Quý 1/2022, Thép Tiến Lên (TLH) lãi ròng 86,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 28%
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nhà đầu tư BĐS đang có hiện tượng "no hàng", không còn nhu cầu mua tiếpMua đất trong "đỉnh sốt", nào ngờ chôn vốn hơn năm, nhà đầu tư "tiến không được, lùi cũng không xong"Nhận diện 4 kiểu doanh nghiệp nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi "xuống tiền" mua cổ phiếuTheo Nhịp sống kinh tế, Công ty cổ phần Thép Tiến Lên (TLH) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với mức doanh thu tăng đến 83% so với cùng kỳ đạt 1.796 tỷ đồng. Tuy nhiên, gián vốn thậm chí còn tăng gấp đôi đã khiến cho lợi nhuận gộp giảm 19% xuống còn 140 tỷ đồng. Và sau khi đã trừ đi tất cả chi phí thì Thép Tiến Lên lãi ròng 86,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 28%.
Lợi nhuận giảm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Thép Tiến Lên cũng không có sự cải thiện khi tiếp tục âm nặng hơn 290 tỷ đồng. Và để bù đắp sự thiếu hụt thì doanh nghiệp thép này đã vay nợ thêm gần 380 tỷ đồng tương đương với 26%. Theo đó, số dư nợ nay đến thời điểm cuối quý 1/2022 ở mức 1.855 tỷ đồng, chiếm gần 43% tổng tài sản.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 dự kiến tổ chức vào ngày 23/4, Thép Tiến Lê sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 5.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng lần lượt tăng 18,4% và giảm 34,2% so với thực hiện năm 2021. Với kết quả đạt được trong quý đầu tiên, Thép Tiến Lên đã thực hiện gần 29% mục tiêu về lợi nhuận.
Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái đang trong tầm ngắm của giới đầu tư
Thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền lớn. Tuy nhiên, ngoài những thị tường đã quá quen thuộc trong những năm qua, hiện tại một số thị trường miền núi tại khu vực phía Bắc đã bắt đầu tham gia vào bản đồ đầu tư."Ảo tưởng" giá đất tăng, nhà đầu tư "mua dễ bán khó"
Một bất động sản có lời hay không phải dựa trên thời điểm giao dịch thực tế xảy ra. Mặt bằng thị trường liên tục lập mức giá mới cao không đồng nghĩa với việc thực tế mức lợi nhuận sẽ đạt được như thế.Thép Tiến Lên cũng cho biết, hoạt động kinh doanh trong năm 2022 được hưởng lợi từ giá theo tiếp tục neo cao và nhu cầu trong nước hồi phục cùng các gói hỗ trợ từ Chính Phủ. Bên cạnh đó, sự khó lường của nền kinh tế Trung Quốc - nhà sản xuất thép số 1 thế giới chính là yếu tố rủi ro bên cạnh dịch vụ và những căng thẳng địa chính trị.
Đặc biệt, dù lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi nhưng công ty lại muốn tăng vốn gấp đôi thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Theo đó, Thép Tiến Lên sẽ phát hành 102,1 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tương ứng số tiền huy động dự kiến là 1.021 tỷ đồng).
Dự kiến, số tiền mà Thép Tiến Lên huy động được sẽ sử dụng 500 tỷ đồng tài trợ cho dự án Khu dân cư thương mại An Phước tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô 60.000m2, 495 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động và 26 tỷ đồng tài trợ cho dự án xây dựng chi nhánh Đà Nẵng. Theo đó, thời gian dự kiến trong quý 2/20222 sau khi đã được ĐHĐCĐ thông qua. Còn về phương án phân phối lợi nhuận, Thép Tiến Lên dự kiến chia cổ tức năm 2021 và tạm ứng cổ tức trong năm 2022 với tỷ lệ 15% bao gồm 5% tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Cũng theo đó, Công ty dự kiến sẽ chi khoảng 51 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt và sẽ phát hành thêm 10,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu.