meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phát hiện nhiều trường hợp mua nhà ở xã hội rồi đập thông, cho thuê sai quy định

Thứ hai, 28/02/2022-11:02

Tại Hà Nội, cơ quan chức năng sau khi kiểm tra tình trạng sử dụng nhà ở xã hội đã phát hiện rất nhiều trường hợp chủ căn hộ đập thông mở rộng diện tích, cho thuê, sang nhượng trái quy định hoặc bỏ không lãng phí. Vấn đề này tạo nên sự bức xúc trong dư luận khi “kẻ ăn không hết người lần không ra”. 

Hàng trăm trường hợp sai phạm trong sử dụng nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 23 dự án nhà ở xã hội với số lượng 16.659 căn hộ được cấp phép phê duyệt bán, cho thuê tương đương diện tích sàn nhà ở là 1,2 triệu mét vuông. Tuy nhiên thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra việc sử dụng nhà ở xã hội Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện Hà Nội đã phát hiện và xử lý khá nhiều trường hợp đối tượng mua nhà xã hội nhưng sử dụng không đúng mục đích. Đơn cử, sai phạm đập thông căn hộ nhằm mở rộng diện tích tại dự án Tổ hợp văn phòng, dịch vụ và nhà ở xã hội tại địa chỉ 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. 


Ảnh: Rất nhiều trường hợp vi phạm trong sử dụng nhà ở xã hội được phát hiện
Ảnh: Rất nhiều trường hợp vi phạm trong sử dụng nhà ở xã hội được phát hiện

Ngoài ra cơ quan chức năng cũng phát hiệu một số trường hợp người mua nhà ở xã hội cho thuê lại căn hộ, cho ở nhờ hoặc bỏ trống không sử dụng. Đơn cử, dự án nằm tại địa chỉ ngõ 622 phố Minh Khai có đến 57 căn hộ bỏ không; khu nhà ở xã hội CC-1 tại đô thị Quốc Oai xảy ra 65 trường hợp; dự án nhà ở dành cho đối tượng người lao động thu nhập thấp có đến 158 trường hợp sai phạm; khu nhà Ecohome 1 có 200 trường hợp bỏ trống nhà và cho thuê nhà…

Nguyên nhân xảy ra các vi phạm nói trên là do chủ đầu tư, cơ quan quản lý tại các quận huyện, các đơn vị liên quan chưa giám sát hiệu quả việc sử dụng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, xử phạt hành chính khi phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở chung cư theo quy định. 

Tăng cường quản lý, giám sát trong sử dụng nhà ở xã hội

UBND TP Hà Nội đã xác định 5 giải pháp nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng cường giám sát, xét duyệt các đối tượng mua, thuê và thuê mua căn hộ nhà ở xã hội. 

Bên cạnh đó, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã cần tăng cường phối hợp cùng Sở Xây dựng nhằm kiểm tra, rà soát các đối tượng nằm trong danh sách được giải quyết thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã đội. Qua đó cơ quan chức năng cần xác định chính xác đối tượng phù hợp quy định hỗ trợ về nhà ở xã hội. 

Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn có dự án nhà ở xã hội trên địa bàn và các chủ đầu tư nhà ở xã hội cần phối hợp, tăng cường giám sát việc sử dụng nhà ở xã hội. Theo đó các đơn vị liên quan cần thực hiện đúng và đầy theo những quy định về giám sát chủ sở hữu sau khi thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội. 

Công an thành phố Hà Nội thực hiện đôn đốc, nhắc nhở, chỉ đạo công an quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn nơi triển khai dự án nhà ở xã hội nghiêm tục quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng nhằm theo dõi các nhân khẩu, hộ khẩu cư trú thực tế. Đồng thời, cán bộ quản lý cần nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi nhân khẩu, hộ gia đình kịp thời xác định các trường hợp bán, chuyển nhượng, sang tên, cho thuê, cho ở nhờ hoặc không sử dụng đúng mục đích. 

Ngoài ra một vấn đề mà thành phố cũng cần tập trung đẩy mạnh là tăng cường quản lý, vận hành, bảo trì, bảo hành nhà ở xã hội theo quy định. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác quản lý chất lượng nhà ở xã hội thông qua kiểm tra quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động tại các công trình đang triển khai xây dựng. 

Chuyên gia cảnh báo rủi ro giao dịch mua bán nhà ở xã hội chưa đến 5 năm

Theo quy định, trong thời gian năm 5 năm đầu tiên, người mua nhà ở xã hội không được phép giao dịch mua bán, chuyển nhượng, sang tên căn hộ. Điều này nhằm đảm bảo nhà ở xã hội sẽ được phục vụ đúng đối tượng người lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, trên thực tế việc rao bán nhà ở xã hội vẫn xảy ra công khai, sôi nổi. 

Đơn cử, khu nhà ở xã hội nằm tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mới bàn giao trong 1 năm và giá ban đầu dành cho người mua là khoảng 14 - 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay các căn hộ của dự án này đã được rao bán trên các trang mua bán bất động sản với giá 25 triệu đồng/m2. Như vậy, bình quân người bán có thể bỏ túi tới 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, người mua sẽ không được sang tên sổ đỏ nhà, mà chỉ nhận được hợp đồng chuyển nhượng từ phía người bán. Sau thời gian 5 năm, giao dịch mua bán mới chính thức được công nhận.


Ảnh: Nhà ở xã hội là mục tiêu của nhiều người 
Ảnh: Nhà ở xã hội là mục tiêu của nhiều người 

Các luật sư cảnh báo giao dịch nhà ở xã hội khi chưa hết thời gian 5 năm đều vô hiệu về pháp lý, điều này khiến người mua phải chịu nhiều rủi ro như mất nhà, mất tiền "oan ức" nếu căn hộ bị thu hồi. Giao dịch chỉ thực hiện tại văn phòng công chứng sẽ không đủ điều kiện pháp lý để chuyển nhượng. Những văn phòng công chứng lách luật, thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội thường là cho thuê hoặc ủy quyền lại. 

Khi các dự án nhà ở xã hội được mở bán tại nội đô, đã có hàng trăm người chen chúc để nộp hồ sơ với mong muốn giành được quyền mua căn hộ. Một số dự án chứng kiến tỷ lệ chọi lên tới 1 chọi 7, 1 chọi 10, thậm chí 1 chọi 12. Nghĩa là cứ có 10 người nộp hồ sơ chỉ có một người được xét duyệt mua nhà. Tuy nhiên, sau đó xảy ra không ít trường hợp mua nhưng không ở mà sử dụng đến bán, cho thuê lại hoặc bỏ không rất lãng phí. 

Hiện tại, giá chung cư ở Hà Nội ở phân khúc tầm trung có giá từ 35-50 triệu đồng/m2. Nhà ở xã hội được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, có giá chỉ bằng một nửa nhà ở thương mại vì thế trở thành dòng sản phẩm được đông đảo khách hàng săn lùng, tìm kiếm. Tuy nhiên, đại diện các cơ quan chức năng và chuyên gia bất động sản lên tiếng cảnh báo, nếu vi phạm quy định, ngoài việc bị thu hồi căn hộ, chủ nhân căn hộ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước quy định pháp luật.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước