Sau Tết Nguyên Đán, nhà đầu tư “xả” đất vùng ven hàng loạt
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư ôm tiền rủng rỉnh ăn Tết nhờ bán đất vùng ven được giá caoNhà đầu tư "chốt" lời tiền tỷ nhờ mạnh tay xuống tiền vào nhà phố, biệt thự vùng venNhà đầu tư ngán ngẩm "quay xe" khi giá đất vùng ven cao chót vót
Ngay sau Tết Nguyên đán, rất nhiều nhà đầu tư ở vùng ven đồng loạt đẩy mạnh hoạt động rao bán các lô đất đã đầu cơ mua trước đó. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng “xả hàng” giảm giá sâu đất để “cắt lỗ” thu hồi vốn.
Nhà đầu tư sẵn sàng giảm giá để đẩy sản phẩm nhanh chóng
Những ngày sau Tết, anh Nguyễn Đình Long, một nhà môi giới bất động sản tại Nam Định vô cùng bận rộn. Anh Long chia sẻ dù năm vừa qua thị trường bất động sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid thì giao dịch vẫn khá sôi động, giá nhà đất tại dù trong ngoài đường lớn hay ngõ nhỏ đều tăng giá. Những ngày tháng 12 Âm lịch do sát Tết Nguyên đán nên hoạt động giao dịch mua bán đất ở Nam Định gần như không có. Nhưng sau Tết, thị trường đã giao dịch trở lại, tuy nhiên số lượng người mua chưa nhiều, nhưng số lượng người bán lại gia tăng mạnh mẽ.
Một chủ đầu tư có lô đất 800m2 ở xã Giao Thông, huyện Giao Thủy, Nam Định đã tách mảnh đất mình sở hữu thành 3 thửa để rao bán. Một lô đất đã được bán nhưng 2 lô còn lại vẫn chưa tìm được người mua dù môi giới đã tích cực tìm khách hàng trong thời dài. Trong khi giá đất hiện khá rẻ chỉ từ 3-5 triệu đồng/m2 tùy vào vị trí và đang rẻ hơn so với giá năm ngoái là 1 triệu đồng/m2. Chủ đất vì muốn “thoát hàng” sớm nên không ngần ngại giảm giá đất sâu với hi vọng sẽ tìm được khách hàng quan tâm.
Nguyễn Đình Dũng, một nhà đầu cơ đất không chuyên tại tỉnh Nam Định chia sẻ cách đây 6 tháng, anh có mua một lô đất rộng 200m2 nằm cạnh đường liên xã với giá 1,35 tỷ đồng tại huyện Giao Thủy. Tuy nhiên số tiền anh đầu tư chủ yếu là vay bạn bè và vay ngân hàng, do công việc anh bị ảnh hưởng do dịch nên không có đủ tiền trả lãi ngân hàng. Vì Anh Dũng buộc lòng phải hạ giá, cắt lỗ để bán nhanh lô đất với giá thấp hơn so với giá mua ban đầu.
Theo chia sẻ của anh Dũng, lô đất anh sở hữu có vị trí gần với khu quy hoạch sân golf và khu du lịch Quất Lâm. Nhưng hiện nay do không cân đối được vấn đề tài chính, anh Dũng đành ngậm ngùi bán sớm để thu hồi vốn, lấy tiền trả ngân hàng.
Theo khảo sát của một chuyên trang bất động sản, nguồn cung đất nền tại các vùng ven như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, các tỉnh như Hòa Bình…đều đang được rao bán tại rất với mật độ dày đặc. Sản phẩm khá đa dạng về diện tích, giao động từ vài chục m2 đến hàng chục, hàng trăm ha.
Nhìn nhận về vấn đề nói trên, ông Hoàng Thanh Phong, một môi giới bất động sản lâu năm ở Hà Nội cho hay thị trường BĐS đang trở nên sôi động hơn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lượng sản phẩm nhà đất rao bán trên thị trường nhiều hơn nhưng số lượng giao dịch mua bán thành công chưa cao.
Nói về việc nhà đầu tư liên tục có động thái “xả đất vùng ven đầu năm, ông Phong cho rằng nguyên nhân do 2 vấn đề chính. Thứ nhất, nhà đầu tư cảm thấy mức lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng đề ra nên quyết định bán để thu hồi vốn. Hoặc nhà đầu tư cảm thấy cần phải cân đối nguồn tài chính sao cho hợp lý nên phải bán ra bất động sản dù chỉ lãi vài chục triệu đồng.
Thứ hai, nhiều nhà đầu cơ cảm thấy lo lắng về những chính sách pháp luật mới sắp được tung ra để ngăn chặn “sốt đất” sẽ ảnh hưởng tới thị trường. Do đó đất sẽ có khả năng tăng giá nhiều, không đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu cơ.
Thị trường đất vùng ven sẽ khó đoán trong thời gian tới
Ông Phạm Minh Khánh, một chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản nhận định nếu nhà đầu tư nắm giữ các sản phẩm nhà phố, nhà liền kề vùng ven có thể tiến hành kinh doanh được ngay thì nên giữ lại, chưa nên vội bán.
Những sản phẩm bất động sản có thể sử dụng kinh doanh sẽ còn cơ hội tăng giá trong tương lai khi thị trường ổn định hơn thời hậu dịch Covid. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các sản phẩm bất động sản này làm đòn bẩy tài chính trả lãi vay ngân hàng, sử dụng vốn để đầu tư các loại hình kinh doanh khác mà vẫn đảm bảo an toàn cho nguồn vốn.
Những nhà đầu tư đã xuống tiền mua đất vùng ven từ cách đây 2-3 năm thì hiện tại nhiều khu vực đất đã tăng giá gấp 2 hoặc 3 lần so với trước đó. Nhiều nhà đầu tư dù chỉ mới sở hữu lô đất trong 6 tháng hoặc 1 năm thì hiện tại đã có thể bán đi bỏ túi một khoản lãi khá lớn. Tuy nhiên trong 3-4 năm tới giá sẽ khó tăng mạnh và chỉ đi ngang do các biện pháp siết chặt hoạt động giao dịch bất động sản của Nhà nước.
Khi đất hết lý do tăng giá thì nhà đầu tư nên bán và dùng tiền thu về cơ cấu đầu tư các sản phẩm khác có tiềm năng sinh lời cao hơn. Theo chủ tịch hội môi giới bất động sản Việt Nam thì thị trường bất động sản trong năm 2021 có nhiều thái cực đối lập nhau. Trong đó hạn chế lớn nhất của thị trường là vấn đề lệch pha cung cầu, hiện tượng “sốt đất ảo” diễn ra tràn lan.
Ông Đính nhận định nguồn cung khan hiếm khiến cho thị trường phát triển không ổn định. Trong năm 2022, do dịch bệnh đã được kiểm soát, vấn đề nguồn cung tuy được cải thiện nhưng cũng sẽ chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường do vướng phải sự hạn chế từ chính sách, quy định pháp luật.
Dù có sự vào cuộc của Nhà nước, các đơn vị có thẩm quyền nhưng vấn đề chưa thể tháo gỡ được ngay mà sẽ có độ trễ trong ban hành, thực thi. Một số vấn đề đã được tháo gỡ nhưng không vì thế mà nguồn cung bất động vùng ven có thể tăng mạnh ngay.
Dự báo thị trường bất động sản vùng ven trong năm 2022 sẽ là điều rất khó khăn bởi diễn biến khó lường của dịch bệnh . Tuy nhiên ở góc độ tích cực, khi nguồn cung tăng lên thì giá bất động sản có thể sẽ phần nào giảm. Các địa phương từng xảy ra “sốt đất” sẽ có sự can thiệp của chính quyền, mang lại cơ hội cho nhiều nhà đầu tư.