meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quảng Nam quy hoạch theo mô hình cấu trúc không gian ‘hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển’

Thứ bảy, 20/01/2024-13:01
Đáng chú ý, Quảng Nam sẽ sáp nhập huyện Núi Thành cùng với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I.

Theo Tạp Chí Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định 72/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; sở hữu mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân trong giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. Đối với cơ cấu kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9 - 9,5% còn khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 37,5 - 37,8%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36 - 37,0%; thuế trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 16,2 - 17,0%. Bên cạnh đó, GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD.


Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; sở hữu mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Ảnh minh họa
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; sở hữu mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Ảnh minh họa

Đối với kết cấu hạ tầng, Quảng Nam phấn đấu đầu tư Cảng hàng không Chu Lai đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F; cảng biển quảng Nam đạt tiêu chuẩn loại I có thể tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT. Phấn đấu hoàn thành 100% các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ và các trục giao thông quan trọng kết nối các khu chức năng, các vùng sản xuất tập trung được nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch; hơn 60% trục đường chính trong các đô thị được đầu tư hoàn chỉnh. Giao thông đường thủy nội địa thông suốt đúng chuẩn tắc luồng, đặc biệt là các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Trường Giang, Cổ Cò, Thu Bồn, Vĩnh Điện.

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam sẽ phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, đậm bản chất văn hóa đặc trưng; trở thành thành phố trực thuộc trung ương và đóng góp lớn cho ngân sách trung ương. Đồng thời, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch quốc tế quan trọng dựa trên cơ sở phát huy tối đa loạt giá trị di sản văn hóa thế giới cùng khu dự trữ sinh quyển thế giới.  

Hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển

Quảng Nam xác định quy hoạch đầu tư và phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”. 

Trong đó, 2 vùng là vùng Đông và vùng Tây. Vùng Đông bao gồm các huyện và thị xã, thành phố đồng bằng ven biển. Đây là vùng động lực của tỉnh với nhiều ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, thương mại, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp; đồng thời tập trung vào những đô thị lớn, trung tâm hành chính và chính trị của tỉnh. Đáng chú ý, phát triển Tam Kỳ trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục và đào tạo; Hội An trở thành đô thị sinh thái, văn hóa và du lịch, giao lưu quốc tế; Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học và đổi mới sáng tạo.

Vùng Tây gồm có các huyện miền núi, đây là vùng bảo vệ sinh thái rừng tự nhiên; phát triển vùng nguyên liệu lâm sản và dược liệu quốc gia; kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi; khai thác thủy điện, khoáng sản; bảo vệ khu vực biên giới. Đô thị Khâm Đức - Phước Sơn và Thạnh Mỹ - Nam Giang phát triển trở thành các đô thị chuyển tiếp, kết nối, giao lưu phát triển giữa khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng với Tây Nguyên cũng như các quốc gia trên hành lang quốc tế Đông - Tây. Ngoài ra, tập trung đầu tư cho những trục quốc lộ liên kết vùng Đông với vùng Tây để tạo động lực phát triển cho vùng Tây.

Theo quy hoạch, 2 cụm động lực của Quảng Nam gồm có: Thứ nhất là cụm Điện Bàn - Hội An - Đại Lộc và thứ 2 là cụm Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh.

Trong đó, cụm Điện Bàn - Hội An - Đại Lộc là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, kết nối với những không gian kinh tế của TP Đà Nẵng; đồng thời hình thành chuỗi đô thị ven sông và ven biển thông qua tuyến đường bộ cùng hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Cổ Cò; phát triển hành lang du lịch dựa trên tuyến giao thông đường thủy; nâng cao chất lượng khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc cùng các cụm công nghiệp tại Điện Bàn; điều chỉnh các cụm công nghiệp trên trục quốc lộ 14B huyện Đại Lộc theo hướng kết nối, mở rộng thành các khu công nghiệp với hạ tầng đồng bộ, môi trường đảm bảo; phát triển không gian đô thị Điện Bàn và Hội An gắn kết với đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng, hình thành đô thị nghỉ dưỡng - giải trí ven biển và ven sông Cổ Cò. 

