Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá năm 2023 triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
BÀI LIÊN QUAN
Quy hoạch Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ phải đi trước một bướcNăm 2023 sẽ là bước ngoặt của kinh tế Trung QuốcĐà Nẵng xác định 7 khu vực trọng điểm phát triển kinh tếCó thể thấy, một năm hỗn loạn và đáng thất vọng kết thúc. Vậy thì triển vọng kinh tế của năm mới sẽ như thế nào? Vào hồi tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã công bố triển vọng kinh tế hàng năm, trong đó cũng dự báo mức tăng trưởng yếu trên toàn cầu vào năm 2023.
Kinh tế Việt Nam có 3 vấn đề và 3 yếu tố chính
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đặc biệt nhấn mạnh vào 3 vấn đề chính đó là lạm phát cao và việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, cuộc xung đột Nga - Ukraine và những tác động liên tục của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc.
Và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo tăng trưởng trên toàn cầu sẽ giảm còn 2,7% vào năm 2023. Nếu như không so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 thì năm 2023 sẽ là một năm yếu kém nhất của nền kinh tế thế giới tính từ năm 2001.
Bức tranh kinh tế năm 2022: CPI tăng 3,15%, vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm
Theo ghi nhận, trong bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022, tăng trưởng GDP vượt mục tiêu và vốn FDI thực hiện cao nhất trong thời gian 5 năm. Mặc dù vậy thì sản xuất công nghiệp quý IV cũng tăng chậm, quy mô tổng mức bán lẻ cùng với doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn như thời điểm chưa có dịch.Năm mới 2023, chuyên gia đề xuất tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% để hỗ trợ nền kinh tế
Thuế VAT giảm từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022 đối với hầu hết các nhóm hàng hóa dịch vụ đã góp phần rất lớn vào quá trình phục hồi kinh tế ngoạn mục của Việt Nam trong năm qua. Do đó, các chuyên gia kiến nghị kéo dài chính sách này đến hết năm 2023.Giám đốc kiêm trưởng bộ phận dự báo tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR, Anh) - ông Kay Daniel Neufeld nhận định rằng: “Có khả năng nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt với suy thoái vào năm 2023 do lãi suất tăng để đối phó với lạm phát cao hơn".
Và Quỹ IMF cũng gọi lạm phát chính là mối đe dọa trực tiếp nhất đối với sự thịnh vượng của hiện tại và tương lai. Cũng trong bối cảnh lạm phát bắt đầu giảm ở Mỹ cũng như châu u khi mà giá năng lượng giảm và lãi suất cũng cao hơn, các ngân hàng Trung ương cũng đã nói rõ rằng họ không có ý định sớm ngừng tăng lãi suất.
Trong khi đó thì việc Trung Quốc - đây chính là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sắp mở cửa trở lại cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên cũng mang lại rủi ro. Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế và chính sách tại hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase - ông Bruce Kasman bình luận rằng: “Kinh nghiệm gần đây cũng cho thấy những thất bại đáng kể thường xảy ra khi việc mở cửa diễn ra quá sớm và hệ thống y tế bị quá tải".
Có thể thấy, cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng tiếp tục làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các dự báo, đáng chú ý là đối với các quốc gia ở châu u, những nước đang từ bỏ năng lượng của Nga nhưng vẫn có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt.
Và Đài CNN cũng cho rằng liệu một cuộc suy thoái trên toàn cầu có thành hiện thực hay không sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính đó là các ngân hàng trung ương sẽ làm gì tiếp theo, kết quả của cuộc Trung Quốc mở cửa trở lại, giá năng lượng.
Kinh tế Việt Nam có triển vọng tươi sáng do đâu?
Cũng theo Quỹ IMF, tăng trưởng kinh tế lạc quan của Việt Nam đang đi theo một hướng khác so với xu hướng chậm lại của nền kinh tế khác tại châu Á. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát bởi áp lực lạm phát trong nước hầu như chỉ diễn ra với giá nhiên liệu cũng như các dịch vụ có liên quan trực tiếp như vận tải.
Trang Vietnam Briefing cho biết, ví dụ như năm 2022, giá tiêu dùng trong bảy tháng đầu năm cũng đã tăng nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 4% của ngân hàng Nhà nước. Điều này cũng một phần là do Việt Nam phục hồi chậm trong năm 2021, từ đó giữ lạm phát ở trong tầm kiểm soát cũng như duy trì giá lương thực cũng như năng lượng thấp hơn so với các nước ở trong khu vực.
Cũng theo IMF, những thành công này có thể là nhờ vào việc mà Việt Nam đã áp dụng linh hoạt chiến lược sống chung với COVID-19 cũng như tỷ lệ phủ vắc xin cao ở trên toàn quốc.
Còn các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh cùng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ cũng đã tạo điều kiện để sản lượng tăng mạnh và giúp cho hoạt động bán lẻ, du lịch phục hồi.
Và giá lương thực tăng vọt trên toàn cầu cũng có tác động nhỏ đến giá tiêu dùng ở Việt Nam, phần lớn là nhờ vào nguồn cung nội địa dồi dào và giá thịt heo giảm, thói quen dùng gạo ở trong bữa ăn. Hơn thế, mức tăng giá đối với các dịch vụ như y tế cũng rất nhẹ.
Tháng 12/2022, hầu hết các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu so với các dự báo trước đó đưa ra. IMF cũng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt mức 7% và đã giảm xuống 6,2% trong năm 2023, tuy nhiên đây vẫn là triển vọng lạc quan so với triển vọng khá là u ám ở những nơi khác.
Và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt mức 7,2% tăng 1,9 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2022 và giảm xuống chỉ còn 6,7% trong năm 2023. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam thêm 1 điểm phần trăm so với dự bs trong tháng 9/2022, đạt mức 7,5% và giảm xuống còn 6,3% trong năm 2023.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên lạm phát cũng có thể tăng lên khi mà nhiều hoạt động kinh tế ở trong nước phục hồi. Cũng theo IMF thì chi phí vận chuyển cùng các loại hàng hóa ví dụ như phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng có thể làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ nội địa theo đó để từ đó gây thêm áp lực lạm phát đến nền kinh tế.