Bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2022: Nền kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh chungNền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái kéo dài vì nhu cầu của Trung Quốc hồi phục“Bóng ma” kinh tế liệu rằng có ảnh hưởng nhiều tới ngành bất động sản?Theo ước tính, tăng trưởng GDP của năm nay đạt mức 8%, và do đó 2022 là năm của sự hồi phục kinh tế. Thế nhưng, dự báo nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn khi bước sang năm 2023, trong đó có những sức ép về xuất khẩu và lạm phát.
Điểm sáng về xuất khẩu
Kỳ tích về xuất khẩu Việt Nam trở thành điểm sáng kinh tế của năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu tăng 10,5%, đạt mức 371,5 tỷ USD, hoàn tất vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch là tăng 8%).
Có tổng cộng 39 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu ở trên mức 1 tỷ USD, đã tăng 4 mặt hàng so với năm ngoái. Trong đó, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, hơn 1 mặt hàng so với năm ngoái.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng khả quan, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp và giảm lượng xuất khẩu thô, qua đó tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi sản xuất và cung ứng trên toàn cầu. Phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến, với hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bức tranh kinh tế năm 2022 - 2023: Ngành giao thông vận tải đón nhận năm "bận rộn"
Năm 2022 sẽ khép lại với hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm được khởi công và hoàn thành, trong đó có siêu dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2.Nguy cơ kinh tế Trung Quốc chịu tổn thất lớn vì lực lượng lao động giảm đáng kể
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ việc dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm đáng kể. Tình trạng này cũng khiến các quốc gia phụ thuộc vào thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc phải đi tìm những điểm đến mới.Giới đầu tư đón tin vui khi Fed có thể hạ cánh mềm vào năm 2023, tránh được cuộc suy thoái kinh tế?
Theo nhiều chuyên gia, Fed có thể né được cuộc suy thoái và nền kinh tế sẽ hạ cánh mềm vào năm sau.Cán cân thương mại vẫn chứng kiến xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư đạt gần 11 tỷ USD, qua đó góp phần làm cán cân thanh toán tích cực hơn giúp cải thiện dự trữ ngoại hối, ổn định tỉ giá cũng như các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Lãnh đạo Bộ Công thương đã đưa ra đánh giá rằng Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2022 là điểm nổi bật trong phát triển kinh tế đất nước, cho thấy sự nỗ lực trong việc thực thi triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như chủ động và linh hoạt trong việc tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu để có thể nắm lấy cơ hội hồi phục và khan hiếm hàng hóa tại những thị trường nhập khẩu, đồng thời khai thác các FTA nhanh chóng và hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam năm 2022 có nhiều điểm sáng, đặc biệt là du lịch nội địa ghi nhận mức tăng 20% so với hồi đỉnh cao năm 2019.
Gặp nhiều khó khăn
Thế nhưng, nhiều chuyên gia nhận định rằng năm 2023, nền kinh tế sẽ đứng trước nhiều khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp nặng gánh từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu cũng như những sức ép từ hoạt động nội địa.
Theo kết quả khảo sát mới đây với những dự báo, tỉ lệ doanh nghiệp có lãi tại Việt Nam so với ASEAN và cả khu vực châu Á, châu Đại Dương khá thấp trong bối cảnh tình hình kinh doanh khá khó khăn. Cụ thể, có tới gần 60% doanh nghiệp dự báo sẽ có lãi, tăng 5,2 điểm so với năm trước, còn doanh nghiệp bị lỗ là 20,8%, giảm 7,8 điểm.
Ngân hàng HSBC cũng đã liệt kê một số khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm sau. Đó là sức ép lạm phát mạnh hơn. Bên cạnh đó, không chỉ lạm phát cơ bản tăng mà Việt Nam còn có thể gặp tình trạng thiếu hụt năng lượng trong nước, khiến lạm phát toàn cầu tăng. Điều đó có nghĩa là việc Ngân hàng Nhà nước rất có thể sẽ duy trì chu kỳ thắt chặt tiền tệ.
HSBC cũng cho biết những khó khăn trong thương mại không ngừng gia tăng là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam. Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng vì đợt thương mại toàn cầu chậm đi.
Nhu cầu hàng xuất khẩu suy giảm đã gây nên một đợt suy giảm mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, sự sụt giảm đáng kể lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua được ghi nhận vào tháng 11. Trong tháng này, chỉ số PMI cũng đã rơi vào vùng thu hẹp lần đầu tiên trong năm nay. Giá bán, việc làm hay lượng đơn hàng mới đều xuống thấp, chỉ ra rằng tâm lý thị trường đang không tốt. Hàng hóa hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ thời đại dịch, là dệt may/ da giày và điện tử đang ghi nhận giai đoạn chững lại.
Mỹ và EU hiện nay chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu/ Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu thống lĩnh đối với một số ngành hàng xuất khẩu lớn. Có tới hơn ½ hàng máy móc xuất khẩu của Việt Nam là vào thị trường Mỹ. Sản phẩm gỗ (khoảng 0%) là một ngành hàng xuất khẩu lớn khác cũng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường Mỹ.
“Chúng tôi mới đi khảo sát về tình hình doanh nghiệp và nhận thấy tình trạng thiếu đơn hàng rõ ràng đang rất căng thẳng. Không ít doanh nghiệp đã rất nỗ lực giãn giờ làm nhằm giữ người lao động, tuy nhiên vẫn phải cắt giảm nhân sự, dù đó là lao động có tay nghề”, theo chia sẻ của bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh quốc gia (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - CIEM).
Cần duy trì hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp
TS Lê Đăng Doanh đã trao đổi rằng Chính phủ cần duy trì và tiếp tục triển khai những gói trợ cấp cho doanh nghiệp và người lao động trong năm sau nhằm đảm bảo sản xuất, đời sống của người lao động. Các doanh nghiệp cần dịch chuyển mạnh sang kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ cũng như vận dụng khoa học và công nghệ. Đồng thời, cần kịp thời trao đổi thẳng thắn với người lao động, và động viên, chia sẻ thông tin với họ nhằm tạo nên sự đồng thuận, giúp đỡ cùng nhau vượt qua thách thức và khó khăn phía trước.