Cụm Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh là cực kết nối các không gian kinh tế của 3 đơn vị hành chính này thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục - đào tạo, đô thị thông minh, trong đó sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I.  


Quảng Nam xác định quy hoạch đầu tư và phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”. Ảnh minh họa
Quảng Nam xác định quy hoạch đầu tư và phát triển theo mô hình cấu trúc không gian “hai vùng, hai cụm động lực, ba hành lang phát triển”. Ảnh minh họa

Ba hành lang phát triển trong quy hoạch tỉnh Quảng Nam gồm: 

Hành lang động lực kinh tế ven biển từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến ven biển: Chú trọng tập trung vào những không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và chuỗi đô thị sông, biển gắn với cảng biển và Cảng hàng không Chu Lai. 

Hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường HCM thuộc không gian phía Tây của tỉnh: Chú trọng tập trung công nghiệp thủy điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Hành lang dọc quốc lộ 14B và quốc lộ 14E nối lên quốc lộ 14D đến Cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Là trục giao lưu với vùng kinh tế Tây Nguyên và Nam Lào - Bắc Campuchia. 

Đầu tư mở rộng đô thị ở những trung tâm hành chính cấp huyện

Đối với phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Quảng Nam phấn đấu phát triển các đô thị xanh và đô thị sinh thái gắn với cảnh quan và môi trường tự nhiên, sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, thông minh; quy hoạch và đầu tư xây dựng các thiết chế công cộng quan trọng như quảng trường, công viên cây xanh, công viên chuyên đề; các khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao dành cho các lứa tuổi. 

Gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị với thúc đẩy liên kết phát triển vùng; nâng cao chất lượng đô thị hóa; phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, giàu bản sắc, trở thành động lực và không gian phát triển mới. Kế hoạch đến năm 2025 nâng cấp 2 đô thị Nam Phước và Hà Lam lên đô thị loại IV, đồng thời hình thành 4 đô thị mới là Duy Nghĩa - Duy Hải, Bình Minh, Đại Hiệp, Tam Dân; phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 37%. Đến năm 2030, mục tiêu nâng cấp Hội An lên đô thị loại II và Điện Bàn lên đô thị loại III, Ái Nghĩa lên đô thị loại IV; hình thành 2 đô thị mới là Việt An và Kiểm Lâm; nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%.

Trọng tâm quy hoạch là phát triển kinh tế biển

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm cũng như khâu đột phá phát triển của Quảng Nam là hoàn thiện hệ thống hạ tầng.

Cụ thể, Quảng Nam trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng như hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ; lấy phát triển bền vững kinh tế biển làm trọng tâm, xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung - Tây Nguyên; nâng cao chất lượng đô thị hóa tại các đô thị hiện hữu lẫn đô thị mới, giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An trên cơ sở phát triển không gian đô thị vùng Đông thị xã Điện Bàn và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình…


Chú trọng tập trung vào những không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và chuỗi đô thị sông, biển gắn với cảng biển và Cảng hàng không Chu Lai. Ảnh minh họa
Chú trọng tập trung vào những không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và chuỗi đô thị sông, biển gắn với cảng biển và Cảng hàng không Chu Lai. Ảnh minh họa

Với ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, quy hoạch Quảng Nam trong thời gian tới sẽ chú trọng cho việc phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại và giữ vai trò chủ đạo; hình thành trung tâm logistics cũng như vận tải đa phương thức; phát triển Cảng hàng không quốc tế Chu Lai cùng hệ thống Cảng biển Quảng Nam gắn liền với những khu phi thuế quan, khu công nghiệp; xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang phục vụ hàng hóa từ Thái Lan, Lào vào Việt Nam và ngược lại. 

Nâng cao chất lượng thương mại và dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi; đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia sản xuất tại Quảng Nam và đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao. Khai thác không gian thiên nhiên - văn hóa Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các Di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm,...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

3 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

3 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

3 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

3 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

3 giờ trước