meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất những điểm mới, mang tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển

Thứ hai, 26/02/2024-14:02
Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế cũng như các kết quả đã đạt được trong phát triển thời gian qua, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã đề xuất những điểm mới mang tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển với 6 nội dung chính.

Mới đây, phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phiên họp này được diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy Viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh và các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh là đại diện của các Bộ, cơ quan ngang bộ cùng với các chuyên gia là ủy viên phản biện.

Tham dự phiên họp, phía lãnh đạo thành phố có sự góp mặt của đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội và đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn có các đồng chí Thường trực Thành ủy, Lãnh đạo UBND Thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành cũng như Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội.


Mới đây, phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa
Mới đây, phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa

Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế cũng như các kết quả đã đạt được trong phát triển thời gian qua, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã đề xuất những điểm mới mang tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển với 6 nội dung chính.

Thứ nhất, quy hoạch đề xuất mục tiêu phát triển thành phố là Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước và nhân loại; đồng thời là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của đất nước và có tầm ảnh hưởng trong khu vực; trở thành cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt cũng như lan tỏa, thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đi đầu về giáo dục - đào tạo theo chuẩn quốc tế; hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại; đời sống an sinh được bảo đảm toàn diện; có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước tiên tiến trong khu vực. 

Quy hoạch lần này còn đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, đặc biệt là giải quyết một cách triệt để vấn đề ô nhiễm các dòng sông, xử lý ô nhiễm môi trường của các con sông Nhuệ, sông Đáy, từ đó đảm bảo nguồn nước tưới tiêu an toàn cho nông nghiệp; giải quyết một dứt điểm tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các vùng địa hình thấp trũng; giải quyết căn bản tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ thành phố và tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm.

Thứ hai, xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô Hà Nội, cụ thể như sau: (i) Văn hóa và di sản; (ii) Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn; (iii) Hạ tầng đồng bộ, giao thông văn minh, hiện đại; (iv) Xã hội số, đô thị thông minh, kinh tế số; (v) Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo và 04 khâu đột phá chiến lược bao gồm: (i) Tạo lập thể chế quản trị vượt trội; (ii) Phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, đồng bộ; đặc biệt là đường sắt đô thị; (iii) Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và khai thác tài nguyên nhân văn; (iv) Phát triển đô thị, cải tạo môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số; chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ, mục tiêu trở thành trung tâm cơ sở dữ liệu lớn, hoạt động xã hội được vận hành cũng như quản lý trên nền tảng số và điều hành thông minh.

Thứ ba, quy hoạch còn xác định phương hướng phát triển của những ngành quan trọng: Định hướng trở thành trung tâm công nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo cũng như công nghệ sinh học; phát triển sản phẩm nông nghiệp với hàm lượng khoa học công nghệ cao, những loại giống cây con có vai trò dẫn dắt phát triển nông nghiệp các tỉnh phía Bắc.


Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số; chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ, mục tiêu trở thành trung tâm cơ sở dữ liệu lớn. Ảnh minh họa
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số; chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ, mục tiêu trở thành trung tâm cơ sở dữ liệu lớn. Ảnh minh họa

Ngoài ra, phát triển dịch vụ cùng kinh tế đô thị chính là trụ cột kinh tế, cùng việc phát triển loạt trung tâm thương mại phức hợp, cung cấp nhiều dịch vụ tổng hợp và không gian ngầm là nơi kinh doanh và buôn bán tổng hợp, mục đích thay thế cho những hoạt động mua bán trên vỉa hè và đường phố; chú trọng phát triển những ngành và lĩnh vực khác (bao gồm y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao; lao động, việc làm, an sinh xã hội; khoa học và công nghệ; an ninh, quốc phòng, đối ngoại) đảm bảo sao cho hài hòa, cân đối.

Thứ tư, tổ chức không gian phát triển Thủ đô cùng 5 trục động lực; trục động lực chính là trục sông Hồng, điểm nhấn của vùng đô thị trung tâm kết nối đô thị phía Nam cùng phía Bắc sông Hồng với định hướng hình thành không gian văn hóa, lễ hội và văn hóa, thể thao, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế ban đêm cũng như các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, chăm sóc người cao tuổi trải dài dọc hai bên sông.

Tiến hành khai thác có hiệu quả 5 tuyến hành lang cùng vành đai kinh tế, trở thành đầu mối hội tụ thực sự, trung tâm kết nối và động lực lan tỏa nội vùng cũng như liên vùng, đóng vai trò quan trọng với việc kết nối các tỉnh và thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô cũng như vùng Trung du và miền núi phía Bắc, hướng tới các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển; từ đó khẳng định thủ đô chính là động lực phát triển vùng và là cực tăng trưởng của quốc gia, cũng là cửa ngõ của khu vực ASEAN kết nối Trung Quốc.

Tổ chức hài hòa và khai thác hợp lý 5 không gian phát triển, đồng thời phát triển mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô xanh thông minh và hiện đại, sáng tạo với điều kiện đặc thù về mô hình quản trị cũng như thể chế trở thành khu vực động lực phát triển Thủ đô với 1 đô thị trung tâm và 4 thành phố thuộc Thủ đô. Ngoài ra, phát triển hệ thống đô thị cũng như tổ chức lãnh thổ thuộc khu vực nông thôn; phát triển các khu chức năng cùng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng thông minh, hiện đại.


Tổ chức hài hòa và khai thác hợp lý 5 không gian phát triển, đồng thời phát triển mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô xanh thông minh và hiện đại, sáng tạo với điều kiện đặc thù về mô hình quản trị. Ảnh minh họa
Tổ chức hài hòa và khai thác hợp lý 5 không gian phát triển, đồng thời phát triển mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô xanh thông minh và hiện đại, sáng tạo với điều kiện đặc thù về mô hình quản trị. Ảnh minh họa

Thứ năm, phát triển hạ tầng giao thông kết nối với 4 phương thức vận tải, đó là: Hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị cùng đường sắt quốc gia kết nối liên vùng và quốc tế, đường thủy nội địa cùng vận tải biển; đường vành đai 4 và 5 kết nối vùng. Chú trọng tập trung phát triển hệ thống đường sắt đô thị có đủ khả năng thay thế phương tiện giao thông cá nhân, đồng thời kết nối trung tâm Thủ đô với các trung tâm đô thị trong vùng; mở rộng và nâng công suất sân bay Nội Bài với mức giới hạn hiệu quả; xây dựng sân bay thứ 2 trong vùng Thủ đô, mở rộng không gian phát triển khu vực phía Nam. 

Thứ sáu, phát triển công nghiệp văn hóa kết hợp cùng dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc sắc của Thủ đô, gắn liền với việc phục dựng các di tích lịch sử và di sản văn hóa kết hợp truyền thống cùng với ứng dụng công nghệ, mục đích tái hiện lịch sử trong không gian thực tế ảo cũng như hình thành không gian văn hóa sông Hồng và con đường di sản bai bên sông, từ đó tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Dựa trên cơ sở những ý kiến tham gia của các thành viên, của ủy viên Hội đồng thẩm định cũng như các đại biểu tham dự phiên họp, cơ quan lập quy hoạch sẽ chú trọng tập trung vào việc nghiên cứu, tiếp thu, từ đó hoàn thiện hồ sơ quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, sớm báo cáo xin ý kiến của Quốc hội để trình phê duyệt đúng theo quy định.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch Thủ đô  thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050 trở thành cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp cũng như các ngành nghiên cứu xây dựng, tiến hành triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển cùng với các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

2 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

2 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

2 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

2 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

2 giờ trước