meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ phải đi trước một bước

Thứ hai, 02/01/2023-08:01
Trước những hạn chế về nhiều mặt vị trí địa lý, địa hình, dân cư, dân số, nguồn nhân lực, các địa phương trong vùng kinh tế Trung du miền núi phía Bắc luôn nhận thức rõ khó khăn, hạn chế để từ đó, xác định các giải pháp, phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm từng bước khẳng định vị thế trong vùng kinh tế nói riêng và trong cả nước nói chung.

Nỗ lực của địa phương

Theo tapchixaydung.vn, vùng Trung du miền núi phía Bắc là một trong 6 vùng kinh tế xã hội của cả nước, bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích khoảng 100.000 km2, chiếm 28,6% diện tích cả nước; tổng dân số gần 14 triệu người, trong đó có khoảng 30 dân tộc đang sinh sống. Với tiềm năng và lợi thế về văn hóa đa dân tộc, phong cảnh thiên nhiên trời phú, cùng những cảng biển tấp nập hàng hóa và sự quan tâm, đầu tư phát triển từ chính phủ, khu vực này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, hứa hẹn những đột phá mang tính chiến lược quốc gia trên mọi lĩnh vực. Các địa phương trong khu vực cũng đang tích cực chuyển mình để góp phần vào sự phát triển của Vùng. 


Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ khu vực này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, hứa hẹn những đột phá mang tính chiến lược quốc gia trên mọi lĩnh vực.
Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc bộ khu vực này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, hứa hẹn những đột phá mang tính chiến lược quốc gia trên mọi lĩnh vực.

Hòa Bình phấn đấu thu hút 1 tỷ USD 

Tại Hòa Bình, tỉnh này đặt mục tiêu thu hút đầu tư là một trong bốn nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh. Tỉnh đã tích cực hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư. Mục tiêu của Hòa Bình là trong giai đoạn từ 2021 đến 2025 sẽ thu hút được 80.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư trong nước và 1 tỷ USD vốn FDI. Đây là một con số khá lớn với tỉnh. Tuy nhiên, Hòa Bình đã thể hiện quyết tâm cao qua việc triển khai bốn khâu đột phá chiến lược. Đó là: quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỉnh ủy cũng tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp  với đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo kế hoạch đến tháng 8/2022 trình Chính phủ phê duyệt. 


Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu thu hút được 80.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư trong nước và 1 tỷ USD vốn FDI.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu thu hút được 80.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư trong nước và 1 tỷ USD vốn FDI.

Theo đó, quy hoạch của tỉnh Hòa Bình hướng tới việc đưa tỉnh này trở thành địa phương dẫn đầu trong vùng nhờ tăng trưởng GDP. Các trụ cột tăng trưởng chính được Hòa Bình đề ra là du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch... Kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ cao hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là một trong những định hướng phát triển của tỉnh. 

Hàng năm lãnh đạo tỉnh đã tổ chức các buổi họp, làm việc để lắng nghe cũng như giải đáp thắc mắc, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua những cuộc họp như vậy, tỉnh đã có sự điều chỉnh về chính sách thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính… tạo ra sự đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Phú Thọ định hướng là tỉnh phát triển hàng đầu khu vực

Tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý thuận lợi của vùng kinh tế, nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông và chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km. Hiện nay, kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Phú Thọ có nhiều tiềm năng như: diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn, nguồn nhân lực dồi dào… đây đều là những điều kiện, động lực thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các loại hình dịch vụ du lịch và logistics thương mại…


Phú Thọ đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Phú Thọ đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các biện pháp, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đạt được kết quả tích cực. Năm 2021, tốc độ tăng GRDP đạt 6,28%, đứng thứ 21/63 cả nước và thứ 5 vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Quy mô kinh tế đạt 80.958 tỷ đồng, đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực, công nghiệp - xây dựng chiếm 38%, dịch vụ 40,4%, nông lâm nghiệp 21,6%. Công nghiệp phát triển nhanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu năm 2021 đạt 8,3 tỷ USD, xếp thứ 10/63 cả nước. Thu ngân sách Nhà nước đạt 9.029 tỷ đồng, tăng 52% so dự toán.

Tỉnh Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả ấn tượng về công tác xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Số vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, quy mô và số lượng dự án cũng tăng. Đã xuất hiện những dự án có quy mô lớn, góp phần bổ sung, đóng góp cho sự tăng trưởng của tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tỉnh sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực đưa kinh tế - xã hội Phú Thọ phát triển bền vững, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế vốn có của vùng đất này. Mục tiêu của Phú Thọ là trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Lào Cai phấn đấu tốc độ tăng GRDP trên 10%/năm

Tỉnh Lào Cai với nhiệm vụ chính trị trong toàn Đảng bộ đã xác định 2 lĩnh vực đột phá chiến lược giai đoạn 2020-2025. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên phát triển các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị lớn; hạ tầng thông tin viễn thông, hạ tầng số. Phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó tập trung vào khu du lịch thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, huyện Bắc Hà và xã Y Tý (huyện Bát Xát); du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch bản sắc; dịch vụ chất lượng cao, hiện đại. Chú trọng dịch vụ, thúc đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, phát triển ngành thương mại theo hướng hiện đại.


Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 15.500 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 15.500 tỷ đồng.

Quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 trên 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 126 triệu đồng/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 15.500 tỷ đồng, bảo đảm cân đối chi thường xuyên; tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 10 triệu lượt; doanh thu du lịch trên 44.500 tỷ đồng; giá trị xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 9 tỷ USD; tỉ lệ đô thị hóa đạt 35%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 60% tổng số xã trên địa bàn; có trên 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều bình quân hằng năm đạt 3-5%/năm…

Quy hoạch đi trước một bước

Chính phủ cũng đã có những định hướng lớn dành cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo đó, Quy hoạch này đã phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng. Đó là các yếu tố như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; tài nguyên thiên nhiên, môi trường; hệ thống đô thị, nông thôn; kết cấu hạ tầng; liên kết nội vùng, liên kết vùng với khu vực và quốc tế; các nguồn lực của vùng đã và đang được khai thác, các tiềm năng chưa được khai thác cũng như các nguy cơ, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng; vị thế, vai trò của vùng đối với quốc gia; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.


Từ nay đến 2030, Vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc cần ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc có vai trò kết nối liên kết Vùng.
Từ nay đến 2030, Vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc cần ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc có vai trò kết nối liên kết Vùng.

Quy hoạch cũng đã đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. Một số quan điểm phát triển nổi bật như quan điểm về phát triển vùng hay quan điểm về phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch. Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu phát triển tổng quát vùng  trong thời kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 đến 30 năm. Với mục tiêu cụ thể, Quy hoạch đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.

Trong thời gian từ nay đến 2030, Vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc cần đặc biệt quan tâm, tập trung, tích cực triển khai xây dựng, hoàn thiện quy hoạch Vùng, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Vùng và từng địa phương trong Vùng trong thời gian tới. Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, sát thực tế, khả thi; cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhưng phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả; chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Vùng cũng cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Trong đó tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về giao thông, hậu cần cũng như hạ tầng xã hội. Tập trung cho công tác chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc có vai trò kết nối liên kết Vùng, kết nối cảng biển, sân bay, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của Vùng…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

23 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

23 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

23 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

23 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước