meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần tập trung vào 2 thành phố trực thuộc, 3 tuyến hành lang kinh tế

Thứ sáu, 27/10/2023-21:10
Theo đó, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” cần phải tập trung vào 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, 3 tuyến hành lang kinh tế cùng 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển.

Nhịp Sống Thị Trường dẫn lại thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ trang TP Hà Nội cho biết, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg đã xác định, những trục không gian với chức năng nổi trội như sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm thành phố Hà Nội, ngoài ra còn có trục không gian kinh tế Mỹ Đình - Hương Sơn - Ba Vì. 

Bên cạnh đó là trục không gian văn hóa truyền thống Hồ Tây - Ba Vì cùng mối liên kết văn hóa Thăng Long - xứ Đoài; trục không gian cảnh quan Hà Đông - Chương Mỹ - Xuân Mai; trục không gian khoa học kết nối đô thị trung tâm với Hòa Lạc và cuối cùng là trục không gian tâm linh Hồ Tây - Cổ Loa.


Quan trọng nhất là việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính quan trọng, đảm bảo để Hà Nội phát triển hài hòa và bền vững, phát triển văn minh hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống. Ảnh minh họa
Quan trọng nhất là việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính quan trọng, đảm bảo để Hà Nội phát triển hài hòa và bền vững, phát triển văn minh hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống. Ảnh minh họa

Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thành phố Hà Nội đã bám sát 3 Nghị quyết lớn được ban hành trong năm 2022 nhằm xây dựng những định hướng lớn về phát triển không gian và hạ tầng khung cho Thủ đô trong giai đoạn tới. Đáng chú ý, quan trọng nhất là việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính quan trọng, đảm bảo để Hà Nội phát triển hài hòa và bền vững, phát triển văn minh hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống.

Theo đó, những trục được định hướng nghiên cứu trong quy hoạch chung là trục sông Hồng - trục xanh, cảnh quan trung tâm; trục Hồ Tây – Ba Vì kết nối trung tâm với vùng văn hóa xứ Đoài; trục Nhật Tân – Nội Bài là trục đô thị thông minh; trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị. Cuối cùng là trục liên kết phía Nam, gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Ngoài ra, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” cần phải tập trung vào 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, 3 tuyến hành lang kinh tế cùng 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển. Mục đích là để phát huy và khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng lợi thế, từ đó tạo nên bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp của Thủ đô. 


“Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” cần phải tập trung vào 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, 3 tuyến hành lang kinh tế cùng 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển. Ảnh minh họa
“Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050” cần phải tập trung vào 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, 3 tuyến hành lang kinh tế cùng 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề quy hoạch này, ông  Lưu Quang Huy - Viện trưởng Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhận định, định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065 trình HĐND thành phố để xem xét thông qua lần này có một số điểm mới so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011 (quy hoạch 1259).

Cụ thể, quy hoạch cũ bao gồm 3 trục không gian là trục không gian sông Hồng, Hồ Tây - Ba Vì và Hồ Tây - Cổ Loa. Lần này, tờ trình mới đã bổ sung thêm 2 trục là Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp lên sân bay Nội Bài) và trục phía Nam nối trung tâm Hà Nội. Thời điểm hiện tại, trục Nhật Tân - Nội Bài đã hình thành, tuy nhiên không gian hai bên đường chưa phát triển nhiều. Trong thời gian tới, các đô thị thông minh và các công trình lớn sẽ xuất hiện, điển hình như Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia và không gian xanh.

Đáng chú ý, trục không gian phía Nam thành phố Hà Nội khi được hình thành trong tương lai sẽ gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; đồng thời có vai trò kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư gắn với di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Cũng theo Viện trưởng Viện trưởng Quy hoạch xây dựng Hà Nội, quy hoạch 1259 cũng xác định Hà Nội được hình thành bởi chùm đô thị bao gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, 3 thị trấn sinh thái cùng với các thị trấn. Xét về cơ bản, quy hoạch lần này vẫn giữ nguyên mô hình nhưng điều chỉnh để hình thành hai thành phố trực thuộc Thủ đô ở phía Bắc và phía Tây.


Với trục không gian sông Hồng thì trục xanh và cảnh quan trung tâm sẽ là sông Hồng, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông giống như thời điểm hiện tại. Ảnh minh họa
Với trục không gian sông Hồng thì trục xanh và cảnh quan trung tâm sẽ là sông Hồng, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông giống như thời điểm hiện tại. Ảnh minh họa

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết thêm, trong số 5 trục không gian cảnh quan chính được định hướng nghiên cứu, trục sông Hồng là trục được ưu tiên và được quan tâm đặc biệt. Nguyên nhân bởi, đây sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.

Cụ thể, với trục không gian sông Hồng thì trục xanh và cảnh quan trung tâm sẽ là sông Hồng, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông giống như thời điểm hiện tại. Từ trước đến nay, Thủ đô Hà Nội vẫn là thành phố gắn liền với các dòng sông và con sông lớn nhất chính là sông Hồng.

Theo đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội - đơn vị lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đồ án đã đặt nền móng phát triển thành phố. Hà Nội theo hướng “nhìn sông, tựa núi” thay vì hướng “quay lưng” vào dòng sông như hiện tại. Ngoài ra, quy hoạch mới cũng sẽ chú trọng vào việc tiếp nối những giá trị văn hóa, nghệ thuật trong lịch sử hình thành cũng như phát triển đô thị Việt Nam, đó là gắn môi trường sống của con người với cảnh quan thiên nhiên.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

4 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

4 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước