Hà Nội đẩy nhanh quá trình cải tạo ký túc xá sinh viên bỏ hoang thành nhà ở xã hội giá rẻ
BÀI LIÊN QUAN
121.000 tỷ đồng tiền thuế đất đã được gia hạnGiá căn hộ chung cư ở Hà Nội lên cao nhất trong 5 nămTP Hồ Chí Minh: Kiến nghị hỗ trợ lãi suất 100 tỷ đồng cho các chủ nhà trọKhu nhà ở sinh viên bỏ hoang nhiều năm lãng phí
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, khu nhà ở cho sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp đã khởi công từ 2009 với số vốn phê duyệt gần 1,5 tỷ đồng. Dự án dự kiến đi vào hoạt động sau 20 tháng nhưng do biến động của giá cả thị trường khiến số vốn bị đội thêm 300 tỷ đồng. Từ đó bị ngưng triển khai cho đến tận thời điểm hiện tại.
Năm 2015, dự án đã đưa vào khai thác được 3 tòa nhà cao tầng và đủ sức phục vụ cho 1000 sinh viên. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm sử dụng, số lượng căn hộ được khai thác chỉ đạt con số 40% do nảy sinh nhiều vấn đề bất cập liên quan đến quy hoạch cũng như yếu tố giao thông.
Trong dự án có 3 tòa nhà sinh viên chưa chuyển vào ở hết, còn tòa A2, A3 chỉ xây xong phần thô nhưng chưa hoàn thiện. Dự án theo đó bị bỏ hoang trong cả chục năm, gây lãng phí tài nguyên đất. Tất cả các phòng của dãy A1 trong khu nhà sinh viên hiện đang bỏ không. Bàn ghế, giường tủ phục vụ cho nhu cầu của sinh viên không được sử dụng bám bụi xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi tầng của tòa nhà A1 sắp xếp từ 20-30 phòng diện tích 45-56 m2.
Cùng với dự án nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, nhiều dự án khác cũng đang bỏ trống trong khi quỹ nhà ở xã hội đang rất thiếu thốn. Vì vậy Bộ Xây Dựng đã thống nhất chuyển đổi quỹ nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội giá rẻ để đảm bảo an sinh xã hội cung cấp nhà ở giá phải chăng cho người dân. Tuy nhiên nhà ở cần phải đảm bảo phục vụ đúng đối tượng bao gồm: người thu nhập thấp, người có công với đất nước, nhân viên công vụ, sinh viên…
Công trình cần phải xem xét lại vấn đề hạ tầng, đủ sức phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Bộ Xây Dựng đề nghị thành phố Hà Nội cần thực hiện thanh quyết toán, hoàn vốn công trình theo đúng quy định pháp luật sau đó thực hiện đấu thầu. Việc chuyển đổi ký túc xá bỏ không sang nhà ở xã hội giá rẻ sẽ tránh được lãng phí nguồn lực đất đai.
Chốt phương án chuyển đổi nhà ở xã hội
UBND TP Hà Nội thông qua kế hoạch chuyển đổi hạng mục A2, A3 của dự án nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở nhà ở xã hội để bán hoặc cho thuê. Cụ thể Hà Nội đã dự kiến cung cấp nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nhà ở xã hội lên tới 283 tỷ đồng.
Trong đó có 11,6 tỷ đồng để xây dựng và quy hoạch lại 5 khu nhà ở xã hội giá rẻ cùng với 2 khu nhà ở công nhân. Ngoài ra chính quyền cũng dành ra 223 tỷ để điều chỉnh và sửa chữa các hạng mục nhà A2, A3 của tòa nhà ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành ở nhà ở xã hội giá rẻ. Đồng thời sửa đổi nhà A4 thành nhà ở cho thuê.
UBND thành phố Hà Nội phối hợp cùng với Sở tài chính để bố trí, phân bổ nguồn vốn phù hợp với kế hoạch cải tổ hạng mục nhà A2, A3. Quá trình cải tạo cần được thực hiện thành nhiều giai đoạn và phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng nắm được.
Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ
Dù chính quyền thành phố Hà Nội đã có chủ chương chuyển đổi mục đích sử dụng của KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đã được thông báo từ năm 2015. Tuy nhiên đến nay đã qua 7 năm nhưng dự án này vẫn chưa được triển khai thành công.
Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội tại Thủ Đô vẫn đang hết sức bức thiết. Người dân vẫn ngày ngày mong chờ những dự án phù hợp với túi tiền. Theo thông tin của sở Xây Dựng thì TP. Hà Nội đã lên kế hoạch kêu gọi đầu tư 62 dự án NOXH giai đoạn 2016-2021.
Tuy nhiên đến hết năm 2021 thì số lượng dự án được hoàn thành chỉ đạt 19 dự án thấp hơn nhiều so với con số dự kiến. Ngoài ra chỉ có khoảng 43 dự án đang trong tiến trình triển khai với diện tích là 3,1 triệu m2 sàn. Thành phố còn thiếu khoảng 2,2 triệu m2 sàn xây dựng để đạt đủ con số dự tính.
Giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ các dự án đầu tư nhà ở xây dựng cho sinh viên điển hình là khu Tứ Hiệp Thanh Trì được triển khai bằng vốn trái phiếu chính phủ. Nếu không được sử dụng khai thác triệt để sẽ là một sự lãng phí tài nguyên đất đai vô cùng lớn. Vì vậy cần phải sớm thay đổi cách thức quản lý, vận hành đồng thời sớm đẩy nhanh công tác chuyển đổi dự án nhà ở chưa khai thác hiệu quả. Điều này sẽ đem lại nguồn lực kinh tế cho Nhà Nước đồng thời đảm bảo chính sách an cư xã hội được thực hiện hiệu quả.
Theo chánh văn phòng hội kiến trúc Việt Nam ông Phạm Thanh Tùng, điều khiến các dự án nhà xã hội, khu đô thị mới chưa thu hút được người dân đến ở trước hết đến từ việc cơ sở hạ tầng không đồng bộ, thiếu thốn. Ngoài ra các dự án chưa được quy hoạch tốt, giao thông không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển khu đô thị theo kế hoạch. Đây là những vấn đề mà Chính quyền và cơ quan chức năng phải tính đến trong quá trình cải tạo nhà ở xã hội.
Việc chuyển đổi nhà ở sinh viên sang nhà ở cho người thu nhập thấp chậm chạp còn do ảnh hưởng từ vướng mắc các quy định pháp luật. Các đơn vị có liên quan chưa thực hiện công tác chuyển đổi một cách nghiêm túc và quyết liệt.
Việc quy hoạch nếu muốn thực hiện hoàn thiện thì trước mắt cần chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chuyển đổi công năng các tòa nhà đã xây xong và từng đi vào hoạt động trước đó. Tiếp đến là hoàn thiện các khu nhà còn đang trong quá trình xây dựng dở dang để đảm bảo đủ phục vụ nơi ở cho người dân.