thị trường những dự án mang đẳng cấp quốc tế, hứa hẹn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nhất.
Với mục tiêu kiến tạo nên những phong cách sống có giá trị, tạo ra tiềm năng sinh lời vượt trội, các nhà đầu tư hiện nay đang từng bước nhào nặn cho thị trường những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, vượt trội cả về hình thức lẫn chất lượng dịch vụ.
Cơ hội thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng
Hai quý đầu năm 2022, có gần 60 dự án bất động sản nghỉ dưỡng mới được mở bán trên thị trường. Trong đó, biệt thự nghỉ dưỡng có 26 dự án, nhà phố và shophouse nghỉ dưỡng 23 dự án và xếp sau cùng là condotel với 8 dự án.
Dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh thế nhưng mặt giá trong năm nay vẫn cao hơn năm trước từ 9 - 40%. Trong đó, hai lĩnh vực tăng giá mạnh nhất là nhà phố và shophouse với 30 - 40%;biệt thự nghỉ dưỡng tăng từ 11 - 28% và condotel là 9 - 15%.
Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng. Cụ thể, GDP 6 tháng đầu năm nay ghi nhận tăng 6.42%: FTA tiếp tục là điểm mấu chốt trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và gia tăng tỷ lệ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng cải thiện và nâng cấp khi 1/3 số tiền trong gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng của Chính phủ dùng để phục hồi kinh tế sau đại dịch được đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Liên quan đến hạ tầng giao thông Việt Nam, các chuyên gia đánh giá đây được coi là đại công trường với nhiều dự án sắp hình thành, trong tương lai gần sẽ mở ra nhiều cơ hội để đất nước phát triển một cách toàn diện, đồng bộ.
Pháp lý – yếu tố cần được hoàn thiện
Tuy nhiên, để hoàn thành với mục tiêu xây dựng một thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững. Đòi hỏi phải thống nhất được Luật đất đai với các luật có liên quan, tạo tiền đề và hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, trong thời gian tới, có ba luật cần phải sửa đổi toàn diện, bao gồm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị. Ngoài ra, cũng cần xem xét để sửa đổi một số điều trong Bộ luật Dân sự, Luật Đấu giá, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,… Cùng với đó, tuy tính chính danh của bất động sản du lịch đã được quy định trong các văn bản nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, điều này cũng nên được xem xét để chỉnh sửa, bổ sung.
Hiện nay, chúng ta sở hữu khoảng 80 - 90% thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực ven biển, hải đảo. Đây là lợi thế và cơ hội mà thiên nhiên ban tặng cho do đó các địa phương ven biển.
Sau khi hành lang pháp lý được chuẩn hoá sẽ tạo nên cơ sở để định hướng cho bất động sản nghỉ dưỡng được phát triển theo chiều hướng tích cực, bền vững và lành mạnh.
Cũng theo đánh giá của ông Châu, thị trường bất động sản du lịch đang từng bước định hình trở lại, các chủ đầu tư đã bắt đầu biết cách tương tác, biết lắng nghe nhu cầu của khách hàng, biết gắn bó quyền lợi của mình với quyền lợi của khách hàng. Nếu duy trì được văn hóa kinh doanh này thì các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là vua của thị trường bất động sản khi chúng ta thu hút thành công đồng thời cả khách du lịch trong nước và quốc tế.
Kỳ vọng trong tương lai gần, không chỉ bất động sản mà ngành Du lịch Việt Nam sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp công đầu trong sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, bất động sản Việt Nam tiếp tục là lĩnh vực đầu tư được tin tưởng nhờ những phương án phát triển lành mạnh, bền vững.