meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng giảm tốc, nhà đầu tư lo sợ “ôm bom”

Thứ sáu, 16/09/2022-07:09
Trong nhiều tháng này, nguồn cung và sức cầu bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và các vùng phụ cận liên tục sụt giảm, khiến nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ để giảm áp lực tài chính.

Nguồn cung “đóng băng”

Báo cáo nghiên cứu thị trường mới đây của DKRA Việt Nam cho thấy, trước những tác động của chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung, tỷ lệ tiêu thụ “chạm đáy”.

Cụ thể, theo đơn vị này, trong tháng 8/2022, phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng không có dự án mới nào được mở bán. Được biết, từ tháng 3 đến nay, nguồn cung của loại hình bất động sản này đều không ghi nhận thêm dự án mới, nối dài đà sụt giảm liên tiếp từ năm 2019.


Trong tháng 8, loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới mở bán
Trong tháng 8, loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới mở bán

Nguyên nhân khiến loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng gần như bị “khai tử” ở Đà Nẵng và các vùng phụ cận được các chuyên gia DKRA Việt Nam giải thích là do loại hình này vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường ở các tỉnh thành này. Ngoài ra, bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực miền Trung vừa trải qua một giai đoạn phát triển nóng, cùng với những chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản và một số dự án sai phạm trước đó đã làm cho nguồn cung của loại hình này ngày càng khan hiếm, sức cầu ở mức rất thấp.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với loại hình biệt thự nghỉ dưỡng ven biển. Theo số liệu của DKRA Việt Nam, tháng 6/2022, Đà Nẵng và các vùng phụ cận có 52 căn biệt thự ven biển được mở bán với lượng tiêu thụ là 15 căn. Tuy nhiên, từ tháng 7 đến tháng 8/2022, trước động thái thận trọng trong việc mở lại giỏ hàng của các chủ đầu tư, khu vực này không có thêm dự án mới được mở bán, nguồn cung, tỷ lệ tiêu thụ về con số 0.

Nguồn cung khan hiếm, cùng với đó là tâm lý thận trọng hơn của các nhà đầu tư đã khiến thị trường biệt thự nghỉ dưỡng ven biển tiếp tục trầm lắng. Dự kiến, từ nay đến hết năm, nguồn cung của loại hình bất động sản này có thể tiếp tục chững lại do tình trạng khó khăn chung của thị trường. Sức cầu của thị trường có thể được cải thiện hơn trước nhưng khó có sự đột biến trong những tháng còn lại của năm 2022.


Nguồn cung và lượng tiêu thụ biệt thự nghỉ dưỡng ven biển ở Đà Nẵng và vùng phụ cận theo tháng. Nguồn: DKRA Việt Nam
Nguồn cung và lượng tiêu thụ biệt thự nghỉ dưỡng ven biển ở Đà Nẵng và vùng phụ cận theo tháng. Nguồn: DKRA Việt Nam

Còn đối với loại hình condotel, nguồn cung có xuất hiện thêm những sản phẩm mới nhưng không đáng kể. Cụ thể, trong tháng 8/2022, ở Đà Nẵng và các vùng phụ cận có 1 dự án mới được mở bán, cung cấp ra thị trường 20 căn, tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng. Riêng Thừa Thiên Huế, Quảng Nam không ghi nhận thêm dự án mới. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 29%, bằng tháng 7/2022.

Sức cầu chung của toàn thị trường ở mức thấp, lượng giao dịch rất hạn chế và có dấu hiệu bị “chững lại”. Mặt bằng giá bán ở thị trường sơ cấp tiếp tục đà tăng trước áp lực của chi phí đầu vào, tình trạng lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao. Hiện tại, giá bán sơ cấp của loại hình condotel ở khu vực này đang tăng khoảng 2% so với tháng 7/2022. Các chủ đầu tư loại hình condotel ở Đà Nẵng và vùng phụ cận đang tung ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn, nhằm kích cầu và hỗ trợ khách hàng.

Nhà đầu tư bán cắt lỗ vì sợ “ôm bom”

Trước những diễn biến trầm lắng của thị trường, nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận như “ngồi trên đống lửa” khi không bán được hàng, khách thuê cũng không có. Tình trạng các nhà đầu tư bán cắt lỗ tiếp tục manh nha xuất hiện.

Anh Đoàn Tuấn Kiệt (38 tuổi, Quảng Bình) đầu tư một căn hộ condotel ở Đà Nẵng từ cuối năm 2019 đến nay. Anh đã bỏ ra 8 tỷ đồng để đầu tư loại hình bất động sản nghỉ dưỡng này với hy vọng sẽ có nguồn thu nhập lớn hàng tháng đến từ việc cho thuê. Tuy nhiên, trải qua 2 năm dịch bệnh, cộng thêm những rào cản chưa được tháo gỡ của thị trường bất động sản hiện nay đã khiến anh rơi vào thế ngồi “ôm bom”. Bởi lẽ, căn condotel của anh không có khách thuê và gần như để trống trong nhiều tháng nay.

Trước áp lực của lãi suất ngân hàng hàng tháng, anh đang rao bán cắt lỗ để thu hồi vốn nhưng hiện vẫn chưa có khách mua. “Thỉnh thoảng thì vẫn có một vài khách thuê nhưng số tiền thu về không đủ để trả tiền dọn phòng, sửa chữa, nâng cấp sau những đợt nằm “đắp chiếu”. Tháng nào, tôi cũng phải trả lãi ngân hàng gần cả trăm triệu đồng, tình hình tài chính không trụ được nữa nên tôi đành phải rao bán cắt lỗ”, anh Kiệt chia sẻ.


Tình trạng bán cắt lỗ đang bắt đầu xuất hiện tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển miền Trung
Tình trạng bán cắt lỗ đang bắt đầu xuất hiện tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển miền Trung

Không chỉ có anh Kiệt, một số nhà đầu tư ở thị trường Đà Nẵng Thừa Thiên Huế, Quảng Nam cũng đang có động thái rao bán cắt lỗ các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Khảo sát trên các trang batdongsan, tình trạng bán cắt lỗ ở khu vực này chủ yếu xảy ra ở loại hình condotel, với mức giảm giá từ 10-20%.

Anh Đinh Minh Trung – môi giới bất động sản ở TP Đà Nẵng cho biết, bất động sản nghỉ dưỡng ở miền Trung gần như “đóng băng” trong nhiều tháng nay. Đoán định được từ nay đến hết năm 2022, thị trường khó khởi sắc trở lại nên nhiều nhà đầu tư đang rao bán cắt lỗ. Tuy nhiên tình trạng này không diễn ra quá rầm rộ như thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát.

Theo nhận định của giới chuyên gia, dù ngành du lịch đang từng bước phục hồi nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khó có thể khởi sắc trước tác động của một loạt rào cản chưa biết khi nào mới được tháo gỡ. Khi thị trường trầm lắng trong một thời gian dài, tình trạng các nhà đầu tư bán cắt lỗ để thu hồi vốn sẽ ngày càng lan rộng.

DKRA Việt Nam dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2022, nguồn cung và sức cầu của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và các vùng phụ cận sẽ tiếp tục đi ngang, không có nhiều biến động. Mặt bằng giá bán sẽ tiếp tục tăng, khó có thể giảm trong ngắn hạn.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

13 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

13 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

13 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

13 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

13 giờ trước