meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch tỉnh Nam Định: Có thêm 10 khu công nghiệp, 46 cụm công nghiệp 

Thứ ba, 01/08/2023-09:08
Trong thời gian tới, công nghiệp được xem là một trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Nam Định, qua đó đưa kinh tế địa phương này tăng trưởng ấn tượng, nằm trong nhóm dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Hồng.

Diện tích khu công nghiệp thành lập mới gấp 1,3 lần hiện nay

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp,Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Nam Định vừa mới thông qua Báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa). Báo cáo Quy hoạch nêu rõ, đến năm 2030, Nam Định sẽ có thêm 10 khu công nghiệp và 46 cụm công nghiệp mới, mở rộng 3 cụm công nghiệp đã có. Nếu kế hoạch này được thực hiện, trong thời kỳ 2021 - 2023, tổng diện tích các khu công nghiệp thành lập mới tại Nam Định sẽ gấp 1,3 lần diện tích các khu công nghiệp hiện có; tổng diện tích các cụm công nghiệp mới thành lập sẽ gấp 5 lần diện tích hiện nay. 

Các mục tiêu này cho thấy quyết tâm của tỉnh Nam Định trong việc xác định phát triển công nghiệp là 1 trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh. Nếu kế hoạch trên thành công, sẽ đóng góp rất lớn vào quá trình thực hiện hóa tầm nhìn đến năm 2050, đưa Nam Định trở thành cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng; đồng thời là trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng và là điểm kết nối giao thương hàng hóa dịch vụ và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại.


Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đang triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 2, đã thu hút được 2 nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư.
Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đang triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 2, đã thu hút được 2 nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư.

Để kế hoạch này trở thành hiện thực là điều không hề dễ dàng. Tại Hội thẩm định Quy hoạch tỉnh Nam Định mới được tổ chức, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh chỉ ra rằng, quá trình phát triển của Nam Định có nhiều điểm nghẽn. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2020, GRDP chỉ đạt 6,6%; cơ cấu kinh tế mất cân đối, độ mở liên kết vùng thấp, không thu hút được đầu tư có chất lượng, quy mô kinh tế dậm chân tại chỗ...

Ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cũng thừa nhận, ngành công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng khá nhưng không có sự đột phá. Mặc dù ngành công nghiệp tại Thành Nam có bề dày phát triển nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ, lẻ, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, ít doanh nghiệp có quy mô lớn.

Nhận thấy những nhược điểm đó, trong thời gian qua, bên cạnh các chính sách ưu đãi chung về công nghiệp, tỉnh Nam Định đã nỗ lực xây dựng các cơ chế, chính sách riêng, các ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, Nam Định chủ trương thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Trong tháng 5/2023, tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư.


Khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Những thay đổi trên của tỉnh Nam Định đã bước đầu đạt được kết quả tốt khi thu hút được hàng loạt dự án của các nhà đầu tư nước ngoài “khủng”. Thu hút thành công Tập đoàn Jia Wei và các doanh nghiệp phụ trợ đầu tư nhóm dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 100 triệu USD; thu hút thành công Tập đoàn Sunrise Material (Singapore) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất màng bọc polyme công nghệ cao với giá trị 100 triệu USD… Tỉnh Nam Định đã tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án sản xuất máy vi tính của Tập đoàn Quanta (Đài Loan, Trung Quốc) với tổng mức đầu tư 120 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận. 

Duy trì các lĩnh vực truyền thống

Đơn vị tư vấn Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, quan điểm của tỉnh là phát triển các ngành có lợi thế, tham gia chuỗi sản phẩm quốc gia và toàn cầu, phát triển công nghệ cao và xanh, phát triển mở để thu hút đầu tư sản xuất - kinh doanh. Xác định mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 48,5 - 49% tổng GRDP của tỉnh, đến năm 2030 đạt 53,5 - 54,5% và tầm nhìn đến 2050 là 48 - 50%.

Tỉnh Nam Định xác định phương hướng phát triển là tiếp tục duy trì các lĩnh vực truyền thống như dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí, điện tử, gia công kim loại, công nghiệp thực phẩm, đồ uống… Tỉnh cũng định hướng thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới như  vật liệu xây dựng, luyện thép, chế biến nông - lâm - thủy sản và dược liệu.

Nam Định có nhiều tiềm năng đối với công nghiệp năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, các nguồn năng lượng xanh không gây ô nhiễm. Do đó, tỉnh lên kế hoạch từng bước phát triển nguồn năng lượng sinh khối, với mục tiêu tận dụng các nguồn phế thải của nông nghiệp, làm sạch môi trường, tận dụng chi phí, từng bước hình thành nền kinh tế tuần hoàn.


Dệt may là một trong những nghề truyền thống của tỉnh Nam Định.
Dệt may là một trong những nghề truyền thống của tỉnh Nam Định.

Theo báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030 sẽ tập trung đầu tư phát triển và quản lý đô thị theo hướng xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bản sắc rõ ràng..., nhằm đảm bảo các nguyên tắc: gần tương ứng, cân đối lãnh thổ, kết hợp các chuyên ngành theo lãnh thổ, có tập trung có phân tán, phù hợp với môi trường và an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Cụ thể, định hướng phát triển 4 trung tâm đô thị gồm Đô thị Cao Bồ; Đô thị trung tâm tỉnh (TP Nam Định và Thị trấn Mỹ Lộc); Đô thị Giao Thủy (Thị trấn Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng); Đô thị Rạng Đông -Thịnh Long. 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo gồm: Hành lang cao tốc Bắc - Nam nối dài (Hà Nội - Cao Bồ - Rạng Đông); Hành lang Quốc lộ 10 (TP Nam Định - Cao Bồ); Hành lang TP Nam Định - Lạc Quần - Giao Thủy; Hành lang quốc lộ ven biển (Ninh Bình - Rạng Đông - Giao Thủy - Thái Bình); Hành lang Cao tốc Ninh Bình - Thái Bình - Quảng Ninh.

Các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, các chuyên gia phản biện cho rằng, với kịch bản phát triển mà tỉnh Nam Định lựa chọn là phát triển nhanh và bền vững, Quy hoạch tỉnh Nam Định cần làm rõ hơn nội hàm phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hội đồng cũng lưu ý việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với văn hóa xã hội và môi trường.

Đứng thứ 6 về tốc độ phát triển kinh tế

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, toàn tỉnh hiện có bốn khu công nghiệp khác đã và đang được triển khai xây dựng, đưa vào khai thác. Các khu công nghiệp này gồm: Khu công nghiệp Bảo Minh (đã lấp đầy 100%), Khu công nghiệp Hòa Xá (đã lấp đầy 100%); Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (diện tích 503,38 ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 2, đã thu hút được 2 nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư; Khu công nghiệp Mỹ Thuận (quy mô 158 ha) đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng; Khu công nghiệp Mỹ Trung đã được đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật.


Tỉnh Nam Định đang đầu tư xây dựng 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 495,21 ha.
Tỉnh Nam Định đang đầu tư xây dựng 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 495,21 ha.

24 cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng với tổng diện tích 495,21 ha. Trong đó, 22 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 445,41 ha. Hiện nay, tập trung đầu tư xây dựng hai cụm công nghiệp mới là Cụm công nghiệp Thanh Côi (huyện Vụ Bản); Cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên) đều có quy mô 50 ha.

Mới đây, tỉnh Nam Định và Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ trên địa bàn. Tỉnh này cũng tích cực tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút nhiều doanh nghiệp về các khu, cụm công nghiệp mới như các khu công nghiệp Hồng Tiến, Hải Long, Trung Thành; các cụm công nghiệp Nam Thanh, Đại An…

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết, chưa bao giờ tỉnh giành nguồn lực lớn như trong nhiệm kỳ này để đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nam Định vượt qua nhiều tỉnh, thành lớn để đứng thứ 3/11 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 6/63 tỉnh, thành phố cả nước.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

22 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

22 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

22 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

22 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

22 giờ trước