Bức tranh kinh tế năm 2022: CPI tăng 3,15%, vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm
BÀI LIÊN QUAN
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế Chuyên gia nhận định: Năm 2023, kinh tế sẽ không được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ấn tượng như năm 2022Bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơnNăm 2022, kinh tế tăng 8,02%, cao nhất trong 12 năm
Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế xã hội quý IV và năm 2022. Theo đó thì tăng trưởng kinh tế trong quý IV ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù cao hơn tốc độ tăng 4,7% của cùng kỳ năm 2020 - 2021 nhưng lại thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011 - 2019.
Ước tính GDP năm 2022 cũng tăng 8,02% - đây chính là mức tăng cao nhất trong giai đoạn năm 2011 - 2022. Và trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp cũng như xây dựng ghi nhận tăng 7,78%, đóng góp 38,24% còn khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tiếp tục thể hiện được vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp ghi nhận tăng 2,88% và ngành lâm nghiệp tăng 6,13% còn ngành thủy sản tăng 4,43%.
Liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới có rơi vào cuộc suy thoái trong năm 2023?
Fed đang đứng trước một cuộc chiến căng thẳng với lạm phát. Theo dự báo của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất kế tiếp trong tương lai. Mức lãi suất đầu năm sau có thể đạt tới khoảng 5,1%. Dự báo của các chuyên gia cho thấy Mỹ có thể rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào năm sau. Thế nhưng, đang có những nhận định trái chiều về thời điểm và mức độ nghiêm trọng.Xuất siêu đạt kỷ lục đóng góp các chỉ số kinh tế vĩ mô
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 701,28 tỷ USD. Cán cân thương mại thặng dư tiếp tục giữ vững vị thế xuất siêu 7 năm liên tiếp.Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo cũng tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8, 10%.
Ngành cung cấp nước và quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%. Ngành sản xuất cũng như phân phối điện tăng 7,05%. Ngành khai khoáng tăng 5,19% và ngành xây dựng tăng 8,17%.
Đối với khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng của năm 2022 đạt mức 9,99% - đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.
Năm 2022, CPI tăng 3,15%
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, so với tháng 12/2021 tăng 4,55%. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung của cả năm 2022, CPI cũng tăng 3,15% so với năm 2021 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra.
Và lạm phát cơ bản bình quân của năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021 thấp hơn mức CPI bình quân chung - điều này cũng đã phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu là do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Cũng theo cơ quan thống kê, CPI bình quân năm 2022 tăng bởi một số nguyên nhân chủ yếu như là giá xăng dầu ở trong nước tăng 28,01% so với năm trước và giá gạo ghi nhận tăng 1,22% so với năm 2021 còn giá các mặt hàng thực phẩm cũng tăng 1,62% so với năm 2021; giá nhà ở và vật liệu xây dựng ghi nhận tăng 3,11% so với năm trước bởi vì giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
Bên cạnh đó thì giá dịch vụ giáo dục cũng tăng 1,44% so với năm 2021. Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, theo đó thì giá vé máy bay năm 2022 ghi nhận tăng 27,58% so với năm trước còn giá vé tàu hỏa tăng 10,96% và giá vé ô tô khách tăng 12,15% hay như giá du lịch trọn gói tăng 8,27%.
Quý 4, sản xuất công nghiệp tăng chậm nhất trong năm
Có thể thấy, sản xuất công nghiệp trong quý 4/2022 có xu hướng tăng chậm lại và tốc độ tăng giá trị tăng thêm cũng ước đạt mức 3,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả năm 2022, giá trị cũng tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước.
Trong đó thì ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tăng 8,10% còn ngành sản xuất và phân phối điện ghi nhận tăng 7,05%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải ghi nhận tăng 7,45%; ngành khai khoáng ghi nhận tăng 5,19%.
Còn chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong quý 4/2022 tăng 3% và là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 bởi vì đơn hàng sụt giảm và chi phí đầu vào ở mức cao cũng như thiếu hụt nguồn cung vật liệu.
Và chỉ số IIP trong năm 2022 ước tính tăng 7,8% so với năm trước và tăng ở 61 địa phương cũng như giảm ở hai địa phương trên cả nước. Còn chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tháng 12/2022 tăng 0,3% so với tháng trước cũng như giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung của cả năm 2022, chỉ số tiêu thụ trên toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ghi nhận tăng 7,1% so với năm 2021.
Và chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 tăng 10,1% so với cùng thời điểm tháng trước và ghi nhận tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm trước. Và tỷ lệ tồn kho của toàn ngành chế biến và chế tạo bình quân năm 2022 ghi nhận là 78,1%.
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ghi nhận tăng gần 20%
Cũng trong tháng 12, trên cả nước có khoảng 10,800 doanh nghiệp thành lập mới và giảm 9,8% so với tháng trước, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra thì cả nước còn có 6.104 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, so với tháng trước giảm 2,6% và so với cùng kỳ năm 2021 tăng 44,5% cùng 3.776 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 5,7% và tăng 25,4%. Không những thế còn có 5.847 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 14,8% và giảm 35,4% cùng 1.761 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 23,8% và giảm 6,2%.
Tính chung của cả năm 2022, cả nước có 208.300 doanh nghiệp tiến hành đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động thị trường, so với năm 2021 tăng 30,3% và bình quân một tháng có 17.400 doanh nghiệp thành lập mới cũng như quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ghi nhận là 143.200 doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 19,5%. Quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng với dịch vụ tiêu dùng chưa thể phục hồi được về mức trước dịch bệnh.
Còn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý 4 ước đạt mức 1.514,6 nghìn tỷ đồng, so với quý trước tăng 4,8% và so với cùng kỳ năm trước tăng 17,1%. Trong năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt mức 5.679,9 nghìn tỷ đồng, so với năm trước tăng 19,8%, nếu như loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%.
Và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của năm 2022 tăng 15% so với năm 2019. Mặc dù vậy thì quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của năm 2022 chỉ đạt mức 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu như ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch bệnh.
Đối với vận tải hành khách, trong quý 4/2022 ước đạt mức 874,8 triệu lượt khách vận chuyển, so với cùng kỳ năm trước gấp 2,3 lần và luân chuyển đạt 41 tỷ lượt khách.km, so với cùng kỳ năm trước gấp 3 lần.
Như thế, tính chung cả năm 2022, vận tải hành khách ước đạt mức 3.664,1 triệu lượt khách vận chuyển, so với năm trước tăng 52,8% và luân chuyển đạt 171,8 tỷ lượt khách.km, so với năm trước tăng 78,3%. Và vận tải hàng hóa trong quý 4/2022 ước đạt mức 537,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 26,6% và luân chuyển 121,5 tỷ tấn.km, so với cùng kỳ năm trước tăng 23,8%.
Và tính chung năm 2022, vận tải hàng hóa ước đạt mức 2.009,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, so với năm trước tăng 23,7% và luân chuyển 441,3 tỷ tấn.km, so với năm trước tăng 29,4%.
Còn khách quốc tế đến thị trường Việt Nam trong tháng 12 ước đạt mức 707.100 lượt người, so với tháng trước tăng 18,5% và gấp 41,2 lần so với năm t2021 bởi vì Việt Nam đã mở cửa du lịch và các đường bay quốc tế đã được khôi phục trở lại. Tính chung của cả năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức 3,66 triệu lượt người, so với năm trước gấp 23,3 lần nhưng so với năm 2019 vẫn giảm 79,7%.
Năm 2022, vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm
Quý 4/2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt mức 1.089,1 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,5%. Ước tính năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt mức 3.219,8 nghìn tỷ đồng, so với năm trước tăng 11,2%.
Và tính đến ngày 20/12/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký điều chỉnh hay giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng ước đạt gần 27,72 tỷ USD, so với năm trước giảm 11%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện ở Việt Nam năm 2022 ước đạt mức gần 22,4 tỷ USD, so với năm trước tăng 13,5%. Đây chính là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong thời gian 5 năm qua.
Năm 2022, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 109 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam ghi nhận là 426,6 triệu USD,so với năm trước tăng 4,3% và có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh ghi nhận tăng 107,4 triệu USD. Như thế, tính chung tổng số vốn đầu tư của Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt gần 534 triệu USD.