Siết tín dụng bất động sản là chặn đường mua nhà của người trẻ?
Theo Tổ quốc, thống kê gần đây cho thấy, hiện Việt Nam đã ở thời kỳ “dân số vàng” với cơ cấu 98,72 triệu người, trong đó chiếm 36% là đối tượng người người trẻ dưới 35 tuổi. Báo cáo "Tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam năm 2022" chỉ ra rằng nhu cầu sở hữu bất động sản của người Việt Nam hậu Covid - 19 tăng rất nhanh từ 60% - 300%. Với cơ cấu dân số như vậy kết hợp với tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm tăng cao về nhu cầu nhà ở của nhóm người trẻ, nhất là tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM.
Tiền tỷ còn khó mua nhà
Anh Nguyễn Minh Quân (31 tuổi, quê Tây Ninh) hiện đang sống và làm việc tại TP. HCM đã hơn 8 năm chia sẻ, anh luôn mơ ước được sở hữu một căn trong thành phố để định cư lâu dài tại đây. Với mức lương 25 triệu đồng/tháng, nhờ tích góp nhiều năm nên nay anh Quân đã có khoảng 1 tỷ đồng và dự định sẽ mua trả góp một căn chung cư gần trung tâm TP. HCM cho tiện đi lại. Tuy nhiên, dù đã tìm hiểu vài tháng nay nhưng vẫn chưa tìm được căn hộ nào phù hợp với ngân sách hiện có. Chẳng hạn một dự án cách trung tâm khoảng 15 - 20km cũng đã chào bán từ 2,5 - 4 tỷ đồng/căn.
Siết tín dụng bất động sản và bài học từ Trung Quốc
Việc kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản là đúng đắn. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn linh hoạt và phù hợp trong từng thời điểm, từng phân khúc.Thị trường bất động sản “ngấm đòn” siết tín dụng
Lãnh đạo NHNN khẳng định không siết tín dụng vào bất động sản
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản nào nói “siết”, hay “thắt” tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS). Quan điểm NHNN từ trước đến nay là kiểm soát chặt rủi ro tín dụng vào một số lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, dự án có tính đầu cơ, lũng đoạn giá.“Dù đã tham khảo khoảng 10 dự án ở xa trung tâm nhưng mức giá thấp nhất cũng đã 35 triệu đồng/m2. Có căn diện tích 62m2 thì giá cũng hơn 2 tỷ, chưa kể các chi phí khác. Nếu vay ngân hàng và trả lại suất thì chi phí cũng đội lên khoảng 3 tỷ đồng” - Anh Quân than thở.
Cũng trong trường hợp tương tự, chị Mai Hương (ngụ tại quận Bình Thạnh) cho biết, vào năm 2017, chị đã gom góp được 500 triệu đồng và lên kế hoạch vay mua một căn hộ chung cư cao cấp tại quận Bình Thạnh với giá khi đó là 1,5 tỷ đồng cho 60m2. Tuy đã chuẩn bị gần như xong mọi thứ nhưng lại nghe bạn bè khuyên đợi tích đủ tiền rồi mới mua, sẽ đỡ áp lực vay vốn. Chị rất tiếc nuối vì đến nay đã tích đủ 1,5 tỷ đồng nhưng giá bán căn hộ tương tự hiện nay đã tăng lên gần 2,5 tỷ đồng.
“Tôi nghĩ rằng cứ đợi vài năm để tích đủ tiền rồi mua nhà trọn gói sẽ đỡ áp lực tài chính cho bản thân. Cũng biết nếu mua trễ thì giá cũng tăng nhưng lại nghĩ chỉ tăng khoảng 5 - 10% là cùng. Bây giờ nếu muốn mua nhà thì phải vay mượn thêm một khoản khủng lồ, gánh nặng tài chính là quá lớn” - Chị Hương tiếc nuối.
Thực tế, không chỉ anh Quân, chị Mai Hương mà còn rất nhiều trường hợp cũng rơi vào cảnh khó mua nhà tại TP. HCM vì giá bất động sản tăng quá cao chỉ trong thời gian ngắn. Vài năm nay, mặt bằng giá căn hộ chung cư, nhà phố ở TP. HCM liên tục tăng cao.
Đại diện một doanh nghiệp môi giới BĐS tại Thủ Đức cho hay, khoảng 4 năm trước, với thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng/ tháng thì dư sức để mua nhà có giá 800 - 1 tỷ đồng/căn. Nhưng hiện tại, với thu nhập này là rất khó khăn vì giá đã neo cao, dự án thấp nhất cũng phải 2 tỷ đồng/căn. Bên cạnh đó, thị trường BĐS TP. HCM xuất hiện nhiều dự án hạng sang có giá hàng chục tỷ đồng cũng là yếu tố khiến mặt bằng giá nhà đất tại đây tăng cao, thiết lập kỷ lục giá mới.
Siết tín dụng - Nhân đôi khó khăn mua nhà
Thông thường, khi có nhu cầu mua nhà thì phần lớn người dân sẽ tìm tới các kênh vay vốn để nhận hỗ trợ vay từ 50 - 70% giá trị căn nhà. Tuy nhiên, nhiều người hiện đang phản ánh về việc các ngân hàng có động thái siết tín dụng vào bất động sản, khiến giấc mơ an cư của họ đã khó lại càng thêm khó.
Với những người có ý định vay vốn để mua nhà, khi hay tin các ngân hàng sẽ làm chặt hơn trong việc cho vay lĩnh vực BĐS đã khiến họ trở nên e dè. Anh Minh (ngụ Bình Dương) cũng đang tìm hiểu và dự tính mua trả góp một căn hộ tại TP. Dĩ An, Bình Dương. Nhưng vài tháng trước khi nhân viên ngân hàng cho biết lãi suất hiện đã tăng và dự án chỉ liên kết với một ngân hàng nên anh Minh không được lựa chọn vay ở ngân hàng khác.
“Các nhân viên giải thích ngân hàng thực hiện chủ trương kiểm soát hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS nên nguồn vốn không còn dồi dào như trước, điều kiện vay chặt hơn và lãi cũng cao hơn. Chi phí sinh hoạt thì ngày càng cao, nếu thêm khoản lãi hàng tháng nữa thì tôi cũng không gánh nổi” - Anh Minh nói.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng như Sacombank, Techcombank, Agribank… đã có động thái siết tín dụng BĐS. Đồng thời, lãi suất cho vay cá nhân mua nhà cũng tăng lên 0,5 - 1,5% so với đợt đầu năm. Khảo sát cho thấy, nhiều ngân hàng cho vay cá nhân với lãi suất 8,9%/năm trong vòng 12 tháng đầu tiên, sau đó lãi suất sẽ cộng thêm biên độ từ 4 - 4,5%, lên khoảng 12 - 12,5%.
Không chỉ có lãi suất tăng mà hiện nay thủ tục vay vốn của các ngân hàng cũng rất phức tạp, nhất là tại các ngân hàng quốc tế. Theo đó, những gói vay tuy có phần ưu đãi hơn nhưng hồ sơ phải sạch, tài sản vay phải được thẩm định gắt gao, phí phạt trả trước cũng tăng lên 4%. Đặc biệt, với người vay mua nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản thế chấp chính là căn hộ mua thì thủ tục còn khó hơn nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước chỉ siết cho vay với những người có mục đích đầu cơ, còn vẫn khuyến khích người dân mua nhà ở thực. Tuy nhiên, rất khó để các ngân hàng thương mại xác định động cơ, mục đích của khách hàng. Bởi vậy những người có nhu cầu thực đang chịu nhiều ảnh hưởng khi bị đánh đồng là vay vốn đầu cơ, khiến họ khó tiếp cận với giấc mơ an cư của mình.